Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 92ae5fa1-f983-90f0-dd35-d96f6be8e466.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Ý KIẾN ĐBQH TỈNH QUẢNG NAM: VỀ VIỆC PHẢN ÁNH CÁC VỤ VI PHẠM VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN TRUYỀN HÌNH

27/04/2018

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã có văn bản trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam về việc phản ánh các vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm trên truyền hình và việc đặt các trạm BTS phát sóng di động đặt ngay trong khu dân cư có ảnh hưởng đến sức khỏe người dân hay không.

Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam

Ngày 08/12/2017, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã có văn bản trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam về việc phản ánh các vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm trên truyền hình và việc đặt các trạm BTS phát sóng di động đặt ngay trong khu dân cư có ảnh hưởng đến sức khỏe người dân hay không.

Nội dung chất vấn của Đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV như sau:

1. Thời gian qua nhiều vụ việc vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng đã được các cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ với tang vật, chứng cứ rõ ràng. Tuy nhiên, việc đưa tin bài phản ánh các vụ việc trên phương tiện truyền hình hầu hết không công khai hình ảnh người vi phạm (hình ảnh khuôn mặt người vi phạm bị che mờ...) đã làm giảm tác dụng răn đe, giáo dục phòng ngừa chung đối với những hành vi nguy hại lớn cho xã hội này, gây hoài nghi trong nhân dân.

Với trách nhiệm quản lý nhà nước trên lĩnh vực này. Đề nghị Bộ trưởng cho biết tại sao đã vi phạm pháp luật, đưa lên truyền hình để nhân dân biết, cảnh giác, phòng ngừa mà lại che mờ gương mặt người vi phạm?. Quan điểm và chỉ đạo của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào trong thời gian tới?.

2. Cử tri cả nước nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng rất băn khoăn về việc các trạm BTS phát sóng di động đặt ngay trong khu dân cư có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người hay không?. Đề nghị Bộ trưởng giải thích rõ để người dân được yên lòng?

Về vấn đề Đại biểu quan tâm, Bộ TTTT trả lời như sau:

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn

Câu 1.

Những hành vi vi phạm pháp luật cần phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; đồng thời cần được thông tin, phản ánh trên phương tiện truyền thông trong đó có truyền hình để răn đe, giáo dục phòng ngừa.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật (Luật Dân sự, Luật Báo chí,... và các văn bản hướng dẫn) khi vụ án đó vẫn đang trong quá trình điều tra, chưa có kết luận của cơ quan có thâm quyền về đối tượng vi phạm... thì khi đưa tin bài phản ánh các vụ việc trên phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan báo chí sẽ tùy thuộc vào tính chất, mức độ của vụ việc và các quy phạm pháp luật có liên quan để quyết định việc đăng, hoặc không đăng công khai danh tính, làm mờ hoặc không làm mờ hình ảnh khuôn mặt người vi phạm..

Câu 2.

  1. Sóng điện từ từ các trạm thu phát di động có gây hại cho sức khỏe hay không?

Trong hơn 2 thập kỷ qua, hệ thống thông tin di động đã phát triển nhanh chóng, đến nay đã có hơn 7 tỷ thuê bao trên toàn thế giới. Sự phát triển này kéo theo hệ thống các trạm phát sóng di động được phát triển với mật độ ngày càng dày đặc, đặc biệt là ở các thành phố lớn, khu đông dân cư. Điều này khiến cho người dân, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác lo ngại về vấn đề ảnh hưởng của các trạm phát sóng di động tới sức khỏe của cư dân sống gần đó.

Chính vì vậy, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa sóng điện từ, đặc biệt là sóng của các trạm thu phát thông tin di động ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Việc đánh giá mức độ an toàn từ các trạm phát sóng di động được các tổ chức trên thế giới nghiên cứu dựa vào các tiêu chuẩn về phơi nhiễm điện từ.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các nước áp dụng tiêu chuẩn theo tài liệu ICNRP Guide năm 1998.

