• Quốc hội khóa XV
  • Kỳ họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 24
  • Phiên họp thứ 23
  • Phiên họp thứ 22
  • Phiên họp thứ 21
  • Phiên họp thứ 20
  • Phiên họp thứ 19
  • Phiên họp thứ 18
  • Phiên họp thứ 17
  • Phiên họp thứ 16
  • Phiên họp thứ 15
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thứ 12
  • Phiên họp thứ 11
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 1
  • Quốc hội khóa XIII
  • Quốc hội khóa XII
  • Quốc hội khóa XI
  • Quốc hội khóa X
  • Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi): Chưa đảm bảo tính độc lập của cơ quan thanh tra

    15/06/2010

    (VOV) - Nhiều đại biểu mong muốn có một cơ quan thanh tra độc lập, chỉ chịu sự giàng buộc, chỉ đạo của Đảng, như vậy việc làm trong sạch trong quản lý kinh tế, xã hội sẽ được cải thiện hơn

    Chiều 14/6, Quốc hội làm việc tại Hội trường, cho ý kiến với dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi).

     

    Các đại biểu đều tán thành về sự cần thiết sửa đổi Luật Thanh tra năm 2004. Tuy nhiên, các đại biểu cũng đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ hơn địa vị pháp lý của Cơ quan thanh tra, bởi những sửa đổi, bổ sung như trong dự thảo Luật chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa địa vị pháp lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra; chưa tương xứng với vị trí của một cơ quan ngang bộ có chức năng quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước...

    Đại biểu Đặng Huyền Thái phát biểu (Ảnh: Viết Thành)

     

    Đại biểu Điểu K’Ré (đoàn Đắk Nông) đề nghị cần phải đề cao vai trò người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, mặt khác phải đảm bảo tính độc lập tương đối của cơ quan thanh tra theo hướng: Chánh thanh tra tỉnh phải do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh đề nghị, còn Tổng Thanh tra Chính phủ bổ nhiệm và cấp huyện cũng tương tự như vậy.

     

    Qua thảo luận, nhiều đại biểu cũng cho rằng, dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) nêu khái niệm thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và tổ chức thành nhiều bậc thanh tra sẽ khó nâng cao hiệu quả thanh tra. Thực tế, thời gian vừa qua, Thanh tra Chính phủ và thanh tra khác đã cùng tổ chức nhiều cuộc thanh tra gây nên sự chồng chéo, lãng phí.

     

    Nhiều đại biểu cho rằng, Luật Thanh tra (sửa đổi) cần cân nhắc quy định trên để tránh sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, để nâng cao hiệu lực hiệu quả của cơ quan thanh tra.

     

    Một nội dung được nhiều đại biểu thảo luận đó là có hay không quy định về Thanh tra nhân dân ở trong dự thảo Luật này. Nhiều ý kiến đồng tình với thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, cho rằng hoạt động của Thanh tra nhân dân hoàn toàn khác với Thanh tra nhà nước. Thanh tra nhân dân thực chất là tổ chức giám sát của nhân dân. Tuy nhiên, việc ban hành Luật Thanh tra mới thay thế Luật Thanh tra 2004, đồng thời lại tiếp tục duy trì quy định về Thanh tra nhân dân trong Luật 2004 là không phù hợp. Bởi khi Luật mới có hiệu lực và thay thế Luật Thanh tra 2004, thì không thể giữ lại chương quy định về Thanh tra nhân dân của Luật Thanh tra năm 2004.

     

    Có ý kiến đề nghị vẫn giữ chương về thanh tra nhân dân trong Luật Thanh tra để bảo đảm ổn định tổ chức và hoạt động của Thanh tra nhân dân, phương thức quan trọng bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Đại biểu Đặng Huyền Thái (đoàn Hà Nội) đề nghị Quốc hội cẩn trọng xem xét vấn đề này theo 2 cách: Thứ nhất, vẫn đưa thanh tra nhân dân vào trong Luật thanh tra (sửa đổi) lần này để thanh tra nhân dân có cơ sở pháp lý hoạt động. Bên cạnh đó, Chính phủ và MTTQ Việt Nam cần sơ kết thực hiện đánh giá hiệu quả thanh tra nhân dân. Thứ hai, nếu không đưa vào Luật sửa đổi lần này thì cần chuẩn bị một Luật riêng hoặc văn bản dưới Luật về thanh tra nhân dân.

     

    Tham gia đóng góp vào dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) lần này, nhiều đại biểu mong muốn có một cơ quan thanh tra độc lập, chỉ chịu sự giàng buộc, chỉ đạo của Đảng, như vậy việc làm trong sạch trong quản lý kinh tế, xã hội của chúng ta sẽ được cải thiện hơn nhiều.

     

    Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (đoàn Thanh Hoá) đồng tình với quan điểm trên và cho rằng, sau 5 năm thực hiện Luật Thanh tra đến nay, chúng ta đã có 21 cơ quan Tổng cục và các cục thành lập thanh tra. Điều này đòi hỏi những yêu cầu của thực tiễn. Dự thảo Luật lần này chưa làm rõ thanh tra chuyên ngành và thanh tra hành chính.

     

    Đại biểu cho rằng, cần giao thanh tra chuyên ngành cho cơ quan thực hiện quản lý chức năng về ngành và lĩnh vực đó; Chính phủ quy định một số Tổng cục, cục mà cần thiết phải có thanh tra chuyên ngành. Làm được như vậy sẽ hạn chế được sự tăng biên chế và tăng kinh phí hoạt động. Cơ quan chuyên ngành sẽ giúp chúng ta kiểm tra và xử lý vi phạm.

     

    Ngoài ra, các đại biểu cũng thảo luận nhiều vấn đề quan trọng khác của Luật Thanh tra (sửa đổi) như: cần làm rõ mối quan hệ giữa việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra hành chính với thanh tra chuyên ngành, tránh gây nên sự chồng chéo, không hiệu quả. Trong Luật thanh tra sửa đổi có quá nhiều bậc thanh tra, như thế sẽ gây ra sự chồng chéo. Các đại biểu cũng nêu ý kiến cần cân nhắc quy định Tổng Thanh tra Nhà nước phải là thành viên Chính phủ, vì như vậy việc thanh tra các cơ quan Chính phủ sẽ không khách quan.

     

    Ngày 15/6, theo chương trình làm việc, Quốc hội sẽ thảo luận tại Hội trường về Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật viên chức./.

    Thanh Hà - Bích Lan

    (http://vovnews.vn)