Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: e87c66a1-a94e-90f0-19a0-50cedfab2616.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

QH phải kiểm soát chặt ngân sách dự toán thu - chi phải nghiêm túc và chính xác hơn

03/11/2014

Với cách làm dự toán thu – chi ngân sách như hiện nay, ĐBQH muốn cắt khoản nào, thêm khoản nào là vô cùng khó. Nhưng để thực sự yên tâm bấm nút thông qua dự toán thu – chi được Chính phủ trình hay chưa? - thì với nhiều ĐBQH, câu trả lời là chưa.

Thảo luận về kết quả thực hiện ngân sách năm 2014, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2015, các ĐBQH đề nghị, phải đổi mới quy trình lập dự toán ngân sách; mạnh dạn cắt giảm chi thường xuyên để anh nào muốn sơ kết, tổng kết, hội họp, hội thảo, tham quan, tiếp khách… thì phải ngồi tính nát óc mới làm được chứ không thể dễ như hiện nay. Và, QH phải kiểm soát ngân sách ngay từ khi ban hành các chính sách, pháp luật, tránh tình trạng mỗi luật mới được ban hành lại tăng thêm một khoản chi ngân sách…

ĐBQH Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên): Ký túc xá đầu tư hết 1.082 tỷ đồng nhưng chỉ có 1 sinh viên đến ở - chúng ta đang phải đi vay vốn để phát triển nhưng lại đầu tư lãng phí, không hiệu quả
 
Tôi có 3 vấn đề lo lắng liên quan đến câu chuyện nợ công.

Một là, nợ công hiện nay của chúng ta là bao nhiêu? Nợ công theo Báo cáo của Chính phủ đã báo cáo hết chưa? Theo Báo cáo giám sát của Ủy ban Tài chính, Ngân sách, một số khoản nợ vẫn chưa được tính vào nợ công như: nợ quỹ hoàn thuế, nợ quỹ bảo hiểm xã hội, nợ cấp bù lãi suất cho hai ngân hàng chính sách. Mặt khác, phải quan tâm đến nợ của doanh nghiệp nhà nước. Theo Luật Quản lý nợ công, đây không phải là nợ công, nhưng thực tế, nợ của doanh nghiệp nhà nước có liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước và có liên quan đến an ninh tài chính quốc gia. Chúng ta vẫn nhớ câu chuyện 86.000 tỷ đồng của Vinashin, rõ ràng đây là nợ của doanh nghiệp nhưng Nhà nước vẫn phải có trách nhiệm. Vì vậy, phải đánh giá một cách thực chất và bổ sung đầy đủ những số liệu về nợ công để báo cáo với QH, từ đó, chúng ta mới có thể bàn bạc và có quyết định đúng đắn được.

Hai là, hiệu quả sử dụng nợ công ở mức độ nào? Chúng ta đều thống nhất đánh giá, tiền đi vay về đã đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Không ai phủ nhận điều đó. Nhưng trên thực tế, chúng ta thấy rất lo lắng và xót ruột trước việc sử dụng vốn vay ở nhiều việc, nhiều nơi vẫn còn có tình trạng lãng phí, thất thoát. Cách đây ít lâu VTV có đưa tin một ký túc xá sinh viên ở Đà Lạt đầu tư 1.082 tỷ, đã hoàn thành nhưng chỉ có một sinh viên đến ở. Lý do là trường gần ký túc xá nhất là 5km, đường đến ký túc xá lại vô cùng gập gềnh, khó khăn, cho nên sinh viên không đến ở. Hơn một 1.000 tỷ đồng đầu tư mà chỉ có một sinh viên đến ở - đó là một điển hình của sự lãng phí. Hôm trước, các ĐBQH cũng đã đề cập đến một số công trình ở Hà Nội như: nhà ở xã hội, một số công trình giao thông còn lãng phí. Nếu kể ví dụ chắc cũng còn nhiều. Rõ ràng, chúng ta đang phải đi vay vốn để đầu tư phát triển nhưng lại chưa sử dụng hiệu quả vốn này.