Tại Việt Nam, ngay từ năm 2005, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành tiêu chuẩn quy định về mức giới hạn phơi nhiễm trường điện từ, mã hiệu TCVN 3718-1:2005. Tiêu chuẩn này được lựa chọn xây dựng trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và có quy định về mức phơi nhiễm là khắt khe hơn so với nhiều nước trên thế giới. Cụ thể, đối với trạm phát sóng quy định của Việt Nam là 2w/m2, khắt khe hơn từ 2 đến 5 lần so với giới hạn mà WHO khuyến cáo, cũng như giới hạn mà các nước như Mỹ, Canada áp dụng là từ 4,6-10 w/m2.

Theo thống kê của Hiệp hội di động GSMA tháng 11/2016 thì mức giới hạn này khăt khe hon so với 136 nước khác trên thế giới áp dụng khuyến cáo của WHO hoặc thấp hơn mức khuyến cáo của WHO.

Ngay từ năm 2006, Bộ TTTT đã quyết định bắt buộc các doanh nghiệp di động áp dụng mức giới hạn này cho các trạm phát sóng trước khi đưa vào sử dụng.

Vì vậy, các trạm thu phát sóng di động đều được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và đáp ứng giới hạn về phơi nhiễm điện từ nên đảm bảo an toàn cho cư dân.

Trạm BTS phát sóng di động

  1. Công tác quản lý nhà nước của Bộ TTTT.

Để hoàn thiện hành lang pháp lý, Bộ TTTT đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 08:2010/BTTTT, trong đó xác định rõ giới hạn an toàn (theo Tiêu chuẩn TCVN3718-1:2005). Năm 2011, Bộ TTTT tiếp tục ban hành 03 Thông tư số 16, 17 và 18/2011/TT-BTTTT quy định bắt buộc kiểm định an toàn bức xạ trong đó có trạm phát sóng di động. Chỉ có BTS đáp ứng các tiêu chuẩn về kiểm định mới được đưa vào sử dụng. Năm 2017, Bộ tiếp tục ban hành Thông tư số 12/2017/TT-BTTTT sửa đổi phạm vi kiểm định đối với các trạm phát sóng di động.

Về công tác kiểm định, từ năm 2006 đến nay Bộ TTTT đã thực hiện kiểm định cho hơn 80.000 trạm trên cả nước. Trong đó, tỷ lệ đạt yêu cầu kiểm định là 99%. Còn 1% các trạm chưa đáp ứng tiêu chuẩn đã được yêu cầu khắc phục bảo đảm đúng tiêu chuẩn mới được đưa vào sử dụng.

Các trạm phát sóng di động đã được kiểm định về an toàn bức xạ điện từ được công khai trên cổng thông tin điện tử của Cục Viễn thông - Bộ TTTT. Người dân có thể tra cứu, để nắm bắt.

Ngoài việc kiểm định định kỳ, Bộ TTTT cũng thực hiện kiểm định bất thường khi một trạm vô tuyến có thay đổi và vượt quá giới hạn an toàn cho phép. Các Sở TTTT có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, kiểm tra, thanh tra về việc thực hiện các quy định về an toàn bức xạ tại địa phương. Các cơ quan liên quan của Bộ cũng tổ chức kiểm tra, thanh tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện các quy định này.

Như vậy, có thể nói, các trạm thu phát thông tin di động hoạt động trong mức giới hạn về phơi nhiễm điện từ cho phép thì người dân có thể yên tâm là an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bộ TTTT cũng đang và tiếp tục đấy mạnh công tác quản lý an toàn bức xạ điện từ trong thời gian tới. Bộ cũng sẽ tiếp tục theo dõi, cập nhật các kết quả nghiên cứu mới nhất trên thế giới về vấn đề an toàn bức xạ điện từ để có các điều chỉnh kịp thời chính sách quản lý an toàn bức xạ điện từ tương ứng đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân.

Toàn bộ nội dung văn bản trả lời chất vấn xin xem tại file đính kèm./.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội

File đính kèm