QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 31/8/2023

31/08/2023 19:42

"Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị do Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng đoàn làm việc tại Thừa Thiên Huế; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì phiên thứ 3 của Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Đề án Quốc hội điện tử; Thượng tướng Trần Quang Phương dự Toạ đàm về Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Dự án Luật Đường bộ..." là những hoạt động đáng chú ý của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ngày 31/8/2023.

QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 30/8/2023

* Kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2023), sáng 31/8/2023, Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, các đồng chí lãnh đạo bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, lòng thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hòa bình, độc lập, thống nhất và phát triển.

Xem nội dung chi tiết tại đây: LÃNH ĐẠO ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VÀO LĂNG VIẾNG BÁC NHÂN DỊP 78 NĂM QUỐC KHÁNH 2/9

* Ngày 31/8, Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, thông qua dự tháo Báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện về công tác cán bộ đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. Cùng dự có Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường.

Thực hiện Quyết định số 888, ngày 07/6/2023 của Bộ Chính trị thành lập Đoàn Kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác cán bộ, trong thời gian hơn 1 tháng, đoàn đã làm việc tại 3 huyện và thành phố Huế. Trên cơ sở đó Đoàn kiểm tra đã xây dựng dự thảo lần 1 Báo cáo kết quả kiểm tra; gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cho ý kiến; Đoàn công tác chỉnh sửa và cuộc họp hôm nay tiếp tục thảo luận dự thảo Báo cáo lần 2.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN KIỂM TRA CỦA BỘ CHÍNH TRỊ DO PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN LÀM TRƯỞNG ĐOÀN LÀM VIỆC TẠI THỪA THIÊN HUẾ

* Sáng 31/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Đề án Quốc hội điện tử họp phiên thứ 3.

Tại phiên họp, các đại biểu cho ý kiến cụ thể để tiếp tục hoàn thiện đề cương Đề án xây dựng Quốc hội điện tử, hướng đến Quốc hội số giai đoạn 2023-2026, định hướng đến 2030, nhấn mạnh các mục tiêu và nhiệm vụ của Đề án. Trong đó, đề cương phải có những kiến nghị sửa đổi các quy định về quản lý, quy chế hoạt động, quy trình hoặc các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo đúng tinh thần “thể chế phải đi trước một bước”.

Xem nội dung chi tiết tại đây: 

- PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP THỨ 3 CỦA BAN CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN QUỐC HỘI ĐIỆN TỬ

- XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN QUỐC HỘI ĐIỆN TỬ: BỔ SUNG MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VỀ XÂY DỰNG THỂ CHẾ PHẢI ĐI TRƯỚC MỘT BƯỚC CHO CHUYỂN ĐỔI SỐ

* Sáng ngày 31/8, tại Trung tâm Văn hoá Kinh Bắc, thành Phố Bắc Ninh, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Toạ đàm về Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Dự án Luật Đường bộ.

Tại Toạ đàm, các đại biểu tập trung cho ý kiến vào sự cần thiết ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật Đường bộ và phạm vi điều chỉnh của 2 dự thảo Luật; tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; các chính sách của 2 dự thảo Luật; những vấn đề về phân công, phân cấp quản lý nhà nước trong 2 dự thảo Luật…

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN QUANG PHƯƠNG DỰ TOẠ ĐÀM VỀ DỰ ÁN LUẬT TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ DỰ ÁN LUẬT ĐƯỜNG BỘ

* Sáng 31/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã chủ trì Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm đối với 5 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Hội nghị được tổ chức theo Quy định số 96 ngày 2/2/2023 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 60 ngày 24/7/2023 của Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội. 5 đồng chí được lấy phiếu tín nhiệm gồm: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Đình Toản và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn. 

Xem nội dung chi tiết tại đây: HỘI NGHỊ LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM ĐỐI VỚI 5 PHÓ CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

* Sáng 31/08 tại thành phố Đà Nẵng, diễn ra Hội thảo Giải pháp tài chính bền vững cho y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS được Uỷ ban Xã hội của Quốc hội tổ chức. Chủ trì hội nghị có Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh; các Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai và Đỗ Thị Lan.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến đề xuất nên tiếp tục duy trì Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế để đảm bảo nguồn lực cho y tế dự phòng. Tăng cường đầu tư nhân lực, trang thiết bị y tế cho y tế dự phòng. Đồng thời sớm có hướng dẫn cụ thể cho công tác mua sắm, đấu thầu; điều chỉnh chính sách về cơ chế tự chủ, giá dịch vụ y tế, đảm bảo tính đúng, tính đủ.

