Đến dự Phiên họp còn có: Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Phó trưởng Tiểu ban Võ Trọng Việt; Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó trưởng Tiểu ban Phan Văn Giang cùng các Ủy viên của Tiểu ban An ninh, Trật tự và Y tế.
Căn cứ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13, Nghị quyết số 133/2020/QH14 của Quốc hội về Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Nghị quyết số 11/NQ-HĐBCQG của Hội đồng bầu cử quốc gia về việc thành lập Tiểu ban an ninh, trật tự và Y tế (Tiểu ban), Tiểu ban và Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội xây dựng Kế hoạch phối hợp kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và y tế trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Phiên họp thứ Nhất của Tiểu ban An ninh, trật tự và Y tế.
Mục đích của việc thành lập Tiểu ban là nhằm giúp Hội đồng bầu cử quốc gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và y tế; chủ động phát hiện, kiến nghị Hội đồng bầu cử quốc gia chỉ đạo xử lý kịp thời mọi âm mưu và hoạt động chống phá cuộc bầu cử, bảo đảm cho cuộc bầu cử diễn ra an toàn trong phạm vi cả nước. Thực hiện đúng nhiệm vụ, nội dung, chương trình đã thông qua, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm. Ngoài ra là còn kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và y tế trong quá trình chuẩn bị, tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Đối tượng kiểm tra, giám sát là một số Bộ, ngành ở trung ương, gồm: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và một số Bộ, ngành có liên quan. Một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gồm: Khu vực phía Bắc, khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, khu vực phía Nam.
Tại Phiên họp, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết: Để đảm bảo cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2025, Bộ Quốc phòng triển khai một số nội dung thiết thực.
Một là, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiếp tục quán triệt triển khai thực hiện thực hiện nghiêm Chỉ thị 45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp 2021-2026 và các nội dung chỉ đạo của Hội đồng bầu cử quốc gia.
Hai là, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch bảo vệ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp 2021- 2026; xây dựng kế hoạch, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên địa bàn đóng quân bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối bảo vệ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp 2021-2026.
Ba là, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng nắm chắc tình hình vùng trời, vùng biển, đảo, biên giới, nội ngoại biên, không gian mạng và tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn cả nước để kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước xử lý kịp thời các tình huống xảy ra, không để bị động, bất ngờ.
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu tại Phiên họp.
Bốn là, tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng của Quân đội phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an thực hiện Nghị định số 03/2014/NĐ-CP; làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 46-CT/TW và Kết luận số 32-KL/TW; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xử lý tốt các tình huống ngay từ cơ sở không để diễn biến xấu và lây lan, kéo dài.
Năm là, chỉ đạo cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi nắm chắc tình hình trên không gian mạng, ngăn chặn, bóc gỡ, triệt phá những tin, bài chống phá Đảng, Nhà nước, quân đội, kích động người dân tụ tập, biểu tình, gây rối...
Sáu là, tiếp tục triển khai, thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới; tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, kết hợp chặt chẽ công tác phòng, chống dịch với thực hiện tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
Thực hiện công việc cho bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2025, Bộ Y tế đã ban thành Kế hoạch phụ vụ và chăm sóc sức khỏe cho các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; phóng viên trong và quốc tế; cán bộ nhân viên tham gia phục vụ bầu cử.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết: Bô Y tế đã xây dựng kế hoạch tổng thể về công tác y tế phục vụ bầu cử Quốc gia bao gồm các công việc: Đảm bảo vệ sinh môi trường, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra trước và trong thời gian diễn ra Hội đồng bầu cử Quốc gia. Bên cạnh đó là đảm bảo tốt an toàn vệ sinh thực phẩm, phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức kiểm dịch trước và trong thời gian diễn ra bầu cử Quốc gia.
Bố trí nhân lực, phương tiện, thuốc, trang thiết bị để thực hiện chăm sóc y tế đối với đối tượng tham dự Hội đồng bầu cử Quốc gia. Bố trí các Tổ y tế, bệnh viện để xử trí các trường hợp cấp cứu và điều trị kịp thời đối với các đại biểu Hội đồng bầu cử Quốc gia trong trường hợp không may bị ốm, chấn thương, tai nạn. Chuẩn bị sẵn các đội cấp cứu lưu động, dự phòng để ứng cứu trong trường hợp xảy ra những tình huống cấp cứu chấn thương, cháy nổ, ngộ độc hàng loạt, thảm hoạ nêu có.
Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Trưởng Tiểu ban An ninh, trật tự và Y tế Đỗ Bá Tỵ phát biểu kết luận Phiên họp.
Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Trưởng Tiểu ban An ninh, trật tự và Y tế Đỗ Bá Tỵ khẳng định: Về cơ bản, các Ủy viên của Tiểu ban nhất trí với nội dung của các dự thảo văn bản, nội dung đề xuất đã bám sát quy định của Luật bầu cử, quy chế hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia, nghị quyết thành lập Tiểu ban quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ của các thanh viên Tiểu ban.
Về Chương trình hoạt động của Tiểu ban và kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác bầu cử Cơ bản Tiểu ban nhất trí với dự kiến chương trình hoạt động và kế hoạch hoạch kiểm tra, giám sát công tác bầu cử Các cuộc họp, tổ chức đoàn đi kiểm tra, giám sát phù hợp, bám sát chương trình hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo dự kiến, Tiểu ban sẽ có 5 phiên họp và trong trường hợp cần thiết sẽ họp bất thường nếu thấy cần thiết. Bộ Công an, Bộ Quôc phòng, Bộ Y tế và Ủy ban bầu cử các tỉnh, thành phố cần chủ động, bám nắm tình hình an ninh, an toàn trật tự xã hội để cung cấp thông tin, thực hiện chế độ báo cáo Tiểu ban và Hội đồng bầu cử theo dự kiến. Sau phiên họp tới Hội đồng bầu cử Quốc gia và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành kế hoạch cụ thể về công tác kiểm tra, giám sát bầu cử. Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị Tổ giúp việc, căn cứ và kế hoạch chung để sắp xếp hợp lý thời gian, địa điểm và thành phần công tác phối hợp kiểm tra, giám sát để xây dựng kế hoạch chính thức: việc tổ chức các đoàn đi địa phương cần sắp xếp hợp lý, trọng tâm, trọng điểm, tránh giàn trải, lãnh phí.
Về nhiệm vụ của các Bộ đã được nêu trong Chương trình hoạt động của Tiểu ban. Hiện nay, các Bộ đang tập trung cho công tác bảo đảm an ninh, trật tự và y tế cho Đại hội Đảng XIII. Đề nghị các đồng chí ủy viên tiếp tục nêu cao tinh thần chủ động, thực hiện nghiêm, hiệu quả kế hoạch, phương án đã triển khai đồng thời xây dựng các kế hoạch chi tiết bảo đảm an ninh, an toàn cho bầu cử theo chức năng, nhiệm vụ được phân công Trong xây dựng các phương án cần rà soát, nghiên cứu kỹ, đặc thù địa phương, địa bàn, các phương án có thể diễn ra để chủ động trong việc xử lý tình huống. Về các nội dung cụ thể, đề nghị Văn phòng và Tổ giúp việc rà soát, nghiên cứu tiếp thu, gửi xin ý kiến các thành viên Tiểu ban, để sớm hoàn chỉnh, ban hành văn bản theo chương trình làm việc.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cũng đề nghị các thành viên Tiểu ban căn cứ vào nhiệm vụ đã được phân công, chỉ đạo sát sao các cơ quan liên quan để giúp cho Tiểu ban hoàn thành nhiệm vụ được Hội đồng bầu cử Quốc gia giao./.