Ba là, tiền đâu để trả nợ? Báo cáo Chính phủ nói, nợ công vẫn ở ngưỡng an toàn. Nhưng sức ép trả nợ ngày càng lớn. Theo Báo cáo giám sát Ủy ban Tài chính, Ngân sách, chỉ tính riêng 5 dự án của năm 2012 mà Chính phủ trả thay cho các doanh nghiệp, trong đó có 3 dự án về xi măng là Đồng Bành, Thái Nguyên và Hạ Long đã là 1.206 tỷ đồng. Tôi nghĩ khả năng trả nợ của chúng ta đang đứng trước một sức ép rất lớn.

Từ thực tế đó, tôi xin đề xuất 3 vấn đề:

Thứ nhất, đánh giá đúng tình hình nợ công, bổ sung những khoản nợ chưa được tính, mặc dù không tính vào nợ công nhưng Chính phủ giao Bộ Tài chính, các bộ, ngành có liên quan rà soát, tổng hợp, thống kê chính xác số nợ của các doanh nghiệp nhà nước để xác định mức độ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và an ninh tài chính quốc gia.

Thứ hai, cân nhắc kỹ việc quyết định các siêu dự án.

Thứ ba, tăng cường vai trò Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công. Cần quy định chế độ bắt buộc phải kiểm toán về nợ công và phải hướng dẫn ngay quy trình về kiểm toán nợ công thật đầy đủ.

ĐBQH Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh): Phải mạnh dạn cắt giảm chi thường xuyên để anh nào muốn sơ kết, tổng kết, hội họp, hội thảo, tham quan, tiếp khách… thì phải ngồi tính nát óc mới làm được chứ không thể dễ như hiện nay

Với dự toán phân bổ ngân sách được Chính phủ trình như thế này, bây giờ bảo ĐBQH cắt chỗ nào, thêm chỗ nào là cực kỳ khó. Do đó, tôi thực sự  kỳ vọng, chúng ta phải đổi mới quy trình lập ngân sách nhà nước để QH thực sự là cơ quan có quyền quyết định về ngân sách. Chúng tôi hy vọng, Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) sắp tới sẽ có cải cách, đổi mới căn bản quy trình lập ngân sách.

Có một xu hướng trong những năm vừa qua là chi thường xuyên tăng dẫn đến tổng chi ngân sách liên tục tăng. Hệ quả là, chúng ta đi tới tình trạng làm không đủ ăn, cùng với vay nợ, muốn đầu tư cái gì cũng phải đi vay. Tôi đề nghị, phải phân tích rất kỹ vấn đề chi thường xuyên. Tôi biết phần chi thường xuyên tăng do hành chính sự nghiệp rất nhiều nhưng tôi nhiều lần đề nghị QH, bây giờ chúng ta cứ cắt mạnh đi rồi tự tính lại. Ví dụ, chi thường xuyên năm 2015 tôi cứ cắt 10% trừ phần lương và trợ cấp xã hội để làm sao một hệ thống chính trị của ta, các cơ chế nhận lương Nhà nước, anh muốn sơ kết, tổng kết, lễ, hội họp, hội thảo, tham quan, tiếp khách… thì phải ngồi tính nát óc mới làm được chứ không thể dễ như hiện nay được. Và phải làm trước từ cơ quan QH tới Chính phủ, các địa phương. Tôi nghĩ cứ làm đi, không chết ai hết, chỉ có tốt thôi. Chúng ta cứ bàn mãi lương cán bộ, công chức như vậy, tôi nghĩ tiền lương không phải cứ tăng hệ số như hiện nay, mà cần phải cải cách tiền lương triệt để hơn gắn với cải cách hành chính và nền tài chính công. Lương là gì? Lương, đằng sau nó là quan hệ xã hội, tiền lương khẳng định giá trị xã hội của người lao động. Thang bậc lương cần phải tính lại. Ví dụ, hiện nay nếu tăng hệ số lương tối thiểu thêm một trăm nghìn thì những người như tôi lĩnh thêm gần một triệu nhưng anh em giúp việc cho tôi được 200 - 300 nghìn đồng, chênh lệch càng lớn. Vì thế, trước mắt, tôi đề nghị, chúng ta đang khó khăn nên trợ cấp đều 400 nghìn đồng, 500 nghìn đồng mỗi công chức và cán bộ bằng quỹ chứ không tăng lương tối thiểu. Càng tăng lương tối thiểu trong điều kiện hiện nay sẽ càng tăng bất công và những thành phần cần giúp nhất lại không được bao nhiêu tiền, mà những người không khó khăn lại được nhiều. Tôi đề nghị cách như vậy để đỡ cho bộ phận cán bộ, công chức lương thấp hiện nay.