Xem nội dung chi tiết tại đây: GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH BỀN VỮNG CHO Y TẾ DỰ PHÒNG VÀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

* Sáng 31/8 tại Hà Nội, Tiểu ban Lễ tân – Hậu cần – An ninh – Y tế thuộc Ban Tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 phối hợp với Trung tâm Tình nguyện Quốc gia (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) tổ chức Chương trình tập huấn cho 200 tình nguyện viên, liên lạc viên phục vụ Hội nghị.

Tại Chương trình tập huấn, các tình nguyện viên, liên lạc viên cũng được đại diện Ban Thư ký Quốc gia, Tiểu ban Lễ tân – Hậu cần – An ninh – Y tế thuộc Ban Tổ chức Hội nghị thông tin về Chương trình Hội nghị, dự kiến kịch bản các phiên thảo luận; công tác thông tin, tuyên truyền Hội nghị; tổng quan về công tác lễ tân phục vụ Hội nghị, các kiến thức, kỹ năng lễ tân cần thiết cũng như các kỹ năng, xử lý tình huống phát sinh trong công tác phục vụ Hội nghị.

Xem nội dung chi tiết tại đây: TẬP HUẤN CHO 200 TÌNH NGUYỆN VIÊN PHỤC VỤ HỘI NGHỊ NGHỊ SĨ TRẺ TOÀN CẦU LẦN THỨ 9

* Vừa qua, tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 4, nhiệm kỳ khóa XV đã cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Quan tâm tới nội dung thảo luận, nhiều ý kiến chuyên gia tán thành và cho rằng, cần tiếp tục thể chế hóa rõ quan điểm của Nghị quyết số 18-NQ/TW về hoàn thiện chính sách tài chính về đất đai...

Xem nội dung chi tiết tại đây: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI THEO ĐÚNG TINH THẦN NGHỊ QUYẾT SỐ 18-NQ/TW

* Tại Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia về dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) do Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức vào chiều 30/8, các ý kiến đều nhất trí với việc sửa đổi luật và đánh giá cao nhiều nội dung mới như phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, lưu trữ tư, lưu trữ điện tử, lưu trữ số…qua đó các tài liệu lưu trữ vẫn tham gia vào đời sống xã hội thực tiễn với những vai trò, giá trị không thể thay thế.

Xem nội dung chi tiết tại đây: SỬA ĐỔI LUẬT LƯU TRỮ: PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU LƯU TRỮ ĐỂ TÀI LIỆU ĐƯỢC “SỐNG VÀ PHỤC VỤ” XÃ HỘI

* Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), tiếp tục được hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến vào sáng 28/8/2023, trong đó sửa đổi, bổ sung một số thông tin. Quan tâm đến nội dung này, nhiều người dân và cả ĐBQH có ý lo ngại về khả năng có phải đổi gần 90 triệu Thẻ căn cước công dân gắn chip mới nhận được, hay không? Ai sẽ phải đổi thẻ và nếu đổi có mất thời gian không? Lo ngại nhất là những giao dịch có bị ảnh hưởng gì, do thay đổi tên thẻ Căn cước công dân?

Xem nội dung chi tiết tại đây: BỎ VÂN TAY, THÊM DỮ LIỆU SINH TRẮC HỌC VÀO DỰ ÁN LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN (SỬA ĐỔI)

* Góp ý về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 4, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra nghiên cứu tiếp thu, giải trình nội dung về đất đai cho tôn giáo tín ngưỡng, di sản văn hóa, giáo dục mà Báo cáo tham gia thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã đặt ra đối với dự thảo Luật này.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH NGUYỄN THỊ VIỆT NGA: ĐỀ NGHỊ TIẾP THU, GIẢI TRÌNH NỘI DUNG VỀ ĐẤT ĐAI CHO TÔN GIÁO, VĂN HÓA, GIÁO DỤC

* Đóng góp vào nội dung định giá đất, phương pháp áp dụng định giá đất có trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị tiếp tục rà soát các căn cứ định giá đất bao gồm mục đích sử dụng đất được đưa ra định giá theo thời hạn sử dụng đất, thông tin đầu vào để xác định giá đất, các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất…

Xem nội dung chi tiết tại đây: TIẾP TỤC RÀ SOÁT CÁC CĂN CỨ, PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỊNH GIÁ ĐẤT

Thế Hà