• Phiên họp thứ 10
  • Phó Chủ tịch Nguyễn Khắc Định
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 1
  • Quốc hội khóa XI
  • Quốc hội khóa X
  • CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ LĐ,TB&XH: THỰC TRẠNG, TRÁCH NHIỆM VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẤN ĐỀ ĐƯA LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

    15/08/2019

    Thực hiện chương trình chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 15/8, vấn đề về xuất khẩu lao động, giáo dục nghề nghiệp, chính sách đối với người có công đã được các đại biểu quan tâm đặt câu hỏi đối với Bộ trưởng Bộ LĐ, TB&XH Đào Ngọc Dung.

    Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn

    Tại Phiên chất vấn, Đại biểu Trần Văn Lâm – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang, đặt ra vấn đề về tình trạng cử tri phản ánh thời gian vừa qua, người lao động đi xuất khẩu phải trả chi phí cao gấp nhiều lần; quyền lợi người lao động gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, nhiều trường hợp người lao động tư ý phá bỏ hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài, mất ổn định thị trường lao động. Đề nghị Chính phủ cho biết rõ thực trạng, trách nhiệm và biện pháp quản lý nhà nước về vấn đề này?

    Trả lời vấn đề đại biểu nêu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, về cơ bản, Bộ LĐ,TB&XH và các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Thời gian gần đây, địa bàn xuất khẩu lao động được mở rộng sang Úc, Đức, Công hòa Séc; lĩnh vực lao động theo ngành nghề cũng mở rộng theo hướng thuận lợi hơn; việc đưa lao động xuất khẩu chuyển từ thế bị động sang chủ động. Bộ đã siết rất chặt các quy định về đưa người đi lao động tại các công ty, doanh nghiệp môi giới. tuy nhiên mức tiền phí để đi xuất khẩu đúng là có sự cao thấp giữa các doanh nghiệp, Bộ đã dùng các quy định của pháp luật và nhiều biện pháp chặt chẽ để xử lý vấn đề này.

    Về tình trạng bỏ trốn của một số lao động đi xuất khẩu (chủ yếu xảy ra ở Hàn Quốc), cả phía nước ta và nước bạn đã phối kết hợp chặt chẽ, xử lý nghiêm các tình trạng bỏ trốn, do đó tình trạng này đã giảm khoảng từ 55% xuống còn 33%.

    Chất vấn tại Phiên họp, đại biểu Trần Thị Hằng- Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh, đề nghị Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết những đột phá về giáo dục nghề nghiệp sau hơn 2 năm triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội?

    Trả lời vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ LĐ, TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, sau khi có Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định về thống nhất một đầu mối quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, toàn ngành và lãnh đạo Bộ LĐ, TB&XH đã tập trung và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. Phấn đấu số người học nhiều hơn, chất lượng đào tạo nâng lên, đầu ra phải được cải thiện, tạo được sự ủng hộ của xã hội về giáo dục nghề nghiệp.

    Bên cạnh đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nội dung này đã được ban hành đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Theo đó có 63 văn bản khác nhau với 8 Nghị định của Chính phủ quy định và hướng dẫn về giáo dục nghề nghiệp. Về tuyển sinh, kết quả tuyển sinh năm 2019 đã đạt và vượt cùng kỳ năm 2018, đầu vào cao hơn. Gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp được tích cực đẩy mạnh, các nhà trường ký hợp tác với doanh nghiệp và đặt hàng cho đầu ra. Dự kiến đến tháng 9 Chính phủ sẽ tổ chức một diễn đàn quy mô lớn liên quan đến nâng cao, nâng tầm kỹ năng cho lao động Việt Nam. Nhiều học sinh trường nghề sau khi tốt nghiệp đã có việc làm ngay; các trường nghề đã có cam kết về đầu ra và mức lương cơ bản cho lao động. Tuy nhiên, Bộ LĐ, TB&XH vẫn ý thức đây mới là kêt quả ban đầu, cần có sự cố gắng, phát huy nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

    Đại biểu Trương Minh Hoàng chất vấn tại Phiên họp

    Đưa ra vấn đề chất vấn tại Phiên họp, đại biểu Trương Minh Hoàng – Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau đánh giá, việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh người có công còn rất chậm, đề nghị Bộ chủ quản cho biết rõ thêm về vấn đề chậm trễ này. Bên cạnh đó, việc quy định chính sách đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng hiện nay có điểm bất cập đó là nếu bà mẹ có nuôi hai con nuôi thì được truy tặng danh hiệu, còn nếu nuôi một con nuôi và một cháu nuôi thì không được truy tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng. Vấn đề này cần khắc phục ra sao?

    Về vấn để sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật, Bộ trưởng Bộ LĐ, TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, theo Luật Ban hành văn ban quy phạm pháp luật, trong tháng 10 này Bộ LĐ, TB&XH sẽ trình việc sửa đổi Pháp lệnh người có công; theo lộ trình, tháng 12 sẽ trình chính thức tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thời gian vừa qua, Bộ đã có sự phối hợp chặt chẽ với Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội, các thủ tục và quy trình sửa đôi Pháp lệnh về cơ bản đã đảm bảo tiến độ. Việc lấy ý kiến được tổ chức rộng rãi; đã lấy xong ý kiến các cấp, các ngành, các địa phương; đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân và gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội. Đảm bảo đúng tinh thần và lộ trình là tháng 12 tới đây sẽ trình Dự án Pháp lệnh người có công sửa đổi ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Một số trường hợp là cụ thể về truy tặng liệt sỹ mà quy định của pháp luật chưa điều chỉnh thì Bộ đang trình xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ để đưa ra văn bản cá biệt để giải quyết những trường hợp các biệt.

    Về trường hợp cụ thể bà mẹ Việt Nam anh hùng, Bộ trưởng cho biết, việc xây dựng pháp luật này không thuộc thẩm quyền của hiện nay, tuy nhiên Pháp lệnh về bà mẹ Việt Nam anh hùng vẫn còn nhiều điểm vướng, Bộ đã phối hợp với một số Bộ, ngành hữu quan đã kiến nghị Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng để trình Chính phủ tiếp thu các ý kiến để giải quyết một số điểm vướng mắc về Chính sách để giải quyết triệt để./.

    Hồ Hương- Trọng Quỳnh

    Các bài viết khác