Phát biểu từ điểm cầu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh, đại biểu Trịnh Ngọc Phương bày tỏ nhất trí cao với Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật của công tác thi hành án, Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Báo cáo của Chánh án Tòa án nhân tối cao cũng như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp. Ghi nhận những mặt đạt được đã được nêu trong báo cáo, đại biểu Trịnh Ngọc Phương cũng cho biết trong quá trình giám sát và tiếp công dân cho thấy thấy về lĩnh vực tư pháp hình sự còn một số vướng mắc.
Đại biểu Trịnh Ngọc Phương – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh thảo luận trực tuyến
Thứ nhất, về giai đoạn tiền tố tụng và điều tra, theo Báo cáo số 2744 ngày 16/10/2020 của Ủy ban Tư pháp đã nêu tỷ lệ giải quyết tin báo tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố là 86,8%, chưa đạt yêu cầu Nghị quyết 96 của Quốc hội. Cơ quan điều tra một số địa phương tiếp nhận, xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố còn chưa đúng quy định. Đại biểu cho rằng đây là vấn đề rất đáng quan tâm, bởi vì khi cử tri tố giác rất mong cơ quan có thẩm quyền xem xét yêu cầu của họ một cách thấu đáo. Có cử tri đã phản ánh họ đã tố giác đến cơ quan điều tra nhưng sau khi xem xét, cán bộ chức danh đã từ chối nhận đơn của họ. Khi chuyển đơn cho kiểm sát thì họ lại được hướng dẫn chuyển sang cơ quan công an, mặc dù Viện kiểm sát có trách nhiệm và thẩm quyền.
Về công tác điều tra, mặc dù Bộ luật Tố tụng hình sự đã quyết định việc lấy lời khai hoặc hỏi cung do điều tra viên tiến hành, các cán bộ điều tra không được thực hiện công việc này. Tuy nhiên, đã không ít trường hợp việc lấy lời khai hay hỏi cung chỉ do cán bộ điều tra độc lập thực hiện, sau đó điều tra viên được phân công ký hợp thức hồ sơ. Cán bộ điều tra và người chưa tích lũy đầy đủ các yếu tố về bổ nhiệm điều tra viên nhưng lại trực tiếp tiến hành các hoạt động tố tụng không những không đúng quy định pháp luật mà còn có nguy cơ dẫn đến oan sai hoặc hậu quả khó lường.
Liên quan đến biện pháp ngăn chặn và tạm giam người bị buộc tội, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định chặt chẽ hơn so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Cụ thể, trong giai đoạn điều tra, Điều 120 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2013 quy định việc gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng một lần, tội phạm nghiêm trọng và rất nghiêm trọng hai lần, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 3 lần. Điều 173 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 đã quy định rất rõ các tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng chỉ được gia hạn tạm giam 1 lần, trừ tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng chỉ được gia hạn tạm giam không quá 2 lần. Quy định đã rõ, nhưng việc vi phạm thời hạn tạm giam không phải là hiếm đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới quyền của người bị buộc tội mà cơ bản là quyền của người đã được quy định tại điều luật này. Khi vụ án có nhiều tình tiết phức tạp và xét thấy cần có thời gian cho điều tra và không có căn cứ thay đổi biện pháp tạm giam thì mới gia hạn tạm giam theo quy định. Việc vi phạm thời hạn tạm giam thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát cùng cấp. Chính Viện kiểm sát là cơ quan giám định vị, vì vậy đã xảy ra tình trạng cùng quyết định gia hạn tạm giam một lần, nhưng khác số và khác ngày.
Về thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam và thời hạn điều tra là khác nhau. Báo cáo số 483 ngày 9/10/2020 của Chính phủ đã thể hiện các cơ quan điều tra đã gia hạn điều tra 400 vụ, 436 bị can, trong đó gia hạn lần thứ hai là 131 vụ, 170 bị can. Như vậy, nếu không có sự nhầm lẫn thì việc cơ quan điều tra tự gia hạn điều tra là rất quan ngại vì đã vi phạm nghiêm trọng thẩm quyền. Việc gia hạn điều tra hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Đại biểu đề nghị cần phải cụ thể số liệu này hơn.
