Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: f6b55fa1-d975-90f0-dd35-dd2111cfbc36.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Ý KIẾN ĐBQH TỈNH QUẢNG NINH: VỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THỜI GIAN QUA

10/05/2018

Bộ Trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Lan – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh về việc Bộ trưởng đã thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian qua như thế nào...

Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Lan – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh

Ngày 06/12/2016, Bộ Trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Lan – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh về việc Bộ trưởng đã thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian qua như thế nào và vai trò của Bộ Công thương trong Ban chỉ đạo 389 của Chính phủ về sản xuất, chế biến và buôn bán hàng giả trong  thời gian qua.

Toàn bộ nội dung câu hỏi chất vấn của Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Lan – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh như sau:

1. Bộ trưởng đã thực hiện trách nhiệm về quản lý nhà nước về quyền lợi người tiêu dùng, xây dựng quy hoạch, kế hoạch... trong thời gian qua như thế nào? Giải pháp cụ thể trong thời gian tới để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, làm tốt trách nhiệm quản lý nhà nước?
2. Thời gian qua tình trạng sản xuất, chế biến và buôn bán hàng giả, hàng nhái, chất lượng kém, độc hại, không rõ nguồn gốc đã xảy ra nhiều nơi làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng và ảnh hưởng tới phát triển kỉnh tế. Số vụ vi phạm pháp luật và người vi phạm lên tới hàng trăm ngàn một năm nhưng xử lý chưa được nhiều... Vai trò của Bộ Công Thương trong Ban Chỉ đạo 389 của Chính phủ thời gian qua? 
 