Về an toàn nợ công, ngưỡng an toàn rất quan trọng. Đó là tính dòng tiền, tức là nợ đáo hạn hàng năm phải trả so với nguồn thu ngân sách. Những nước khủng hoảng nợ công không phải là nợ bao nhiêu GDP mà tính trên dòng tiền là nợ đáo hạn không trả được, mà không trả được thì có những nước phải cắt chi thường xuyên làm cho bộ máy tê liệt, khủng hoảng. Hiện nay chúng ta tranh luận con số tới 25% hay chưa thì đây là cách tính. Nếu như tính tất cả các nguồn, kể cả vay Chính phủ trực tiếp, kể cả phần tích lũy trả nợ và hoán đổi nợ gốc thì con số đã vượt ngưỡng, nhưng nếu chỉ tính phần trực tiếp thì còn xa. Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý rằng an toàn là tính trên dòng tiền chứ không phải tính trên các tiêu chí khác. Ví dụ, năm tới chúng ta phải đảo nợ 130 nghìn tỷ đồng, cộng các khoản khác nữa, nếu không có cái đó là không trả được nợ. Về nguyên tắc, chúng ta biết rằng, một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản không phải là kinh doanh không có lời mà là doanh nghiệp đó nợ đáo hạn không trả được. Đối với Chính phủ cũng vậy, tức là có thể chúng ta vay 3-4 năm, nhưng ta làm những công trình tới mấy chục năm thì nợ đáo hạn không trả được. Tôi cũng xin cảnh báo thêm, sau năm 2020 những khoản ODA dài hạn mà chúng ta vay đầu thập niên 90 sẽ tới hạn trả, cộng với khoản này nữa thì áp lực rất lớn. Do đó, tôi đề nghị: một là, phải tính đầy đủ để có một lộ trình chặt chẽ hơn, tránh những con số khác nhau giữa cách tính của cơ quan này với cơ quan kia và công bố những con số khác nhau gây hoang mang. Hai là, về bội chi. Hiện nay, chúng ta bội chi mấy phần trăm GDP, nhưng dường như chưa tính phần trái phiếu công trình, trái phiếu Chính phủ. Nếu tính thêm cái này nữa thì là bao nhiêu? Vì thật sự có một đồng mà tiêu một đồng rưỡi, phải đi vay thì hình thức nào đều là bội chi. Tôi đề nghị tính cho kỹ lại hai vấn đề này.

ĐBQH Trần Đình Nhã (Thừa Thiên Huế): Mỗi luật mới được ban hành lại đòi tăng thêm một khoản chi ngân sách nhà nước thì thật là tai họa

Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn như hiện nay, rõ ràng câu tục ngữ của người xưa khéo ăn thì no, khéo co thì ấm vẫn còn nguyên giá trị. Tôi đề nghị 2 việc thuộc thẩm quyền của QH.

