• Hội đồng Nhân dân
  • Phiên họp thứ 56
  • Tin Đoàn Đại biểu Quốc hội
  • Phiên họp thứ 54
  • Phiên họp thứ 53
  • Phiên họp thứ 52
  • Phiên họp thứ 51
  • Phiên họp thứ 50
  • Phiên họp thứ 49
  • Phiên họp thứ 48
  • Phiên họp thứ 47
  • Phiên họp thứ 46
  • Phiên họp thứ 45
  • Phiên họp thứ 44
  • Phiên họp thứ 43
  • Phiên họp thứ 42
  • Phiên họp thứ 41
  • Phiên họp thứ 40
  • Phiên họp thứ 39
  • Phiên họp thứ 38
  • Phiên họp thứ 37
  • Phiên họp thứ 36
  • Phiên họp thứ 35
  • Phiên họp thứ 34
  • Phiên họp thứ 33
  • Phiên họp thứ 32
  • Phiên họp thứ 31
  • Phiên họp thứ 30
  • Phiên họp thứ 29
  • Phiên họp thứ 28
  • Phiên họp thứ 27
  • Phiên họp thứ 26
  • Phiên họp thứ 25
  • Phiên họp thứ 24
  • Phiên họp thứ 23
  • Phiên họp thứ 22
  • Phiên họp thứ 21
  • Phiên họp thứ 20
  • Phiên họp thứ 19
  • Phiên họp thứ 18
  • Phiên họp thứ 17
  • Phiên họp thứ 16
  • Phiên họp thứ 15
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thứ 12
  • Phiên họp thứ 11
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 1
  • Quốc hội khóa XIII
  • Quốc hội khóa XII
  • Quốc hội khóa XI
  • Quốc hội khóa X
  • UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN VIỆC KÝ HIỆP ĐỊNH BHXH GIỮA 02 CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM VÀ NƯỚC ĐẠI HÀN DÂN QUỐC

    22/11/2021

    Thực hiện chương trình Phiên họp thứ 5, sáng 22/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc ký Hiệp định Bảo hiểm xã hội giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung làm việc.

     

     Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày Tờ trình

    Trình bày tờ trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, từ ngày 01/12/2018, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ tham gia BHXH bắt buộc và được thụ hưởng với chế độ ốm đau, thai sản, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; từ ngày 01/01/2022 sẽ tham gia và được thụ hưởng thêm 2 chế độ là hưu trí và tử tuất. Cùng với quy định nêu trên của Việt Nam, từ ngày 01/01/2022, theo Luật Hưu trí quốc gia của Hàn Quốc, người lao động Việt Nam khi làm việc tại Hàn Quốc cũng sẽ tham gia và được thụ hưởng từ chương trình hưu trí quốc gia của Hàn Quốc. Như vậy, việc bổ sung quy định áp dụng BHXH bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định của Luật BHXH năm 2014 đã không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc mà còn góp phần bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam khi đi làm việc tại nước ngoài.

    Tuy nhiên, với quy định áp dụng BHXH nêu trên cũng phát sinh nghĩa vụ đóng song trùng BHXH, người lao động Việt Nam khi đi làm việc tại Hàn Quốc sẽ vừa phải đóng BHXH ở Việt Nam (theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội), vừa phải đóng BHXH theo Luật Hưu trí quốc gia của Hàn Quốc cũng tương tự đối với người lao động Hàn Quốc khi làm việc tại Việt Nam. Theo thông lệ quốc tế, các quốc gia sẽ giải quyết vấn đề nêu trên bằng việc thỏa thuận thông qua các Hiệp định song phương hoặc đa phương về BHXH.

    Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng cho biết, trong bối cảnh Việt Nam và Hàn Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, lao động, xã hội, giao lưu nhân dân; cùng với đó, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc và số lao động Hàn Quốc đến Việt Nam làm việc ngày càng tăng. Để đảm bảo tuân thủ pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc, tránh đóng song trùng BHXH, đồng thời tối ưu hóa quyền lợi của người lao động là công dân hai nước, từ năm 2015 đến nay, Chính phủ hai bên đã trao đổi, đàm phán và về cơ bản đã thống nhất nội dung dự thảo Hiệp định về BHXH giữa hai nước. Việc tiến tới ký kết Hiệp định là sự ghi nhận kết quả của quá trình đàm phán giữa Chính phủ hai nước Việt Nam - Hàn Quốc và cũng là tiền đề để Việt Nam tiếp tục mở rộng hoạt động đàm phán Hiệp định về BHXH trong thời gian tới.

    Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà trình bày báo cáo thẩm tra

    Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà nêu rõ, Ủy ban Đối ngoại nhất trí về sự cần thiết ký Hiệp định nhằm tránh tình trạng đóng BHXH hai lần, tối ưu hóa quyền lợi về BHXH cho người lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc cũng như người lao động Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền an sinh xã hội đã được ghi nhận trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội năm 1966 của Liên hợp quốc.

    Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, việc ký các Hiệp định BHXH song phương nói chung, Hiệp định BHXH với Hàn Quốc nói riêng phù hợp với Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách BHXH theo hướng phát triển hệ thống chính sách BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế; rà soát, sửa đổi các quy định về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia BHXH bắt buộc, gắn với việc đẩy mạnh đàm phán, ký kết hiệp định song phương về BHXH. Đồng thời, việc ký kết Hiệp định góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác toàn diện giữa hai nước, nhất là trong bối cảnh số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc và số lao động Hàn Quốc đến Việt Nam ngày càng tăng và tạo tiền đề thuận lợi cho việc ký các hiệp định song phương về BHXH với các quốc gia có quan hệ hợp tác về lao động với Việt Nam.

    Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại cho biết, hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tuân thủ quy định của Luật Điều ước quốc tế (Điều 17) về hồ sơ trình đề xuất ký điều ước quốc tế, chỉ còn thiếu dự kiến kế hoạch thực hiện Hiệp định. Có ý kiến đề nghị làm rõ danh nghĩa ký, người đại diện ký, ngôn ngữ, hiệu lực, quyền và nghĩa vụ phát sinh sau khi Hiệp định được ký kết. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng việc lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan còn thực hiện trong diện hẹp, chưa có ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp (như người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc, doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng lao động là người Hàn Quốc...).

    Đối với nội dung Chính phủ xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tính hưởng chế độ hưu trí, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại cho biết, theo quy định của Hiệp định, thời gian đóng BHXH đối với thời gian làm việc ở Hàn Quốc sẽ được tính theo Luật Hưu trí quốc gia Hàn Quốc và được chi trả từ Quỹ Hưu trí quốc gia Hàn Quốc; thời gian đóng BHXH tại Việt Nam sẽ được tính theo Luật BHXH của Việt Nam và được chi trả từ Quỹ hưu trí và tử tuất của Việt Nam. Như vậy, sẽ có trường hợp lao động nữ có dưới 15 năm đóng BHXH và lao động nam có dưới 20 năm đóng BHXH tại Việt Nam nhưng đủ điều kiện tính hưởng chế độ hưu trí do tính gộp thời gian đóng bảo hiểm ở cả Việt Nam và Hàn Quốc; pháp luật Việt Nam cần có quy định về mức tính lương hưu hằng tháng đối với người lao động trong trường hợp này để có căn cứ tính và chi trả chế độ hưu trí hằng tháng…

    Trên cơ sở Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các Ủy ban của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội, Báo cáo phối hợp thẩm tra của Thường trực Ủy ban Pháp luật, Thường trực Ủy ban Xã hội, Ủy ban Đối ngoại nhất trí kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý việc Chính phủ ký Hiệp định Bảo hiểm xã hội giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc; Đề nghị Chính phủ sớm đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 trình Quốc hội theo quy định nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và để Hiệp định này sớm được thực thi đầy đủ trên thực tế (đối với nội dung tính gộp thời gian đóng BHXH).

    Phát biểu tại phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tán thành quan điểm Chính phủ Việt Nam ký các Hiệp định BHXH song phương nói chung và với Hàn Quốc nói riêng, nhằm triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW; việc ký kết này sẽ góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược toàn diện; tạo cơ sở pháp lý để thực hiện một số Luật mới ban hành. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ có giải trình cụ thể hơn về các nội dung như thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí; cách tính hưởng chế độ hưu trí; việc áp dụng trực tiếp một phần Hiệp định; tác động của việc đóng hưởng đối với quỹ BHXH khi Hiệp định có hiệu lực…

    Thảo luận tại Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban Xã hội đồng tình việc ký kết Hiệp định, tuy nhiên đề nghị Chính phủ làm rõ thêm chế tài và hướng xử lý xung đột pháp luật về việc trốn đóng BHXH; tính tương thích của Hiệp định này với các Hiệp định có liên quan; Hiệp định này sau khi có hiệu lực thì có phải sửa các văn bản quy phạm pháp luật nào không?

    Chủ tịch Quốc hội cho ý kiến

    Nhấn mạnh đây là Hiệp định toàn diện về BHXH song phương đầu tiên của Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, nội dung này rất cần thiết, đã được Chính phủ hai nước bắt đầu đàm phán từ năm 2015 và đã thống nhất được nhiều nội dung lớn. Việc ký kết Hiệp định này nhằm tránh tình trạng đóng BHXH 2 lần và bảo đảm tối ưu hóa quyền lợi về BHXH của người lao động làm việc tại hai quốc gia.

    Theo Chủ tịch Quốc hội, hiện số lượng lao động của Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc và người Hàn Quốc sinh sống, làm việc tại Việt Nam rất đông, ngày càng tăng lên trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Do đó, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần tiếp thu ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trao đổi bổ sung, đánh giá tác động kỹ hơn về mặt tài chính, từ đó thúc đẩy sớm ký kết Hiệp định phục vụ cho hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong thời gian tới.

    100%  thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết đồng ý về nguyên tắc ký Hiệp định

    Kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, 100%  thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết đồng ý về nguyên tắc ký Hiệp định Bảo hiểm xã hội giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc. Việc ký hiệp định phải phù hợp với chủ trương của Đảng về cải cách BHXH, phù hợp luật pháp Việt Nam, đẩy mạnh đàm phán ký kết hiệp định song phương về BHXH; góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam- Hàn Quốc.

    Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, sau phiên họp, Ban cán sự Đảng Chính phủ có văn bản xin ý kiến Bộ Chính trị. Sau khi có ý kiến của Bộ Chính trị, Ủy ban Đối ngoại phối hợp phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng các Bộ, ngành hữu quan hoàn thiện Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này. Căn cứ kết luận, Chính phủ quyết định ký kết Hiệp định này theo quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2016./.

    Hồ Hương- Nghĩa Đức