QUỐC HỘI KHOÁ XI (2002-2007)

20/09/2007 14:00

QUỐC HỘI KHOÁ XI (2002-2007)

I. Hoàn cảnh ra đời & đặc điểm:

Quốc hội khóa XI là Quốc hội của thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong 5 năm qua, Quốc hội khoá XI tiếp tục xây dựng, hoàn thiện tổ chức của Quốc hội, đổi mới mạnh mẽ hoạt động lập pháp.

Tính đến tháng 4 năm 2007, Quốc hội khóa XI đã ban hành 84 luật, bộ luật, 68 nghị quyết; Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành 31 pháp lệnh, đưa số lượng văn bản pháp luật được thông qua trong nhiệm kỳ tăng lên rất nhiều so với trước đây. Nội dung các vấn đề được quy định trong các đạo luật đã cơ bản bao quát các lĩnh vực của đời sống, từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đến tổ chức bộ máy nhà nước, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đặc biệt, Quốc hội đã dành thời gian, công sức để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các đạo luật kinh tế nhằm tạo cơ sở pháp lý cho quá trình đổi mới kinh tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XI là nhiều dự án pháp lệnh đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội nâng lên thành các dự án luật và đã được Quốc hội chấp thuận xem xét, thông qua. Điều này là góp phần giảm dần việc ban hành pháp lệnh, tăng cường ban hành luật nhằm đề cao vai trò của Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp ở nước ta.

Điểm mới trong hoạt động lập pháp của Quốc hội nhiệm kỳ XI là đã có Ủy ban của Quốc hội chủ động đề xuất và chủ trì soạn thảo dự án luật, trong đó có dự án đã trình Quốc hội thông qua, có dự án đang trong quá trình chuẩn bị. Điều này mở ra khả năng các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội có thể đề xuất, thực hiện việc soạn thảo và trình dự án luật ngày càng nhiều hơn trong thời gian tới.

Cũng trong nhiệm kỳ này, Quốc hội đã áp dụng kỹ thuật lập pháp mới là ban hành một luật để sửa đổi, bổ sung đồng thời các quy định trong các đạo luật khác có liên quan (kỹ thuật một luật sửa nhiều luật). Cụ thể là Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Cách làm mới này góp phần đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc sống, tiết kiệm thời gian, đơn giản thủ tục mà vẫn bảo đảm chất lượng của dự án luật.

Trong nhiệm kỳ này, Quốc hội đã xem xét, quyết định phương án xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La, một công trình rất lớn, tác động trực tiếp đến công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đời sống của nhân dân.

Từ năm 2003, thực hiện quy định của Luật ngân sách nhà nước mới, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2004 và Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2004. Đây là lần đầu tiên Quốc hội trực tiếp thực hiện phân bổ ngân sách trung ương và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.

Nhiệm kỳ qua, Quốc hội cũng đã ban hành nhiều quyết định quan trọng khác như Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2003; Nghị quyết về giáo dục; nghị quyết về chủ trương xây dựng đường Hồ Chí Minh; Nghị quyết về tập trung chỉ đạo xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất; Nghị quyết về việc phê chuẩn “Hiệp định giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục điạ của hai nước trong vùng vịnh Bắc Bộ”; Hiệp ước giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Cam-pu-chia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985; phê chuẩn Nghị định thư về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Đặc biệt, trong nhiệm kỳ khoá XI Quốc hội đã Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, luật này là cơ sở pháp lý quan trọng cụ thể hóa chức năng giám sát tối cao của Quốc hội, nhiệm vụ giám sát việc thi hành Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội. Hoạt động giám sát của Quốc hội đã được tăng cường và đẩy mạnh nhất là sau khi Luật hoạt động giám sát của Quốc hội được ban hành, tạo thêm cơ sở pháp lý quan trọng để Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội thực hiện quyền giám sát chủ động, tích cực, đầy đủ và có nề nếp hơn theo chương trình, kế hoạch. Nội dung giám sát tập trung vào nhiều vấn đề bức xúc trong cuộc sống, bao quát hầu hết các lĩnh vực từ kinh tế-ngân sách, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học-công nghệ, quốc phòng-an ninh đến đối ngoại, công tác tư pháp. Quốc hội đã tăng cường giám sát tối cao tại kỳ họp về các chuyên đề. Cụ thể là trong lĩnh vực kinh tế và ngân sách Nhà nước, Quốc hội đã tập trung giám sát việc triển khai thực hiện nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ và về ngân sách Nhà nước, trong đó có những vấn đề nóng bỏng, cấp bách nổi lên như thu chi ngân sách, các biện pháp tăng thu, giảm chi, giảm bội chi ngân sách, kiềm chế lạm phát, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đầu tư vốn cho phát triển, hoạt động của ngân hàng, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tình trạng nhập siêu quá lớn; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, chống thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc triển khai thực hiện dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng...

