ỦY BAN VĂN HÓA, GIÁO DỤC LÀM VIỆC VỚI BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

14/10/2022

Chiều ngày 14/10, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Lao động- Thương Binh và Xã hội về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022, phương hướng công tác năm 2023 và việc sử dụng ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh chủ trì cuộc làm việc.

ỦY BAN VĂN HÓA, GIÁO DỤC LÀM VIỆC VỚI BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Toàn cảnh cuộc làm việc

Tham dự buổi làm việc có các thành viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục; đại diện Bộ Lao động- Thương Binh và Xã hội.

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Báo cáo trước Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, đại diện Bộ Lao động-  Thương Binh và Xã hội cho biết, trong thời gian qua, triển khai các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ; với tinh thần đoàn kết, thống nhất cao, toàn ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã nỗ lực rất lớn, với quyết tâm cao, cách làm sáng tạo để hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ trong những tháng đầu năm. Đặc biệt là việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 được triển khai thời gian qua đem lại hiệu quả lớn, thiết thực.

Qua đó, thị trường lao động phục hồi mạnh mẽ, cơ bản các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng kinh tế trọng điểm đã duy trì được lực lượng lao động ổn định. Tình hình lao động, việc làm quý II/2022 tiếp tục duy trì đà phục hồi, lực lượng lao động, số người đang làm việc, thu nhập bình quân tháng tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. thị trường lao động phục hồi mạnh mẽ, cơ bản các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng kinh tế trọng điểm đã duy trì được lực lượng lao động ổn định. Công tác giải quyết việc làm gắn với nâng cao thu nhập cho người lao động luôn được chính quyền các địa phương quan tâm thực hiện, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và đã mang lại hiệu quả tích cực. Công tác giải quyết việc làm gắn với nâng cao thu nhập cho người lao động được quan tâm thực hiện, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và đã mang lại hiệu quả tích cực.

Đại diện Bộ Lao động -  Thương Binh và Xã hội

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cũng đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tiền lương, quan hệ lao động, an toàn lao động và quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam; tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động, nhất là ở những địa bàn, khu vực kinh tế trọng điểm, tập trung đông các khu công nghiệp, khu chế xuất để đáp ứng nhu cầu lao động có kỹ năng nghề cho phục hồi kinh tế, bảo đảm thích ứng với điều kiện sản xuất mới được triển khai đồng bộ, hiệu quả; thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng, trợ giúp xã hội, giảm nghèo bền vững, góp phần giúp đời sống người có công với cách mạng không ngừng được nâng lên; tập trung triển khai công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, tư vấn, hướng nghiệp, học nghề và giới thiệu việc làm cho học viên cai nghiện ma túy; triển khai Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025; hỗ trợ kịp thời nạn nhân bị mua bán trở về....

Các lĩnh vực khác như giảm nghèo được triển khai bài bản, người cao tuổi, trẻ em, bình đẳng giới, các đối tượng yếu thế được chăm lo chu đáo. Nhận thức của các đơn vị về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số đã có những chuyển biến ban đầu theo chiều hướng tích cực...

Tiếp tục đổi mới, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Trong năm 2023, Bộ Lao động- Thương Binh và Xã hội xác định sẽ tiếp tục thúc đẩy thị trường lao động phát triển theo hướng hiện đại, đầy đủ, phù hợp với các cam kết quốc tế, vận hành linh hoạt nhằm kết bối cung – cầu lao động, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực; tiếp tục đổi mới, chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng của giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo nhân lực chất lượng cao. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm mọi người dân có cơ hội tham gia và thụ hưởng thành quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tạo môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho mọi trẻ em để thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em. Tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đẩy mạnh công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội. Kiện toán tổ chức, bộ máy đảm bao tinh gọn, hiệu quả; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội…

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh 

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh ghi nhận, đánh giá cao công tác chuẩn bị báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội; cho rằng các Báo cáo của Bộ cơ bản bám sát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ và đề cương của Thường trực Ủy ban đề nghị; cho rằng các Báo cáo của Bộ cơ bản bám sát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ và đề cương của Thường trực Ủy ban đề nghị. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, thời gian qua, việc rà soát sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Bộ đã làm rất tốt, tuy nhiên cần xem xét kỹ về cơ cấu mạng lưới, sắp xếp trên cơ sở bảo đảm chất lượng và sắp xếp theo nhu cầu của thị trường lao động, đảm bảo tập trung, không dàn trải.

