Thực hiện quyết liệt chủ trương “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả, bứt phá”
Quán triệt nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, nhận thức được vai trò quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngay từ đầu nhiệm kỳ đã đề ra và thực hiện quyết liệt, nghiêm túc chủ trương “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả, bứt phá”. Việc triển khai đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát, bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực.
Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới
Tuy nhiên, ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương vẫn còn tình trạng buông lỏng quản lý; kỷ luật kỷ cươngtrong thực thi công vụ chưa nghiêm; vẫn nảy sinh những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà tới người dân, doanh nghiệp. Biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức vẫn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều chỗ. Tình trạng vi phạm pháp luật, quy chế, quy định trong hoạt động công vụ, có nhiều trường hợp bị xử lý kỷ luật thậm chí bị truy tố, xét xử, bao gồm cả cán bộ, công chức, viên chức từ cơ sở cho tới cán bộ cao cấp ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.
Nguyên nhân sâu xa do nhận thức, ý thức trách nhiệm, nhất là người đứng đầu; công tác chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức thực hiện một số nơi còn buông lỏng, chưa nghiêm túc, thiếu quyết liệt, công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên; xử lý chưa nghiêm; thể chế chậm được sửa đổi, bổ sung, chưa có cơ chế sàng lọc, thay thế những người yếu kém; tình trạng suy thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên trước hết là do bản thân những cán bộ, đảng viên đó thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng, hoang mang, dao động trước những tác động từ bên ngoài; sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình trước Đảng, trước dân. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, giảng dạy và học tập Nghị quyết của Đảng chưa được coi tọng đúng mức; chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức về tình trạng suy thoái, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và những hậu quả gây ra.
Giải pháp ngăn chặn ...
Nhằm nâng cao văn hóa công vụ, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; đảm bảo tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt dộng thực thi nhiệm vụ, công vụ; đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân, xã hội, ngày 27 tháng 12 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1847/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ. Theo đó, Đề án tập trung thực hiện các nội dung về tinh thần, thái dộ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; chuẩn mực về đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức và về trang phục của cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Bên cạnh việc triển khai thực hiện các nội dung của Đề án văn hóa công vụ thì các cấp, các ngành, các cơ quan trong hệ thống chính trị cần triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp như:
. Rà soát, hệ thống hóa để sửa đổi, bổ sung quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thưc hiện theo đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương
. Tăng cường phân cấp, giao trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm trong việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra về công tác cán bộ; xác minh, xử lý công khai, minh bạch các thông tin được phương tienj thông tin đại chúng hoặc nhân dân cung cấp
. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; tổ chức Đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra hoạt động công vụ tại các bộ, ngành, địa phương tập trung vào nội dung chấp hành các quy định của pháp luật, kỷ luật, kỷ cương hành chính.
. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương công vụ của công chức, viên chức; chú trọng đến văn hóa ứng xử của đội ngũ trực tiếp tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp.
. Công khai, minh bạch trình tực thủ tục hành chính giải quyết các công việc tại trụ sở các cơ quan.
Tinh giản biên chế
Nghị quyết Trung ương 6, 7 Khóa XII, Nghị quyết 39/NQ-TW và Kết luận 17 –KL/TW của Bộ Chính trị đều khẳng định: thực hiện tinh giản biên chế trong cả hệ thống chính trị đến năm 2021 phải đạt 10%; đồng thời thực hiện cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trong dó đối với viên chức phải đạt tối thiểu 65% làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Chính phủ luôn chỉ đạo siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ.
Tại khối Chính phủ quản lý, tính đến năm 2019, biên chế công chức đã giảm được 6,75% so với số giao năm 2015; biên chế viên chức giảm 3,87% so với năm 2015. Tuy nhiên, thực tế mới thực hiện giảm số lượng đơn thuần chưa gắn việc giảm số lượng với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Biên chế sự nghiệp y tế và giáo dục thừa, thiếu cục bộ.
Trước những tồn tại như vậy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các giải pháp:
. Quán triệt nghiêm túc các Nghị quyết Trung ương và Kết luận của Bộ Chính trị, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ đã được phân công, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương tinh giản biên chế, chính sách tinh giản biên chế đến cán bộ, công chức, viên cức và người lao động thuộc quyền quản lý, trong đó chú trọng công tác hoàn thiện thể chế;
. Rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy; xây dựng đề án vị trí việc làm phù hợp; cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
. Có cơ chế cạnh tranh vị trí việc làm để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tiến tới bỏ chế độ “biên chế suốt đời”.
