Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 6c665fa1-b992-90f0-dd35-da0f648eefd6.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH Lê Đắc Lâm - Bình Thuận: Giữ nguyên Viện nghiên cứu Lập pháp, Ban Dân nguyện, Ban Công tác đại biểu như luật hiện hành là phù hợp

22/10/2014

Tôi đồng tình rất nhiều nội dung được đề cập trong dự thảo luật. Tuy nhiên, có một số vấn đề cần quan tâm, tôi xin phát biểu để làm rõ hơn như sau.

Đại biểu Quốc hội Tỉnh Bình Thuận Lê Đắc Lâm phát biểu ý kiến

Về số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách quy định ít nhất 35% tổng số đại biểu Quốc hội là phù hợp, để không ngừng nâng cao chất lượng và ngày càng hoạt động thực chất của Quốc hội hướng tới hoạt động của đại biểu Quốc hội mang tính chuyên nghiệp hơn. Trong số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cần phải quy định rõ cả Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và đoàn Quốc hội tại địa phương. Mặt khác, đại biểu Quốc hội đều bình đẳng có chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ như nhau theo quy định của luật. Tuy nhiên đối với đại biểu Quốc hội chuyên trách ở trung ương và địa phương có tính chất đặc thù, hoạt động tác nghiệp, phải dành 100% thời gian làm việc trong Quốc hội. Do vậy cùng với việc quy định số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, đề nghị dự thảo luật nên dành một mục hoặc điều, khoản nào đó quy định rõ hơn về nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách so với đại biểu khác. Luật còn quy định đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu Quốc hội nhất thiết phải có trách nhiệm tham gia vào hoạt động tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Có vậy thì Quốc hội mới hướng tới hoạt động chuyên nghiệp theo điều kiện thực tiễn của nước ta. Theo đó cũng cần có quy định về trình độ đại biểu Quốc hội chuyên trách, ít nhất từ đại học trở lên, không những có năng lực mà còn phải có uy tín, có kinh nghiệm thực tiễn công tác, có đủ sức khỏe để đảm 100% thời gian làm việc cho Quốc hội. Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách nên tham gia ít nhất từ 2 khóa trở lên để Trung ương và địa phương làm cơ sở quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ này.

Thứ hai, về đoàn đại biểu Quốc hội. Tôi cũng nhất trí quy định đoàn đại biểu Quốc hội là tổ chức các đại biểu Quốc hội được bầu tại một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương v.v... Nếu khẳng định đoàn đại biểu Quốc hội là một tổ chức của Quốc hội thì việc thực hiện các quy định trên là phù hợp, do đó cần phải khẳng định địa vị pháp lý, nguyên tắc hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội để làm rõ thêm về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vị trí, mối quan hệ đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương như thế nào. Ngoài những nhiệm vụ được quyết định tại Khoản 2, Điều 43 của dự thảo luật, đoàn đại biểu Quốc hội còn có nhiệm vụ thực hiện việc xây dựng pháp luật, tiếp xúc cử tri, hoạt động giám sát và thực hiện các chính sách có liên quan khác đối với đại biểu Quốc hội trong đoàn theo quyết định của Thường vụ Quốc hội.

Thứ ba, về quyền tham gia thành viên và tham gia hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Quốc hội. Nhất trí đại biểu Quốc hội đều có quyền tham gia làm thành viên và tham gia hoạt động của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội. Tuy nhiên nếu quy định chung như vậy chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ dẫn đến việc tùy tiện, làm mất cân đối số lượng Hội đồng Dân tộc được các Ủy ban của Quốc hội. Vì chỉ có sự tự đăng ký, lập danh sách trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phải chuẩn thì sẽ không có sự ràng buộc và sự phân công cụ thể đối với đại biểu Quốc hội. Tôi đề nghị cần chỉnh lý đoạn này như sau "Trên cơ sở đăng ký của đại biểu Quốc hội, căn cứ vào trình độ, năng lực, chuyên môn của đại biểu Quốc hội, với sự đề nghị phân công Hội đồng Dân tộc các Ủy ban của Quốc hội trình Thường vụ Quốc hội phê duyệt". Đồng thời, bổ sung quy định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội nếu khó khăn, không có điều kiện tham gia thường xuyên hoặc không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ xin thôi làm thành viên hoặc miễn nhiệm thành viên Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Việc đó cũng nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, được dân tin tưởng bầu mình làm đại biểu Quốc hội.

