• Phiên họp thứ 36
  • Phiên họp thứ 35
  • Phiên họp thứ 34
  • Phiên họp thứ 33
  • Phiên họp thứ 32
  • Phiên họp thứ 31
  • Phiên họp thứ 30
  • Phiên họp thứ 29
  • Phiên họp thứ 28
  • Phiên họp thứ 27
  • Phiên họp thứ 26
  • Phiên họp thứ 25
  • Phiên họp thứ 24
  • Phiên họp thứ 23
  • Phiên họp thứ 22
  • Phiên họp thứ 21
  • Phiên họp thứ 20
  • Phiên họp thứ 19
  • Phiên họp thứ 18
  • Phiên họp thứ 17
  • Phiên họp thứ 16
  • Phiên họp thứ 15
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thứ 12
  • Phiên họp thứ 11
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 1
  • Quốc hội khóa XIII
  • Quốc hội khóa XII
  • Quốc hội khóa XI
  • Quốc hội khóa X
  • KHAI MẠC PHIÊN HỌP THỨ 37 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI.

    09/09/2019

    Sáng ngày 09/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 37. Theo dự kiến chương trình, phiên họp này sẽ kéo dài từ ngày 09/9 đến ngày 20/9 với nhiều nội dung quan trọng để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV.

    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 37 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

    Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, tiến hành giám sát chuyên đề và quyết định một số vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    Một là, xem xét cho ý kiến về các nội dung về 12 dự án luật. Trong đó có 4 dự án Luật trình Quốc hội xem xét thông qua và 8 dự án trình cho ý kiến lần đầu.

    Theo đó, các dự thảo Luận được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến gồm: dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật Chứng khoán (sửa đổi); Luật Thanh niên (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).

    Hai là, cho ý kiến về 2 dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 là Nghị  quyết của Quốc hội về xử lý tiền thuế nợ đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước; Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021- 2025. Chủ tịch Quốc hội cho biết, đây là đề án lớn nhằm tích hợp các chính của Đảng, Nhà nước đối với cho đồng bào dân tộc thiểu số.

    Ba là, cho ý kiến về phương án phân bổ sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2018; cho ý kiến về sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về quản lý và sử dụng nguồn thu từ thoái vốn, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh hải quan.

    Bốn là, cho ý kiến về các báo cáo công tác tư pháp, hoạt động kiểm toán Nhà nước và các báo cáo quan trọng khác.

    Năm là, cho ý kiến việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8.

    Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012-2018”.

    Sáu là, xem xét, quyết định việc thành lập 04 phường thuộc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thành lập các phường và thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương; việc thành lập thị xã Sa Pa và các phường trực thuộc trên cơ sở sắp xếp, sáp nhập và điều chỉnh các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

    Toàn cảnh Phiên họp thứ 37 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

    Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, thực hiện kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 36, các cơ quan đã tích cực hơn trong việc chuẩn bị các nội dung để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tuy nhiên vẫn còn một số tài liệu chưa được gửi đúng hạn, đề nghị các cơ quan lưu ý, rút kinh nghiệm.

    Nhấn mạnh khối lượng công việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, giải quyết tại phiên họp 37 rất nhiều nội dung quan trọng nhất là các nội dung trình tại Kỳ họp thứ 8 nên thời gian làm việc tương đối dài, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung tham dự phiên họp, điều hành linh động khoa học.

    Trong phiên họp buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều./.

    Bảo Yến - Trọng Quỳnh