Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: aea85fa1-5990-90f0-dd35-df97774bd9fb.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Ý KIẾN ĐBQH TỈNH PHÚ YÊN: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN NHÓM LỢI ÍCH TRONG HỆ THỐNG CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG

27/04/2018

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã có văn bản trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên, về các biện pháp nhằm ngăn chặn nhóm lợi ích trong hệ thống cơ quan truyền thông, các giải pháp bảo vệ người làm báo chân chính, cũng như trách nhiệm của Bộ trong việc cấp phép, quản lý hoạt động của các báo điện tử, chính sách hỗ trợ cho các Đài Phát thanh truyền hình địa phương và có nên hay không việc cổ phần hóa báo chí, nhà xuất bản.

Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên

Ngày 08/12/2017, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã có văn bản trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên về các biện pháp nhằm ngăn chặn nhóm lợi ích trong hệ thống cơ quan truyền thông, các giải pháp bảo vệ người làm báo chân chính, cũng như trách nhiệm của Bộ trong việc cấp phép, quản lý hoạt động của các báo điện tử, chính sách hỗ trợ cho các Đài Phát thanh truyền hình địa phương và có nên hay không việc cổ phần hóa báo chí, nhà xuất bản.

Nội dung chất vấn của Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV như sau:

Với tinh thần của một Chính phủ công khai, minh bạch, trong khi Thủ tướng và các Phó Thủ tướng thực hiện rất tốt trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì một số Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị lại không thực hiện nghiêm túc.

Một số thông tin không thuộc bí mật nhà nước nhưng báo chí rất khó khăn khi tiếp cận. Có hiện tượng nhắn tin, gọi điện can thiệp để gỡ bài dù bài viết đó phản ánh tiêu cực không sai; rồi phóng viên, nhà báo bị cản trở, hành hung khi tác nghiệp.

Tôi và cử tri rất mong Bộ trưởng nêu quan điểm và trách nhiệm của mình về vấn đề này:

  1. Những hiện tượng nêu trên có được xem là xuất hiện nhóm lợi ích trong chính hệ thống cơ quan thông tin, truyền thông hay không, nơi cũng có chức năng đấu tranh với tiêu cực xã hội, lợi ích nhóm? Các biện pháp của Bộ trưởng nhằm ngăn chặn vấn đề này?.
  2. Bộ trưởng và Bộ Thông tin Truyền thông đã có những động thái nào để bảo vệ người làm báo chân chính, các cơ quan báo chí do Bộ quản lý?. Bộ tham mưu gì cho Chính phủ xử lý các cơ quan, đơn vị vi phạm chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin?.
  3. Bộ là cơ quan cấp phép, quản lý, chấn chỉnh hoạt động đối với các cơ quan báo chí, báo điện tử. Nhưng Bộ trưởng vẫn nhận định các cơ quan báo chí thực hiện rất tốt chức năng của mình nhưng sai phạm cũng rất nhiều. Vậy đâu là kết quả trọng tâm?. Trách nhiệm của Bộ trong việc cấp phép tràn lan và xử lý sai phạm trong cấp phép đến đâu?.
  4. Chủ trương xã hội hóa chương trình phát thanh - truyền hình là một chủ trương rất đúng đắn của Chính phủ. Tuy nhiên với các địa phương có khó khăn thì Bộ có những chính sách hỗ trợ gì cho các Đài ở địa phương nâng cao chất lượng nhằm phục vụ tốt nhu cầu đa dạng của người dân?.
  5. Quan điểm của Bộ trưởng về việc có nên cổ phần hóa báo chí, nhà xuất bản có vốn nhà nựớc đế giảm áp lực chi ngân sách kiểu bao tiêu với các tờ báo, nhà xuất bản nhà nước được không?

Về vấn đề Đại biểu quan tâm, Bộ TTTT xin được trả lời như sau:

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn

Luật Báo chí năm 2016 khẳng định quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí. Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp.

Khoản 2 Điều 38 Luật Báo chí quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyển có quyền từ chối cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp sau đây:

  1. Thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
  2. Thông tin về vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, trừ trường hợp cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan điều tra cần thông tin trên báo chí những vấn đề có lợi cho hoạt động điều tra và công tác phòng chống tội phạm;
  3. Thông tin về vụ việc đang trong quá trình thanh tra chưa có kết luận; vụ việc đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, tô cáo; những vấn đề tranh châp, mâu thuẫn giữa các cơ quan nhà nước đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức của người có thấm quyền mà theo quy định của pháp luật chưa được phép công bố;
  4. Những văn bản chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo mà theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyên cho phép công bố”.