Thứ nhất, đưa vào tất cả các báo cáo thẩm tra của các Ủy ban, báo cáo của UBTVQH một mục đánh giá tác động đến ngân sách Nhà nước. Lâu nay, chỉ có báo cáo thẩm tra một số dự án trình QH mới có mục này, còn đa số dự án luật trình QH thông qua không có mục này hoặc chỉ nêu sơ lược. Để QH có thể chủ động trong kiểm soát ngân sách khi đưa ra bất cứ một quyết định nào cũng cần tính toán về việc tăng hay giảm nguồn thu, nguồn chi ngân sách trong tương lai. Tôi thấy QH đang thảo luận để thông qua một loạt các dự án Luật như Luật Tổ chức QH (sửa đổi), Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi), Luật Kiểm toán Nhà nước, Luật Công an nhân dân, Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân, Luật Nghĩa vụ quân sự... Tôi không rõ với sự thay đổi về quyền hạn, trách nhiệm, thay đổi tổ chức, nhân sự như như dự thảo các Luật này thì ngân sách nhà nước trong những năm tới sẽ nhẹ đi hay tăng thêm? Nhẹ đi thì quá tốt, còn như mỗi luật ra đòi tăng thêm một khoản chi ngân sách nhà nước thì thật là tai họa. Vậy nên, tôi đề nghị QH yêu cầu có một đánh giá tác động đối với ngân sách nhà nước trong tất cả các báo cáo thẩm tra các dự án, tờ trình trình QH.

Thứ hai, QH nên làm gì trước tình trạng lạm phát cấp phó trong các cơ quan, tổ chức hưởng ngân sách? Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay cả nước có đến 139 nghìn cơ quan hành chính sự nghiệp và tổ chức hưởng ngân sách nhà nước. Điều này có nghĩa chúng ta hiện có khoảng 139 nghìn cấp trưởng, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức này và hai hoặc thậm chí là ba, bốn lần số lượng cấp phó. Tôi chưa thấy có quy định nào giới hạn số lượng cấp phó ngoại trừ Nghị định 107 ngày 1.4.2004 quy định số lượng phó chủ tịch và cơ cấu thành phần UBND các cấp. Tại sao cấp phó ở nước mình lại nhiều đến thế? Ở các nước mà tôi biết như Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhiều cơ quan, thậm chí có bộ không có thứ trưởng. Lý do cấp phó nhiều thường là cơ quan quản lý nhiều lĩnh vực, nhiều địa bàn, họp hành đi lại nhiều nên cần nhiều cấp phó, chưa tính đến chuyện giẫm chân lên nhau hoặc đi họp không đúng thành phần. Vì phó này không nắm được lĩnh vực của phó kia, chỉ mỗi việc phó nào cũng thay cấp trưởng, thậm chí còn thay cả cấp dưới, như trường hợp một cục có 4 phòng phụ trách 4 lĩnh vực, lại bổ nhiệm 4 cục phó ngồi chễm chệ trên bốn trưởng phòng. Trong trường hợp này theo tôi, ta đã bố trí thừa một chức vụ, hoặc là thừa 4 cục phó, hoặc là thừa 4 trưởng phòng. Nhưng nếu đưa ra thảo luận thì vị trí nào cũng dường như có lý cả, đôi khi còn là phong trào, là chính sách cán bộ bảo đảm cơ cấu vùng miền và theo cơ chế xin - cho thì hà cớ gì lại không xin thêm một vài cấp phó? Cấp phó nhiều, tất yếu bội chi ngân sách nhà nước tăng lên. Thử làm một phép tính, nếu một cấp phó hàng năm được Nhà nước chi thêm trung bình khoảng 30 triệu đồng như phụ cấp chức vụ, diện tích phòng làm việc, điện nước, đi lại... thì 139 nghìn cấp phó sẽ phải chi khoảng hơn 4 nghìn tỷ đồng, con số này sẽ gấp 2, gấp 3, gấp 4, gấp 5 nếu số lượng cấp phó là 2, 3, 4, 5.