Hoạt động đối ngoại của Quốc hội khóa XI tiếp tục được tăng cường cả trong quan hệ song phương và tại các diễn đàn nghị viện đa phương. Kết quả nổi bật là hoạt động đối ngoại đã củng cố, phát triển quan hệ với các nước láng giềng, các nước ASEAN và Đông Bắc Á, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đẩy mạnh quan hệ với Hoa kỳ, nghị viện châu Âu, nghị viện nhiều nước thuộc liên minh châu Âu, đưa các mối quan hệ này đi vào thực chất, phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu; khai thông và phát triển quan hệ với các nước thuộc khu vực châu Phi và các nước Trung, Nam Mỹ theo chủ trương chung của Nhà nước ta; củng cố và từng bước đẩy mạnh quan hệ truyền thống với các nước Trung Đông Âu. Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI, tổng cộng có 150 Đoàn đại biểu nghị viện từ 40 nước thuộc nhiều khu vực khác nhau trên thế giới đã đến thăm và làm việc với Quốc hội nước ta.

Các hoạt động đối ngoại nổi bật như lần đầu tiên, Quốc hội nước ta tổ chức thành công Diễn đàn đối tác Nghị viện Á – Âu ASEP lần thứ ba (ASEP3) tại thành phố Huế với sự tham dự của 120 đại biểu đến từ 7 nước ASEAN và 15 nước thuộc liên minh châu Âu (EU), cùng 3 đối tác ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tiếp đó, Quốc hội nước ta đã tổ chức thành công Diễn đàn Nghị viện Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 13 (APPF13) tại Quảng Ninh vào tháng 1 năm 2005 với sự tham gia của 275 nghị viên đến từ 23 nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tháng 9 năm 2005, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị toàn thế giới lần thứ hai những người đứng đầu các cơ quan lập pháp các nước được tổ chức tại trụ sở Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York. Trong năm 2006, Quốc hội nước ta đã tổ chức thành công Hội nghị liên minh Nghị viện thế giới về quyền trẻ em tại Hà Nội (tháng 2-2006), Hội nghị chuyên đề về hợp tác pháp lý trong phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh (tháng 7/2006)...

Tháng 11 năm 2006, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước ta đã phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoàn tất thủ tục pháp lý quan trọng cuối cùng để nước ta chính thức trở thành thành viên của WTO. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng khẳng định vị thế đất nước ta, thể hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế và chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Hoạt động đối ngoại của Quốc hội đã phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế trên cả bình diện song phương, đa phương, tích cực vận động các đối tác kết thúc đàm phán để Việt Nam gia nhập WTO.

Thành công của quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới nói riêng và thành tựu của hoạt động đối ngoại nói chung, như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu nhân dịp Quốc hội phê chuẩn việc Việt Nam gia nhập WTO là "kết quả phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự nỗ lực vượt bậc của Quốc hội và các cơ quan hữu quan trong hoạt động lập pháp và lập quy, đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế”.