Thứ hai, giai đoạn truy tố. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố kiểm sát hoạt động tư pháp, nên cho dù qua giai đoạn nào của vụ án hình sự điều tra, truy tố, xét xử hay thi hành án pháp luật cũng đều quy định Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ mình.
Đại biểu Trịnh Ngọc Phương cho biết, về cơ bản, án Tòa án cấp nào xét xử thì Viện kiểm sát cấp đó thực hành quyền công tố và kiểm soát hoạt động tư pháp. Chiếu theo Điều 279 của Bộ luật Hình sự đã quy định, nhận thấy cơ bản thẩm quyền truy tố, kiểm sát đều xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án. Đối với vụ án do cơ quan điều tra của Bộ Công an hoặc cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện thì Viện kiểm sát nhân tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát, điều tra và quyết định vị truy tố. Tuy nhiên, hiện nay đã có một thực trạng là mặc dù thẩm quyền thuộc cấp huyện nhưng cơ quan điều tra cấp tỉnh thực hiện. Viện kiểm sát cấp tỉnh kiểm sát, điều tra nhưng lại quyết định việc truy tố ra Tòa án nhân dân cấp huyện đồng thời dẫn tới kiểm sát viên cấp tỉnh cùng tham gia phiên tòa. Đại biểu cho rằng đây là một bất cập bởi vì thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện tham gia cùng với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa đã mang tính thụ động, mọi hoạt động chuyên môn trước đó đều do Viện kiểm sát cấp tỉnh thực hiện, do vậy sự có mặt của kiểm soát viên cầm quyền tại phiên tòa lại là mang tính hình thức.
Về mặt lý luận, khi có kháng cáo của người bị buộc tội thì Viện kiểm sát cấp tỉnh tham gia cả 2 cấp xét xử, nhân viên không đồng ý với bản án sơ thẩm của Tòa án cấp huyện thì không rõ Viện kiểm sát cấp nào sẽ thực hiện quyền kháng nghị? Ở một chừng mực nào đó, mặc dù chịu sự lãnh đạo của Viện kiểm sát cấp trên nhưng pháp luật đã quy định Viện kiểm sát cấp dưới cũng có một sự độc lập nhất định trước khi chịu sự kiểm tra, giám sát của Viện kiểm sát cấp trên. Để không còn bất cập này trước khi sửa đổi Bộ luật tố tụng, đại biểu Trịnh Ngọc Phương cho rằng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần có một hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Thứ ba, về công tác xét xử tại trang 5 của Báo cáo số 44 ngày 09/10/2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc xét xử các vụ án hình sự trong năm qua bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai và bỏ lọt tội phạm. Tại trang cuối 12 và 13 của Báo cáo 2744 ngày 16/10 của Ủy ban Tư pháp đã nêu trong kỳ báo cáo chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người vô tội, nhưng Ủy ban Tư pháp cũng cho thấy một số vụ án sau khi có kết quả xét xử chưa được sự đồng tình của xã hội. Đại biểu Trịnh Ngọc Phương bày tỏ hoàn toàn nhất trí với Ủy ban Tư pháp là chưa phát hiện oan sai và chưa được sự đồng thuận của dư luận sau khi xét xử.
Chỉ rõ trong báo cáo của Chánh án Tòa án nhân tối cao chưa thấy nêu số vụ án; Tòa án các cấp chuyển tội danh hoặc chuyển tội danh rồi miễn trách nhiệm hình sự, mặc dù tội danh thực hiện chuyển không khác về cấu thành tội phạm, chỉ khác về tính chất, mức độ hành vi. Đại biểu đặt vấn đề việc xét xử chuyển tội danh sang tội danh khác rồi miễn trách nhiệm hình sự phải chăng là sự né tránh việc xét xử oan sai vì trước đó người bị buộc tội đã bị nhiều lần xét xử và bị tạm giam. Sự đồng thuận của dư luận có ý nghĩa rất quan trọng, tạo niềm tin của nhân dân vào công lý, mà Tòa án là trung tâm hoạt động. Đại biểu bày tỏ mong muốn ngành Tòa án tiếp tục cải cách, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên để củng cố thêm niềm tin trong Nhân dân./.