CHỦ TỊCH QUỐC HỘI DỰ LỄ KHAI MẠC HỘI NGHỊ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI Á - ÂU LẦN THỨ 3

09/10/2018

Chiều ngày 09/10 (theo giờ Việt Nam), tại thành phố Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam dự Lễ khai mạc Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á - Âu lần thứ ba (MSEAP3) với sự đồng chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Moon HeeSang và Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin.

Tới dự MSEAP 3 có 40 đoàn Nghị viện/Quốc hội, trong đó có 23 đoàn do Chủ tịch Quốc hội/Nghị viện dẫn đầu. Các phát biểu khai mạc tại hội nghị của 3 nước chủ trị Hội nghị MSEAP 3 lần này cùng đánh giá tình hình thế giới sau 1 năm  kể từ hội nghị MSEAP 2 năm 2017, nhấn mạnh ý nghĩa  quan trọng của môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường.

Toàn cảnh hội nghị.

Trong phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim đánh giá cao sáng kiến hợp tác Á - Âu về kinh tế, góp phần  kết nối và gia tăng sức mạnh của các nền kinh tế trong khu vực này. Nhấn mạnh vai trò của Nghị viện trong việc đảm bảo và thúc đẩy hợp tác Á Âu nhằm tăng cường liên kết khu vực trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc hợp tác hoà bình, bình đẳng và cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương liên hợp Quốc, đóng góp cho sự phát triển và thịnh vượng chung của tất cả các nước. Khuyến nghị xây dựng các chương trình hợp tác  giữa các Nghị viện Á Âu thúc đẩy hợp tác về kinh tế và đối phó với những thách thức toàn cầu như khủng bố Quốc tế, chủ nghĩa bạo lực cực đoan, biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, nghèo đói, bất bình đẳng và những vấn đề cấp bách khác, hướng tới thực thi có hiệu quả Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững, Đánh gía cao sáng kiến của Chủ tịc Đuma Quốc gia Nga và chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc  cũng như những nỗ lực của các bên liên quan nhằm thúc đẩy cơ chế hợp tác MSEAP và đề ra những phương hướng nhiệm vu phát triển MSEAP  trong tương lai.

Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đề cập đến vấn đề cần thúc đẩy đó là là giải quyết các vấn đề nhân đạo, phát triển con người. Khu vực Á - Âu đang tiếp tục đối phó với bất ổn như Afganishtan vẫn còn khao khát hòa bình, chưa được tận hưởng tự do, những khu vực khác như Ajeckbaizan với những vùng đất đang trong tình trạng chiếm đóng, những nơi đang phải chịu cô lập, bị chiếm đóng bởi các thế lực khủng bố, mong mỏi được phục hồi…Dẫn chứng con số đáng báo động, trong vòng 7 năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã đón 3,5 triệu người từ Siry. Vì vậy các quốc gia Á - Âu cần hợp tác giải quyết vấn đề nhân đạo, cần có chương trình hoạt động cụ thể và chiến lược chung để tìm ra phương hướng giải quyết.

 Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim đánh giá cao sáng kiến hợp tác Á - Âu về kinh tế, góp phần  kết nối và gia tăng sức mạnh của các nền kinh tế trong khu vực.

Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim khẳng định: “Chúng tôi cũng đã nỗ lực xây dựng một môi trường hòa bình bảo đảm an ninh, ngăn ngừa tình trạng lạm sát người vô tội. Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp nguồn lực cho các quốc gia giải quyết các vấn đề nhân đạo trong khuôn khổ các hoạt động đa phương. Chúng tôi cũng nỗ lực xây dựng môi trường hòa bình, bảo đảm phúc lợi cho người dân, ngăn ngừa chủ nghĩa khủng bố… Chúng ta cần nỗ lực gạt bỏ chủ nghĩa khủng bố ra ngoài vòng quay phát triển của thế giới với các biện pháp hiệu quả hơn, cần có các tiêu chuẩn kép để bảo đảm cho các tổ chức, các nỗ lực xóa bỏ những tác động của chủ nghĩa khủng bố, các tổ chức khủng bố, xóa bỏ tình trạng hỗ trợ tài chính, buôn bán vũ khí cho khủng bố… 

Điểm lại những kết quả cụ thể của MSEAP 1-2, trong đó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga V.Volodin đánh giá rằng quan hệ hợp tác các nước Á - Âu thực sự đã nâng lên tầm cao mới  với việc tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc giữa 15 đoàn đại biểu cấp cao của nghị viện các nước thành viên cùng trao đổi các vấn đề về phát triển kinh tế cũng như giải quyết các vấn đề nhân đạo, giải quyết các tiến trình trong khu vực và trên thế giới, hợp tác của chúng ta được dựa trên tinh thần tôn trọng và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và tôn trọng chủ quyền cũng như luật lệ của các quốc gia thành viên. Đó là những nỗ lực đạt được trong khu vực trung đông, những trao đổi với Iran cũng như các quốc gia Trung Đông đã có được kết quả tích cực bước đầu giúp cộng đồng người Serya xây dựng lại các khu cư trú như tạo điều kiện cho những người Serya tị nạn và được trở lại cộng đồng. Đây chính là nỗ lực mà các nghị viện thành viên đã đóng góp một cách hết sức có ý nghĩa. Đồng thời việc gặp gỡ giữa nhà lãnh đạo Bắc Triều tiên và cộng hoà Hàn Quốc để trao đổi về những hợp tác cũng như các hiệp định đã đem lại hoà bình, ổn định trên bán đảo triều tiên. Đó thực sự là những nỗ lực thực hiện mục tiêu chung là hướng tới sự ổn định và hoà bình trong khu vực.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 3. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN

Chủ tịch Duma Quốc gia Nga V.Volodin nhấn mạnh: "Ngày hôm nay chúng ta có thể thông báo rằng với việc tham dự hội nghị lần này tham gia vào đối thoại điều đó đã chứng kiến sự hội nhập và tham gia tích cực và đã cho thấy 1 cách tiếp cận toàn diện đối với các vấn đề mà các nước chúng ta đang đối mặt. Từ đó thúc đẩy tăng cường lòng tin giữa các quốc gia và các nghị viện của chúng ta. Đây chính là thời điểm chúng ta cần trao đổi hơn nữa giữa các thành viên Nghị viện và chúng tôi sẽ hỗ trợ mạnh mẽ các nỗ lực và chúng tôi tin rằng chúng ta đang đi đúng hướng trong thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên. Chúng ta đã có ban thư ký hết sức năng động hỗ trợ chúng ta nhiệt tình với chương trình hội nghị. Và Những khuyến nghị của các nghị viện sẽ đóng góp vào thành công cuả  hội nghị và sẽ đem lại 1 nền tảng sâu rộng hơn trong khu vực Á - Âu hướng tới phát triển ổn định trong khu vực".

 Trong bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Moon Hee Sang đã nhắc lại câu nói "chúng ta đi nhanh hãy đi 1 mình và muốn đi xa thì chúng ta hãy đi cùng nhau". Điều đó cho thấy sự coi trọng của Hàn Quốc trong việc xây dựng cộng đồng bao trùm. Ông Moon Hee Sang. Khẳng định: Dù nền văn minh, văn hoa, tôn giáo, chủng tộc, tập quán của chúng ta có đa dạng nhưng cần trọng sự đa dạng đó và thúc đẩy tinh thần cộng đồng gắn kết chúng ta thành một khối thống nhất, duy trì hoà bình ổn định và phát triển thịnh vượng. Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc cũng nhấn mạnh  nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi các nước trong khu vực Á - Âu phải quan tâm - đó là việc mang lại hào bình vững chắc cho bán đảo triều tiên. Làm được điều này cần có sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế bao gồm cả MSEAP đối với những nỗ lực của Hàn Quốc trong việc thúc đẩy hoàn bình trên bán đảo triều tiên.

Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Moon Hee Sang cho rằng: “Việc chủ động trao đổi thông tin giữa Quốc hội sẽ giúp ta tìm ra các biện pháp lập hiệu quả nhanh chóng hướng tới hợp tác quốc tế, đóng góp quan trọng và đáp ứng hiệu quả trước các vấn đề ta phải đối mặt. Vì vậy, tôi đề xuất từ Hội nghị MSEAP lần 4 trở đi, ta sẽ có 2 tới 3 phiên quốc hội riêng rẽ ngoài phiên toàn thể, và coi đây là nền tảng cho các nhà lập pháp của các quốc gia thành viên để thảo luận các vấn đề cò tồn đọng và các vấn đề cụ thể lien quan đến hợp tác khu vực Á - ÂU. Tôi cũng hi vọng ta có thể đưa ra quy chế và quy định cho MSSEAP để củng cố nền tảng thế chể và thúc đẩy sự phát triển, để MSEAP có thể có những đóng góp mang tính hệ thống hơn vào thịnh vượng và sự phát triển của cộng đồng khu vực Á - Âu".

Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 3.

Năm 2016, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc cùng đưa ra sáng kiến hình thành hợp tác nghị viện Á - Âu với cơ chế Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á - Âu gọi tắt là MSEAP được tổ chức hàng năm  nhằm phối hợp hành động giữa các cơ quan lập pháp khu vực Á - Âu và nâng cao vai trò của ngoại giao Nghị viện. Văn kiện cuối cùng của MSEAP là tuyên bố chung được các trưởng đoàn tham dự hội nghị ký kết. Tại hội nghị lần thứ 3 với chủ đề: Hợp tác kinh tế, môi trường và phát triển bền vững Á - Âu, hội nghị sẽ ra tuyên bố của hội nghị. Tại hội nghị này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ có bài phát biểu quan trọng thể hiện sự đóng góp và ủng hộ của Việt Nam đối với liên bang Nga và Hàn Quốc với cương vị đồng Chủ tịch cơ chế hợp tác quan trọng này cũng như đóng góp vào sự phát triển bền vững khu vực Á - Âu.

Hải Yến