. Chú trọng công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm thực chất; tăng cường tự thanh tra, kiểm tra công vụ, phát hiện và xử lý nghiêm sai phạm. Thực hiện nghiêm túc việc phân loại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm để đưa ra khỏi bộ máy những người không đủ phẩm chất, năng lực trong thực hiện nhiệm vụ công vụ, giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Đánh giá cao những giải pháp Thủ tướng Chính phủ
Sau khi nhận được phiếu chất vấn, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 746/TTg – QHĐP trả lời chất vấn đại biểu. Cơ bản đồng tình và đánh giá cao nội dung trả lời của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản, Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà cho rằng, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, là gốc của mọi công việc, quyết định sự thành bại của chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội Tp. Hà Nội
Phóng viên: Được biết tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, đại biểu đã có phiếu chất vấn Thủ tướng Chính phủ về nội dung liên quan đến đạo đức, lối sống và số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện nay. Vậy, xuất phát từ nguyên nhân nào đại biểu lại chất vấn Thủ tướng Chính phủ về vấn đề nêu trên?
Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội Tp. Hà Nội: Tại kỳ họp thứ 8, tôi có phiếu chất vấn đối với Thủ tướng Chính phủ về thực trạng đạo đức, lối sống và số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện nay? Nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn sự xuống cấp đạo đức, lối sống và giải pháp giảm số lượng (giảm biên chế) và tăng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian tới. Đặt vấn đề chất vấn nội dung này là xuất phát từ mong muốn đưa hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước lên 1 tầm cao mới nhất là trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng về tinh giản biên chế, thu gọn đầu mối thì việc phát huy năng lực và đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức rất là vô cùng quan trọng. Bởi vì, mọi việc dù là lớn hay nhỏ, thành hay bại đều do đội ngũ cán bộ công chức viên chức quyết định.
Phóng viên: Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 747/TTg-QHĐP trả lời chất vấn. Vậy, đại biểu có đồng tình với nội dung trả lời tại văn bản?
Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội Tp. Hà Nội: Sau khi nghiên cứu văn bản, tôi thấy nội dung trả lời chất vấn của Thủ tướng rất là đầy đủ, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ nói chung và của Thủ tướng nói riêng trong việc nâng cao chất lượng cả về đạo đức, lối sống; cả về kỹ năng, nghiệp vụ và trình độ của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Tại văn bản trả lời, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có những nhận định, đánh giá hết sức khách quan, công tâm về thực trạng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức hiện nay. Đồng thời, thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, nguyên nhân của tồn tại và đưa ra những giải pháp khắc phục rất cụ thể, thiết thực.
Phóng viên: Qua theo dõi và quan sát, đại biểu có đánh giá như thế nào về những chuyển biến trong đạo đức, lối sống cũng như chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thời gian gần đây?
Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội Tp. Hà Nội: Trong thời gian vừa qua, công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của chúng ta có nhiều chuyển biến mạnh mẽ đặc biệt những tiêu chuẩn đối với cán bộ công chức, viên chức ngày càng cụ thể và ở mức cao hơn. Yêu cầu đối với cán bộ công chức, viên chức về trách nhiệm, nghĩa vụ với Đảng với Nhà nước, nhân dân đã được quy định 1 cách cụ thể và đặc biệt liên quan đến trách nhiệm nghĩa vụ của cán bộ công chức viên chức thì cũng có những định về khen thưởng, xử lý kỷ luật và thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự với những cán bộ công chức viên chức không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ có những vi phạm kỷ luật hoặc là phạm tội hình sự.
Phóng viên: Vậy, theo quan điểm của đại biểu, bên cạnh những giải pháp Thủ tướng Chính phủ đã nêu thì cần tập trung vào giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức?
Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội Tp. Hà Nội: Quan trọng nhất để có thể nâng cao được chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và tinh giản biên chế, thu gọn bộ máy đó là chúng ta phải giáo dục nhận thức, ý thức của mỗi cán bộ công chức, viên chức thấy được tầm quan trọng của việc tinh giản biên chế và cũng thấy được vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của cán bộ công chức, viên chức trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Đó là gốc của mọi công việc; quyết định thành bại tất cả chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Cho nên, tự bản thân mỗi cán bộ công chức, viên chức trước hết phải nhận thức được trách nhiệm của mình để từ đó có ý thức tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ, góp phần quan trọng vào thành công trong sự nghiệp đổi mới của đất nước và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước cũng như thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng về tinh giản biên chế và thu gọn đầu mối.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!