• Phiên họp thứ 35
  • Phiên họp thứ 34
  • Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh
  • Phiên họp thứ 33
  • Phiên họp thứ 32
  • Phiên họp thứ 31
  • Phiên họp thứ 30
  • Phiên họp thứ 29
  • Phiên họp thứ 28
  • Phiên họp thứ 27
  • Phiên họp thứ 26
  • Phiên họp thứ 25
  • Phiên họp thứ 24
  • Phiên họp thứ 23
  • Phiên họp thứ 22
  • Phiên họp thứ 21
  • Phiên họp thứ 20
  • Phiên họp thứ 19
  • Phiên họp thứ 18
  • Phiên họp thứ 17
  • Phiên họp thứ 16
  • Phiên họp thứ 15
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thứ 12
  • Phiên họp thứ 11
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 1
  • Quốc hội khóa XII
  • Quốc hội khóa XI
  • Quốc hội khóa X
  • Khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII: Phát huy tinh thần trách nhiệm và trí tuệ

    21/05/2010

    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng: Thời gian tới, chúng ta phải có quyết tâm cao, chủ động nắm bắt và tận dụng tốt thời cơ, khắc phục khó khăn, có giải pháp thích hợp để đưa đất nước phát triển ổn định, bền vững

    Sáng 20/5, kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XII chính thức khai mạc tại Hà Nội.

    Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nêu rõ,  kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XII diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế khu vực và thế giới đang có xu hướng phục hồi sau khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế. Ở trong nước, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng tình hình kinh tế-xã hội trong những tháng đầu năm 2010 đã có những chuyển biến tích cực. Tăng trưởng kinh tế quý I đạt 5,83%, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2009. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội và giá trị sản xuất công nghiệp trong 4 tháng tăng cao. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước đến giữa tháng 4 đạt 29,2% dự toán năm, cao hơn so với cùng kỳ một số năm gần đây. An sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm, góp phần ổn định đời sống nhân dân và từng bước cải thiện phúc lợi xã hội. Chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng, những kết quả đạt được là rất quan trọng, tạo cơ sở để hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2010 - năm cuối của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2006-2010) theo Nghị quyết của Quốc hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng.

    Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức của tình hình kinh tế-xã hội trong những tháng đầu năm 2010: Nền kinh tế phát triển chưa bền vững; Những hạn chế về cân đối vĩ mô chưa được cải thiện, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức cao; Nhập siêu vẫn lớn cùng với sự suy giảm của dòng vốn đầu tư nước ngoài đã làm ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối; Việc huy động vốn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; hiệu quả đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp; Thiên tai, hạn hán, dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả sản xuất và đời sống của nhân dân.

    Để hoàn thành tốt nội dung chương trình kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cần tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ, tập trung nghiên cứu, thảo luận dân chủ, đóng góp những ý kiến có chất lượng để kỳ họp thành công tốt đẹp.

    Tiếp tục thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát

    Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng trình bày báo cáo bổ sung về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2009, kết quả bước đầu thực hiện nhiệm vụ năm 2010 cùng một số giải pháp chủ yếu nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và tiếp tục duy trì phục hồi tăng trưởng theo mục tiêu Quốc hội đề ra.

    Về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2009, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, năm 2009 là năm khó khăn nhất trong 10 năm gần đây. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực chung của Đảng, Nhà nước, nhân dân và sự giám sát của Quốc hội, chúng ta đã vượt qua khó khăn thử thách, sớm ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế và đạt tốc độ tăng trưởng khá, đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, thể thao, khoa học công nghệ và môi trường tiếp tục có bước phát triển tích cực trong điều kiện nền kinh tế khó khăn. Tuy vậy, vẫn còn một số tồn tại và yếu kém cần tiếp tục khắc phục như chất lượng tăng trưởng thấp, kim ngạch xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm, cán cân thanh toán tổng thể bị thâm hụt, tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại tác động tiêu cực đến ổn định vĩ mô; chất lượng nhân lực còn kém, kết quả tạo việc làm còn hạn chế, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân chưa được cải thiện nhiều, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm chưa tốt, công tác bảo vệ và khắc phục ô nhiễm môi trường chuyển biến chậm.

    Về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2010 theo Nghị quyết của Quốc hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đánh giá, nhìn chung, tình hình kinh tế-xã hội các tháng đầu năm 2010 tiếp tục có những chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực và các địa bàn trọng điểm; an sinh xã hội được bảo đảm; lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, tình hình kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định; nhiều khó khăn, thách thức mới nảy sinh đòi hỏi phải tiếp tục có sự nỗ lực cao của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và của toàn dân để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kế hoạch đề ra cho năm 2010.

    Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2010, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh một số trọng tâm công tác, chỉ đạo điều hành của Chính phủ với nhiệm vụ hàng đầu là thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế vững chắc; Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đầu tư, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,5%; Triển khai mạnh mẽ Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững; Tăng cường công tác quốc phòng, an ninh và đối ngoại, tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác phục vụ phát triển đất nước; Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực điều hành; Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng và hành động từ trung ương đến địa phương, tạo sự đồng thuận xã hội cao trong việc thực hiện các nhiệm vụ năm 2010.

    Trên 1.100 kiến nghị của cử tri gửi về kỳ họp Quốc hội

    Cũng trong phiên khai mạc sáng 20/5, Quốc hội đã nghe Báo cáo Tổng hợp trên 1.157 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi đến Quốc hội do Chủ tịch UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm trình bày. Kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước tập trung vào 6 nội dung chính: Công tác xây dựng pháp luật và hoạt động giám sát của Quốc hội; Việc thực hiện các giải pháp bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát; Vấn đề lao động và việc làm; Vấn đề giáo dục, đào tạo, y tế và xã hội; Công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch và tài nguyên, môi trường và vấn đề phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

    Chiều 20/5, Quốc hội tiếp tục làm việc tại Hội trường.

    Dự kiến kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XII sẽ kéo dài đến 19/6. Là kỳ họp giữa năm, Quốc hội sẽ tập trung cho công tác xây dựng pháp luật, xem xét thông qua 10 dự luật và cho ý kiến 6 dự luật khác, trong đó có nhiều dự luật quan trọng, như: Luật Thuế nhà, đất; Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Luật Thi hành án hình sự; Luật Thanh tra; Luật Bảo vệ người tiêu dùng...

    Về công tác giám sát, Quốc hội sẽ nghe báo cáo giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư, bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học; báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri từ kỳ họp thứ 6 đến kỳ họp thứ 7; nghe chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu.

    Quốc hội cũng dự kiến sẽ nghe Báo cáo và thảo luận về chủ trương đầu tư xây dựng dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP HCM, với tổng vốn đầu tư 55 tỷ USD; Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

     

    Thanh Hà - Bích Lan

    (http://vovnews.vn)