Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: c1585fa1-f94e-90f0-19a0-5d0e7bf34350.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH Dương Hoàng Hương: Không coi việc không thanh toán hoặc trì hoãn thanh toán nợ đến hạn là căn cứ quyết định mở thủ tục phá sản

27/05/2014

Tôi đề nghị, không nên coi việc doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán, trì hoãn thanh toán khoản nợ đến hạn là căn cứ để ra quyết định mở thủ tục phá sản vì:

Thứ nhất, việc không thanh toán hoặc trì hoãn thanh toán nợ thể hiện ý thức, thái độ chủ quan không chịu thực hiện nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã. Điều này khác hẳn với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị rơi vào tình trạng không thể thanh toán được khoản nợ đến hạn để bị coi là lâm vào tình trạng phá sản. 2 trường hợp này khác nhau cả về ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, những tác động, hậu quả có thể gây ra cho xã hội. Tôi đề nghị, không chọn chung một cách ứng xử của Nhà nước, của pháp luật cho cả 2 trường hợp này. Với những trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán, trì hoãn thanh toán khoản nợ đến hạn thì không nên mở thủ tục để giải quyết theo trình tự phá sản mà chỉ nên quy định hướng dẫn chủ nợ về quyền khởi kiện vụ án dân sự hoặc kinh tế và sử dụng trình tự tố tụng dân sự hoặc kinh tế để giải quyết vụ việc cho đúng với bản chất thực của vấn đề cần giải quyết.

Thứ hai, nếu mở thủ tục phá sản chỉ vì doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán, trì hoãn thanh toán khoản nợ đến hạn thì có thể sẽ có số lượng không nhỏ các vụ việc tuy phải mở thủ tục phá sản theo căn cứ này, nhưng thực chất thì hợp tác xã, doanh nghiệp không hề rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, tức là không rơi vào trạng thái phá sản thực tế, nhưng vẫn phải có một khoảng thời gian chịu sự điều chỉnh của các quy định của Luật Phá sản, bị hạn chế một số quyền trong sản xuất, kinh doanh cho tới khi chắc chắn sẽ được đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản theo điểm a, khoản 2, Điều 86 của dự thảo Luật. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp, của hợp tác xã, đồng thời cũng làm lãng phí thời gian và công sức của các cơ quan tố tụng và người tham gia tố tụng khác, không bảo đảm được định hướng, mục tiêu, ý nghĩa của việc sửa đổi Luật Phá sản muốn hướng tới.

ĐBQH Dương Hoàng Hương - Phú Thọ

Các bài viết khác