Quan tâm đến chất lượng giáo dục nghề nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cần quản lý chặt chẽ hơn các cơ sở dạy nghề tư nhân, để đảm bảo chất lượng. Một mặt cần khuyến khích đầu tư ở lĩnh vực này để chia sẻ gánh nặng cho nhà nước, nhưng mặt khác cũng phải quản lý theo hành lang pháp lý để bảo đảm đồng đều chất lượng.

Siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong đào tạo liên kết, chú trọng đào tạo nghề chất lượng cao

Qua thảo luận, các ý kiến trong Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cơ bản đồng tình với những nhận định, đánh giá đối với tình hình, kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và công tác trẻ em trong năm 2022; đồng thời thống nhất cao với phương  nhiệm vụ, giải pháp cho năm 2023 trong từng lĩnh vực cụ thể; cho rằng năm 2022, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là các tác động tiêu cực đại dịch COVID-19, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và toàn ngành đã thể hiện quyết tâm chính trị cao, nỗ lực vượt khó, chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành, hoàn thành nhiệm vụ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp năm 2022 cơ bản đúng kế hoạch,  đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

Các thành viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phát biểu

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022, Thường trực Ủy ban đánh giá cao kết quả mà Bộ đã đạt được trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Công tác lãnh đạo, quản lý, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nói chung, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp nói riêng đã nỗ lực, chủ động và linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, nâng cao năng lực, kỹ năng nghề cho người lao động; triển khai Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát triển các chương trình đào tạo nghề chất lượng cao cấp độ quốc tế; phối hợp, chỉ đạo đẩy mạnh truyền thông, tư vấn hướng nghiệp hỗ trợ cho công tác tuyển sinh và nâng cao nhận thức của xã hội về giáo dục nghề nghiệp; việc ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp và công tác cải cách hành chính được triển khai mạnh mẽ. Hệ thống dữ liệu về cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trang thông tin điện tử về văn bằng, tuyển sinh, ứng dụng chọn nghề… được cập nhật, kết nối và chia sẻ, thuận lợi cho công tác quản lý chung; đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp được quan tâm, tăng cường. Bên cạnh đó, các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp được thụ hưởng kinh phí từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cơ bản đã hoàn thành các thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư và đưa vào triển khai thực hiện; việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đạt được những kết quả quan trọng…

Cùng với việc ghi nhận kết quả, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cũng chỉ ra, công tác phối hợp trong quản lý giáo dục nghề nghiệp vẫn còn hạn chế, vướng mắc. Trong đó, công tác xây dựng thể chế chưa được quan tâm đúng mức; một số văn bản quan trọng chưa được hoàn thiện, ban hành theo đúng tiến độ yêu cầu; bộ máy tham mưu thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp chưa thống nhất về cơ cấu tổ chức; đội ngũ cán bộ chuyên trách vừa thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, nên chịu áp lực trong công việc. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động liên kết đào tạo ở một số ngành nghề, lĩnh vực còn hạn chế; xử lý thiếu dứt điểm, đặc biệt ở khối ngành sức khoẻ.

Bên cạnh đó, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn còn phân tán, chồng chéo trong quản lý, trùng lặp về ngành, nghề đào tạo; tình trạng dồn, ghép, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng hành chính, cơ học vẫn diễn ra ở các địa phương, chậm được khắc phục; việc triển khai thực hiện các dự án hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp còn chậm; công tác tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng còn gặp nhiều khó khăn; công tác tư vấn, hướng nghiệp và phân luồng học sinh theo học các trình độ giáo dục nghề nghiệp chưa thực sự hiệu quả; cơ sở dữ liệu, thông tin dự báo về xu thế của thị trường lao động và nhu cầu nhân lực các trình độ giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế…

Đặc biệt, việc giải ngân vốn đầu tư công không đạt kế hoạch; việc phân bổ, giao dự toán, giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 đối với giáo dục nghề nghiệp còn chậm. Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị Bộ báo cáo làm rõ nguyên nhân, giải pháp tháo gỡ, khắc phục.

Trong năm 2023, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.