Nhiều năm qua, Chính phủ rất nồ lực chỉ đạo thực hiện minh bạch thông tin tới người dân thông qua báo chí. Mới đây nhất, Bộ TTTT đã soạn thảo và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước.

Mặt khác, Luật Báo chí năm 2016 cũng quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan báo chí. Một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Luật Báo chí là: “Thông tin trung thực vê tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân”.

Trong một số trường hợp, thông tin đăng tải trên báo chí cần được định hướng nhằm phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân. Chẳng hạn như: Có thời điểm, báo chí thông tin liên tiếp, miêu tả tỉ mỉ về các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em, bạo hành trẻ em đã bị một số tổ chức bên ngoài lợi dụng kích động, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam; báo chí phản ánh về hoạt động liên quan đến ngân hàng, tiền tệ nhưng không đầy đủ, rõ ràng dễ tác động tâm lý người gửi tiền, làm ảnh hưởng thị trường tài chính, tiền tệ; một số bài viết có thông tin nhạy cảm chính trị...

Các cơ quan báo chí sau khi đăng tải thông tin, nếu phát hiện sai sót, sai phạm về nội dung thông tin, chủ động chỉnh sửa, gỡ bỏ bài viết và thực hiện cải chính, xin lỗi theo quy định.

Trong giao ban báo chí vào thứ Ba hằng tuần, Bộ thường xuyên phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam đánh giá hoạt động thông tin báo chí trong Tuần và đề nghị các cơ quan báo chí có hiện tượng chỉnh sửa nội dung thông tin, gỡ bỏ bài viết báo cáo giải trình về lý do thay đổi liên quan nội dung tin, bài.

Chính vì vậy, Bộ TTTT nhận thấy, những hiện tượng như: Khó khăn trong tiếp cận nguồn tin, có tin nhắn, gọi điện gỡ bài... chưa phải là dấu hiệu để khắng định lợi ích nhóm. Tuy nhiên, Bộ cũng sẽ lưu ý theo dõi hiện tượng trên và có giải pháp quản lý chặt chẽ.

Câu 2.

Nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật được pháp luật bảo vệ. Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trỏ’ nhà báo, phóng viên hoạt động nạhề nghiệp đúng pháp luật” là hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 12 Điều 9 Luật Báo chí năm 2016.

Điều 7 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản đã quy định rõ các chế tài xử lý đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí.

Ngoài ra, Bộ TTTT thường xuyên phối hợp với Bộ Công an, Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan liên quan trong việc xử lý và thúc đẩy các cơ quan liên quan của địa phương xử lý những vụ việc cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động tác nghiệp đúng pháp luật.

Câu 3.

Cơ quan, tổ chức thuộc đối tượng được thành lập cơ quan báo chí, phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển và quản lý báo chí, có đủ điều kiện theo quv định của Luật Báo chí, có nhu cầu thành lập cơ quan báo chí, hồ sơ đề nghị cấp phép đầy đủ, đúng theo quy định thì Bộ TTTT phải xem xét cấp phép hoạt động báo chí theo quy định.

Việc cấp giấy phép hoạt động báo chí được Bộ thực hiện theo đúng quy định Luật Báo chí năm 2016, định hướng Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 đã được cấp có thẩm quyền cho ý kiến thông qua. Mặt khác, giấy phép hoạt động báo chí chỉ được cấp sau khi Bộ xem xét, thực hiện trao đôi và có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Ban Tuyên giáo Trung ương đế bảo đảm đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo thống nhất của Đảng.

Trong bối cảnh kỳ thuật công nghệ phát triển vượt bậc hiện nay, hoạt động thông tin báo chí phát triên mạnh mẽ. Thông tin báo chí ngày càng đa dạng, truyền tải nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Do cạnh tranh tốc độ thông tin, một số cơ quan báo chí có thế biên tập không kỹ, thiểu kiêm chứng thông tin dẫn đến sai phạm, bị xử lý. Tuy nhiên, xét về tổng thể, về cơ bản, các cơ quan báo chí thực hiện tốt chức năng của mình, gồm: Thông tin, giáo dục tư tưởng, nâng cao dân trí, giải trí, quản lý xã hội, định hướng dư luận, phản biện, dự báo, giám sát các hoạt động của đời sống xã hội.