Tôi đề nghị QH nên đưa ra một nghị quyết có tính bước ngoặt trong cải cách hành chính, ra một nghị quyết ngắn gọn là việc bố trí cấp phó trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức hưởng ngân sách nhà nước không được quá 3; trường hợp đặc biệt cần tăng thêm cấp phó thì báo cáo QH xem xét, quyết định. Nếu QH ra được một nghị quyết như thế thì có lẽ ta mới bắt kịp được với các nền hành chính hiện đại.

ĐBQH Trần Đình Long (Đắk Nông): Dự toán thu - chi ngân sách phải nghiêm túc hơn, chính xác hơn

Trong những năm gần đây, bình quân mỗi năm chúng ta tăng thu ngân sách từ 12-15%/năm, đó là nỗ lực rất lớn của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp, thể hiện sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên trong dự kiến vượt thu của năm 2014, rõ ràng, do những yếu tố QH quyết định có tính chất đặc thù như việc thu cổ tức, thu lợi nhuận sau thuế của một số doanh nghiệp dầu khí... đã góp phần vào vượt thu trên 63 nghìn tỷ đồng. Nhìn chung, cơ cấu nguồn thu rõ ràng. Tuy nhiên, thu ngân sách của chúng ta còn có những mặt hạn chế, nhất là vấn đề nợ thuế. Nợ thuế tăng nhanh hàng tháng, chứ không phải hàng năm. Việc phản ánh nợ thuế tăng nhanh cũng thể hiện hai mặt. Một mặt là cơ quan quản lý thuế kiểm soát được và biết được tình trạng nợ đọng thuế. Mặt khác, chúng ta cũng thấy cơ chế bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thuế của chúng ta, đặc biệt là vấn đề tự khai, tự nộp cũng có những việc cần phải được nghiên cứu. Nếu nợ thuế xấp xỉ 5% tổng thu ngân sách thì khi thu đúng, thu đủ 5% của 800 nghìn tỷ đồng là con số không nhỏ. Về tỷ lệ động viên, mặc dù, ngân sách về con số tuyệt đối có tăng nhưng tỷ lệ động viên so với GDP thì giảm nhanh. Giảm không đạt với mục tiêu đề ra của QH là từ 22% đến 23% GDP. Vì vậy, một mặt cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để bảo đảm việc thu thuế thu đúng, thu đủ, thu triệt để, hạn chế việc nợ đọng thuế, một mặt bảo đảm mức độ huy động phục vụ cho đầu tư xây dựng và phát triển.

Hướng chi của nguồn vượt thu năm 2014, tôi đề nghị, phải kiên quyết thực hiện theo đúng Điều 59 của Luật Ngân sách Nhà nước, tức là, khoản vượt thu ngân sách phải được chi để giảm bội chi và tăng chi trả nợ, dự phòng ngân sách. Về dự toán năm 2015, như phân tích ở trên thì tôi đề nghị nếu như chúng ta triệt để nợ đọng thuế thì cũng đã tăng 5%, cộng với việc phấn đấu tăng tỷ lệ huy động ngân sách lên khoảng 1% nữa thì như thế chúng ta có thể tăng nguồn thu ngân sách trong năm 2015, đó là những con số từ báo cáo này. Không những báo cáo này và nhiều năm qua thì có cơ sở để mà chúng ta dự toán là có tăng thu. Nhưng mà tăng thu như vậy, tính về tỷ lệ huy động rõ ràng là chưa đạt được yêu cầu mà QH đặt ra.

Một vấn đề quan trọng nhất đó là Hiến pháp năm 2013 đã quy định là mọi khoản thu chi ngân sách phải được dự toán. Do đó, việc dự toán thu chi cần phải làm nghiêm túc và triệt để hơn, tránh tình trạng vượt thu là do dự toán thấp hoặc thu không đạt là do dự toán cao. Tôi đề nghị là phải làm nghiêm túc việc này. 

(Theo Đại biểu nhân dân)

Các bài viết khác