Đặc biệt, cần siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong đào tạo liên kết ở một số ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt ở khối ngành sức khoẻ; thực hiện chuyển đổi số, đa dạng hóa phương thức đào tạo; phát triển chương trình đào tạo theo hướng mở, linh hoạt, liên thông đáp ứng chuẩn đầu ra tiệm cận với chuẩn khu vực và thế giới; tăng cường phối hợp giữa nhà trường, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo; đẩy mạnh dự báo nhu cầu về đào tạo nghề nghiệp, ưu tiên ngành nghề công nghệ mới, công nghệ cao.

Đồng thời, tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa. Hoàn thiện hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đánh giá kỹ năng nghề; có chính sách ưu đãi phù hợp để khuyến khích cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia thực hiện kiểm định chất lượng và chế tài nghiêm đối với những đơn vị không thực hiện kiểm định chất lượng. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế; tận dụng, thu hút và phát huy hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư của quốc tế cho giáo dục nghề nghiệp. Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực xã hội hỗ trợ, đầu tư phát triển lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa

Thừa ủy quyền của Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh, phát biểu kết thúc nội dung cuộc làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã chuẩn bị các nội dung báo cáo rất tốt; thể hiện sự thống nhất cao với các nhận định, đánh giá của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục. Trong thời gian tới, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa đề nghị Bộ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ủy ban cùng nghiên cứu những vấn đề còn tồn tại trong các lĩnh vực thuộc Ủy ban phụ trách để có những giải pháp phù hợp. Đồng thời, tiếp tục bảo đảm tiến độ và chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật tham mưu.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa đề nghị trong năm tới, Bộ Lao Động- Thương binh và Xã hội tiếp tục siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong đào tạo liên kết, chú trọng đào tạo nghề chất lượng cao; nâng cao chất lượng quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, phân bổ hợp lý về cơ cấu ngành nghề, trình độ, vùng miền để đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực kỹ thuật có tay nghề, chất lượng cao…/.

Một số hình ảnh tại cuộc làm việc:

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh chủ trì cuộc làm việc

Báo cáo trước Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, đại diện Bộ Lao động-  Thương Binh và Xã hội cho biết, trong thời gian qua, triển khai các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ với tinh thần đoàn kết, thống nhất cao, toàn ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã nỗ lực rất lớn, với quyết tâm cao, cách làm sáng tạo để hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ trong những tháng đầu năm

Trong năm 2022, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cũng đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tiền lương, quan hệ lao động, an toàn lao động và quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam; tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh ghi nhận, đánh giá cao công tác chuẩn bị báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội; cho rằng các Báo cáo của Bộ cơ bản bám sát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ và đề cương của Thường trực Ủy ban đề nghị

Quan tâm đến chất lượng giáo dục nghề nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cần quản lý chặt chẽ hơn các cơ sở dạy nghề tư nhân, để đảm bảo chất lượng

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022, Thường trực Ủy ban đánh giá cao kết quả mà Bộ đã đạt được trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Cùng với việc ghi nhận kết quả, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cũng chỉ ra, công tác phối hợp trong quản lý giáo dục nghề nghiệp vẫn còn hạn chế, vướng mắc

Trong đó, công tác xây dựng thể chế chưa được quan tâm đúng mức; một số văn bản quan trọng chưa được hoàn thiện, ban hành theo đúng tiến độ yêu cầu; bộ máy tham mưu thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp chưa thống nhất về cơ cấu tổ chức

Đặc biệt, việc giải ngân vốn đầu tư công không đạt kế hoạch; việc phân bổ, giao dự toán, giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 đối với giáo dục nghề nghiệp còn chậm. Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị Bộ báo cáo làm rõ nguyên nhân, giải pháp tháo gỡ, khắc phục

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, thời gian qua, việc rà soát sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã làm rất tốt, tuy nhiên cần xem xét kỹ về cơ cấu mạng lưới, sắp xếp trên cơ sở bảo đảm chất lượng và sắp xếp theo nhu cầu của thị trường lao động, đảm bảo tập trung, không dàn trải

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, một mặt cần khuyến khích đầu tư ở lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để chia sẻ gánh nặng cho nhà nước, nhưng mặt khác cũng phải quản lý theo hành lang pháp lý để bảo đảm đồng đều chất lượng

Thu Phương - Nghĩa Đức