Bộ Công Thương trả lời Đại biểu về vấn đề này như sau:
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh
1. Về vấn đề thứ nhất:
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 17 tháng 11 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Trong thời gian vừa qua (2011 - 2016), Bộ Công Thương đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật, cơ bản thể hiện ở kết quả thực hiện một số nhóm nội dung chính như sau:
- Chủ trì, phối hợp trong việc xây dựng và ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn để làm cơ sở triển khai thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm 4 Nghị định, 4 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 1 Thông tư của Bộ Công Thương, 1 Thông tư liên tịch giữa Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ, 1 Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
- Chủ trì, phối họp tổ chức gần 150 hoạt động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện hàng chục ngàn hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật và chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng và toàn xã hội.
- Tiếp nhận và giải quyết trên 4.000 yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng; hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương tiếp nhận và giải quyết hàng chục ngàn yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng.
- Tiếp nhận và rà soát gần 2.400 bộ hồ sơ hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, góp phần bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Tiếp nhận và theo dõi trên 70 vụ việc thu hồi sản phẩm khuyết tật, giúp hạn chế những thiệt hại tới người tiêu dùng, ngăn chặn tác động xã hội có tính tiêu cực do việc tiêu dùng, sử dụng những sản phẩm này gây ra.
- Tạo điều kiện để các tổ chức xã hội tham gia hiệu quả hơn vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ Công Thương cũng nhận thấy rằng, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế và tồn tại như: (i) Tổ chức hệ thống cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa thực sự hoàn thiện; (ii) Công tác tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng còn chưa thực sự hiệu quả; (iii) Nguồn lực cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở cả Trung ương và địa phương còn hạn chế; (iv) Hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn gặp nhiều khó khăn...
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực thi các quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung vào triển khai thực hiện theo các nhóm nội dung chính như sau:
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật:
Tổ chức đánh giá, rà soát Luật Bảo vệ người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn thi hành để xây dựng hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật có liên quan cho phù hợp với tình hình thực tiễn, trong đó chú trọng tới các quy định làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ hoạt động của các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Hoàn thiện về tổ chức hệ thống cơ quan quản lý nhà nước:
+ Mở rộng và hoàn thiện bộ máy về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Bộ Công Thương để nâng cao hiệu quả hoạt động về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian tới.
+ Phối hợp với Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các Sở Công Thương và các Sở ngành có liên quan trong việc thống nhất giao chức năng về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các Sở Công Thương cho Phòng Quản lý thương mại hoặc tương đương. Tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, thống nhất giao chức năng về quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho Phòng Kinh tế, Phòng kinh tế hạ tâng hoặc đơn vị tương đương chịu trách nhiệm về công thương.
- Nâng cao năng lực cho các cơ quan thực thi:
Thực hiện các hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các cơ quan nhà nước, các tô chức xã hội, cộng đông doanh nghiệp và các tô chức, cá nhân có liên quan khác.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến:
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, tư vấn, giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức cho xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đa dạng hóa hình thức và phương pháp tuyên truyền phổ biến đê phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau. Nâng cao hiệu quả công tác tư vân, hô trợ người tiêu dùng.
+ Hàng năm, chủ trì xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam trên toàn quốc.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện, xử lý vi phạm:
Thường xuyên, chủ động và chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các hoạt động giám sát thị trường, thanh tra, kiểm tra và nhanh chóng, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng. Kết hợp xử lý vi phạm và tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao hiệu quả, ảnh hưởng của hoạt động thanh tra, kiểm tra.
- Hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động cho các tổ chức xã hội:
Phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc chỉ đạo, hướng dẫn các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên toàn quốc cùng tham gia vào quá trình xây dựng, đề xuất và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ nhà nước giao, qua đó nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các tổ chức này.
- Tập trung triển khai có hiệu quả Quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016 - 2020.
2. Về vấn đề thứ hai:
Đổi với công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đây là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài của nhiều Bộ, ngành, nhiều lực lượng chức năng trong đó có Bộ Công Thương. Trong thời gian qua, công tác này đã được Chính phủ đặc biệt quan tâm, thể hiện qua việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia), giao Bộ Tài chính là Cơ quan thường trực làm nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành chung công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên cả nước; Bộ Công Thương và các Bộ ngành là thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Đồng thời, ngàỵ 06 tháng 5 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định sổ 19/2016/QĐ-TTg phân công trách nhiệm cụ thể của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, theo đó:
- Tại biên giới, trên biển: Lực lượng Hải quan, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển có trách nhiệm kiểm tra, ngăn chặn hàng hóa nhập lậu vào thị trường nội địa.
- Trong thị trường nội địa: Các Bộ, ngành phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo các lực lượng Công an, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vi phạm an toàn thực phẩm trên thị trường.
- Trách nhiệm của chính quyền địa phương: Chỉ đạo các lực lượng chức năng tại địa phương thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuât, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn trong việc châp hành pháp luật; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả trên địa bàn; tổ chức bộ máy, trang bị phương tiện, điều kiện làm việc của Quản lý thị trường và Thanh tra chuyên ngành địa phương để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
- Trách nhiệm của Bộ Công Thương: Phối hợp với cơ quan chức năng các cấp thực thi công tác quản lý thị trường trong thị trường nội địa, hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.
Trong thời gian qua, với vai trò là thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương đã nghiêm túc quán triệt, thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Theo đó, việc triển khai thực hiện được xác định theo hướng vừa theo diện rộng, vừa có trọng tâm, trọng điêm về lĩnh vực/mặt hàng, về địa bàn, về các thời điểm cao điểm trong năm... Điều này được thể hiện qua các chương trình, kế hoạch và văn bản chỉ đạo thống nhất của Bộ Công Thương đối với lực lượng quản lý thị trường cả nước. Trong đó, có thể nêu ví dụ từ năm 2015 đến nay, Bộ Công Thương đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành chủ yếu trong lĩnh vực này như sau:
- Kế hoạch số 6515/KH-BCT ngày 30 tháng 6 năm 2015 về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới (thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ);
- Kế hoạch số 2232/KH-BCT ngày 06 tháng 3 năm 2015 triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2015 của ngành Công Thương về công tác Quản lý thị trường, chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại (thực hiện Kế hoạch số 02/KH-BCĐ389 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia);
- Kế hoạch số 12571/KH-BCĐ389 ngày 08 tháng 12 năm 2015 về cao điểm đấu ừanh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 (thực hiện Kế hoạch số 218/KH-BCĐ389 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia);
- Kế hoạch số 1630/KH-BCT ngày 26 tháng 02 năm 2016 về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016 (thực hiện Kế hoạch so 03/KH-BCĐ389 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia);
- Kế hoạch số 1635/KH-BCĐ389 ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Bp Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương về tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm (thực hiện Kế hoạch số 01/KH-BCĐ389 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia);
- Kế hoạch của Bộ Công Thương (ban hành kèm theo Quyết định số 2650/QĐ-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2016) thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
- Quyết định số 3835/QĐ-BCT ngày 23 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về Kế hoạch tăng cường công tác quản lý phân bón vô cơ năm 2016 - 2017;
- Kế hoạch số 11219/KH-BCĐ389 ngày 23 tháng 11 năm 2016 của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương về cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Đinh Dậu 2017(thực hiện Kế hoạch số 358/KH-BCĐ389 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia).
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm góp phần hạn chế, đẩy lùi hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm an toàn thực phẩm:
- Năm 2015, lực lượng Quản lý thị trường cả nước kiểm tra, phát hiện, xử lý 103.746 vụ vi phạm (tăng 10.468 vụ, tăng 11,2% so với năm 2014); với tổng số thu nộp ngân sách 459,8 tỷ đồng (tăng 63,5 tỷ đồng, tăng 16 % so với năm 2014); giá trị hàng tịch thu chưa bán 133,8 tỷ đồng (tăng 44,5 tỷ đồng, tăng 49,8 % so với năm 2014); ước trị giá hàng tiêu hủy 114,7 tỷ đồng (tăng 42,8 tỷ đồng, tăng 59,5 % so với năm 2014).
- 10 tháng năm 2016, lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra trên 145.000 vụ; phát hiện, xử lý gần 88.000 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước trên 523 tỷ đồng. Trong đó, một số lĩnh vực, mặt hàng đạt được kết quả cao như:
+ Thuốc lá ngoại nhập lậu, phát hiện, xử lý 5.355 vụ, đạt 140% so với cùng kỳ; tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 28.7 tỷ đồng, đạt 186% so với cùng kỳ; tịch thu 1.053.551 bao thuốc lá các loại, thu giữ 34 xe ô tô, 725 xe máy, 34 phương tiện khác; chuyển cho cơ quan điều tra 113 vụ...;
+ Về an toàn thực phẩm, kiểm tra, xử lý 13.893 vụ việc vi phạm (tăng 211,9% so với năm 2015), xử phạt vi phạm hành chính 29,6 tỷ đồng (tăng 41,52% so với năm 2015), trị giá tang vật thu giữ 20,4 tỷ đồng;
+ Mặt hàng phân bón, phát hiện, xử lý 1.522 vụ vi phạm (tăng 73% so với cùng kỳ năm 2015), xử phạt vi phạm hành chính 61,42 tỷ đồng; Mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm tra, xử lý 515 vụ vi phạm, xử phạt hành chính trên 1,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng, tình trạng buôn bán hàng nhập lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên thị trường nội địa vẫn còn diễn biến phức tạp, công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của lực lượng quản lý thị trường chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương xác định sẽ tập trung nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi nhiệm vụ này trong toàn bộ lực lượng quản lý thị trường trên cơ sở triển khai thực hiện tốt Pháp lệnh Quản lý thị trường. Đồng thời, Bộ cũng sẽ có đề xuất với Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia để có các giải pháp huy động, tạo sự phối hợp, tham gia tích cực, hiệu quả hơn nữa của các cấp, các ngành, chính quyền, lực lượng chức năng các địa phương cũng như của người dân trong xã hội để nâng cao được hiệu quả và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn đối với công tác này.
Toàn bộ văn bản trả lời chất vấn xin xem tại file đính kèm./.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội

Các bài viết khác