Thứ tư, về phân công của Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo điều hòa, phối hợp hoạt động Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, cơ bản tôi đồng tình một số nội dung quy định tại Điều 52 của dự thảo. Tuy nhiên, để đảm bảo sự chủ động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thì cần có nên tiếp tục duy trì cơ chế phân công, thẩm tra giám sát như hiện nay hay không? Luật tổ chức Quốc hội đã xác định rõ phạm vi, lĩnh vực hoạt động của các Ủy ban. Nếu khi nào dự án luật hoặc nội dung giám sát có liên quan đến các lĩnh vực phụ trách của 2 hoặc nhiều ủy ban, Hội đồng Dân tộc thì Ủy ban thường vụ Quốc hội mới thực hiện phân công. Như vậy để Ủy ban thường vụ Quốc hội tập trung vào những vấn đề lớn trong chỉ đạo, điều hòa, phối hợp khác và cũng tạo Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năng động hơn trong tổ chức triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ của mình theo luật định.

Thứ năm, bỏ phiếu tín nhiệm, tôi đồng tình với quy định về những trường hợp không tín nhiệm khi có ý kiến bằng văn bản của 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội. Trong thực tế, quy định này đã có từ lâu nhưng chưa bao giờ thực hiện được. Do vậy, nên có một giải pháp cơ chế để thực hiện thì luật mới có tính khả thi.

Tại Khoản 2, Điều 13 có quy định "Người đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm có thể từ chức". Với quy định như vậy chưa mang tính khẳng định. Tôi đề nghị Ban soạn thảo cần chỉnh lý lại cụm từ "không tín nhiệm có thể từ chức" thay vào đó là "không tín nhiệm thì phải từ chức". Cũng sửa lại cụm từ "trường hợp không từ chức" thay vào đó là "nếu không từ chức" để những quy định của luật có tính khẳng định hơn.

Về Tổng thư ký. Quốc hội đồng ý với dự thảo nên có chức danh Tổng thư ký của Quốc hội đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Tuy nhiên, để chức danh này hoạt động ổn định lâu dài, có tính chuyên nghiệp thì có thể không theo nhiệm kỳ. Đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu, làm rõ hơn vị trí, vai trò Tổng thư ký Quốc hội cho phù hợp với mô hình tổ chức Quốc hội của nước ta cũng như kinh nghiệm của Quốc tế. Mặt khác, Tổng thư ký Quốc hội đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cân nhắc thêm có thể Tổng thư Ký Quốc hội không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội, theo đó không nhất thiết phải bầu trong số đại biểu Quốc hội. Luật tổ chức Quốc hội cũng đã xác định Văn phòng Quốc hội là cơ quan hành chính thì người đứng đầu cơ quan hành chính không nhất thiết là đại biểu Quốc hội cũng là cơ quan hành chính thì người đứng đầu cơ quan hành chính không nhất thiết là đại biểu Quốc hội cũng phù hợp.

Thứ sáu, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội. Nhất trí nên giữ nguyên Viện nghiên cứu Lập pháp, Ban Dân nguyện, Ban Công tác đại biểu như luật hiện hành là phù hợp, nếu nâng lên thành ủy ban thì các thành viên ủy ban phải là đại biểu Quốc hội nhưng lại không có đối tượng hoạt động, vừa trùng lắp và không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ban. Do vậy, nên thực hiện quy định các cơ quan này do Thường vụ Quốc hội thành lập, để giúp cho Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội về nội dung được phân công, đồng thời quy định về cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ chính sách, đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan này.

(Cổng Thông tin điện tử)