Song song với việc theo dõi, xử lý sai phạm của các cơ quan báo chí, Bộ TTTT thường xuyên phối họp với Ban Tuyên giáo Trung ương định hướng, nhắc nhở, chấn chỉnh hoạt động thông tin báo chí bảo đảm đúng chủ trương, đường lối của Đảng và các quy định của pháp luật.

Câu 4.

Chủ trương xã hội hóa của các đài phát thanh, truyền hình nhằm tận dụng nguồn lực xã hội, giảm bớt gánh nặng từ ngân sách nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng chương trình, làm phong phú về nội dung thông tin là rất đúng đắn.

Tuy nhiên, với các địa phương có khó khăn thì Bộ TTTT cũng đã đề xuất những chính sách, có giải pháp hỗ trợ các đài phát thanh, truyền hình địa phương để nâng cao chất lượng nội dung nhằm phục vụ tốt nhu cầu đa dạng của người dân. Cụ thể:

1. Chủ trì tham mưu, trình Quốc hội phê chuẩn Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016. Theo đó, tại Khoản 3 Điều 5 Luật Báo chí quy định: Đặt hàng báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại; phục vụ thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thính, khiếm thị, đồng bào vùng dân tộc thiêu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miên núi, biên giới, hải đảo và các nhiệm vụ trọng yếu phù hợp với từng giai đoạn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2Trong định hướng Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 do Bộ TTTT chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ, đã đưa ra chính sách: Việc xây dựng chính sách phát triển các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ: Nhà nước có cơ chế hỗ trợ, đặt hàng đối với các kênh, chuyên mục, chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền.

3. Bộ TTTT đã phối hợp với nhiều cơ quan, tổ chức trong nước triển khai các lóp đào tạo kỹ năng cho phóng viên, biên tập viên; các lóp bôi dưỡng kiên thức quản lý cho lãnh đạo báo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị cho những người làm báo. Đồng thời, Bộ thường xuyên chỉ đạo định hướng nội dung thông tin nhằm nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình của địa phương.

4. Bên cạnh đó, Bộ TTTT cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố với trách nhiệm là cơ quan chủ quản, đề xuất tăng đầu tư ngân sách nhà nước cho các kênh truyền hình trong nước phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của địa phương.

Câu 5. Về việc có nên cổ phần hóa báo chí

a. Điều 4 Luật Báo chí năm 2016 quy định: “Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đổi với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tố chức chính trị - xã hội, tô chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, to chức xã hội, to chức xã hội - nghê nghiệp; là diễn đàn của Nhản dân”.

Khoản 1 Điều 21 Luật Báo chí quy định: “Cơ quan bảo chỉ hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu. Tạp chí khoa học hoạt động phù hợp với loại hình của cơ quan chủ quản”.

Do vậy, việc cổ phần hóa các cơ quan báo chí là không phù hợp với các quy định nêu trên. Tuy nhiên, để góp phần nâng cao chất lượng nội dung, đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí tăng nguồn thu, Điều 37 Luật Báo chí năm 2016 đã quy định các cơ quan báo chí được phép liên kết trong hoạt động báo chí với cơ quan báo chí khác, pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh phù họp với lĩnh vực liên kết theo quy định của pháp luật. Người đứng đầu cơ quan báo chí chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động liên kết trong lĩnh vực báo chí theo quy định của pháp luật.

b. Về việc có nên cổ phần hóa nhà xuất bản

  • Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản xác định: “Sự nghiệp xuất bản là một lĩnh vực hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
  • Luật Xuất bản năm 2012 quy định: “Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng..Nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu”.
  • Quyết định số 115/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 quy định: “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực xuất bản”.
  • Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg ngày 18/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước quy định Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản.

Căn cứ chỉ đạo của Đảng và quy định pháp luật về xuất bản, hoạt động xuất bản là hoạt động đặc thù thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng và nhà xuất bản thuộc sở hữu 100% của Nhà nước (không có nhà xuất bản thuộc các thành phần kinh tế khác). Vì vậy, nhà xuất bản không thuộc đối tượng thực hiện chuyển đổi cổ phần hóa.

Toàn bộ nội dung văn bản trả lời chất vấn xin xem tại file đính kèm./.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội

File đính kèm