 

II. Kỳ họp thứ nhất: Họp từ ngày 19-7 đến ngày 12-8-2002, tại Hà Nội, Quốc hội đã bầu:  

Chủ tịch nước: Trần Ðức Lương,  

Phó Chủ tịch nước: Trương Thị Mỹ Hoa.  

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội gồm 13 thành viên.  

Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An; (Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Phú Trọng, được Quốc hội bầu ngày 26-6-2006 tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI).  

Thủ tướng Chính phủ: Phan Văn Khải.  

Chánh án Toà án nhân dân tối cao: Nguyễn Văn Hiện.  

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: Hà Mạnh Trí.  

Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội: Uỷ ban Pháp luật; Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách; Uỷ ban Quốc phòng và An ninh; Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; Uỷ ban Các vấn đề xã hội; Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Uỷ ban Ðối ngoại.  

Ðoàn Thư ký kỳ họp Quốc hội gồm 11 người; Trưởng đoàn thư ký: Bùi Ngọc Thanh

Ngày 17-3-2003, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết thành lập 3 cơ quan chuyên môn là Ban Công tác lập pháp, Ban Công tác đại biểu và Ban Dân nguyện trực thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Tại kỳ họp thứ 11, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XI (từ ngày 20-03 đến ngày 02-04 năm 2007), Quốc hội đã xem xét, thảo luận và thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội nhằm tạo điều kiện để Quốc hội khóa XII tiếp tục đổi mới về tổ chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Theo đó, Quốc hội đã nhất trí về việc thành lập mới Uỷ ban pháp luật và Uỷ ban tư pháp của Quốc hội trên cơ sở Uỷ ban pháp luật; thành lập mới Uỷ ban kinh tế và Uỷ ban tài chính của Quốc hội trên cơ sở Uỷ ban kinh tế và ngân sách hiện nay.

III. Các văn bản pháp quy đã thông qua:

 

 

 

 

 

Các Luật được Quốc hội khoá XI thông qua:

 

STT

Tên văn bản

Số, ký hiệu

văn bản

Ngày
thông qua

Ngày có

hiệu lực

1.         

Luật ngân sách nhà nước

01/2002/QH11

16-12-2002

01-01-2004

2.         

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

02/2002/QH11

16-12-2002

27-12-2002

3.         

Luật kế toán

03/2003/QH11

17-06-2003

01-01-2004

4.         

Luật thống kê

04/2003/QH11

17-06-2003

01-01-2004

5.         

Luật hoạt động giám sát của Quốc hội

05/2003/QH11

17-06-2003

01-08-2003

6.         

Luật biên giới quốc gia

06/2003/QH11

17-06-2003

01-01-2004

7.         

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng

07/2003/QH11

17-06-2003

01-01-2004

8.         

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt

08/2003/QH11

17-06-2003

01-01-2004

9.         

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

09/2003/QH11

17-06-2003

01-01-2004

10.     

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước

10/2003/QH11

17-06-2003

01-08-2003

11.     

Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

11/2003/QH11

26-11-2003

10-12-2003

12.     

Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân

12/2003/QH11

26-11-2003

10-12-2003

13.     

Luật đất đai

13/2003/QH11

26-11-2003

01-07-2004

14.     

Luật doanh nghiệp nhà nước

14/2003/QH11

26-11-2003

01-07-2004

15.     

Luật thi đua khen thưởng

15/2003/QH11

26-11-2003

01-07-2004

16.     

Luật xây dựng

16/2003/QH11

26-11-2003

01-07-2004

17.     

Luật thuỷ sản

17/2003/QH11

26-11-2003

01-07-2004

18.     

Luật hợp tác xã

18/2003/QH11

26-11-2003

01-07-2004

19.     

Bộ luật tố tụng hình sự

19/2003/QH11

26-11-2003

01-07-2004

20.     

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng

20/2004/QH11

15-06-2004

01-10-2004

21.     

Luật phá sản

21/2004/QH11

15-06-2004

15-10-2004

22.     

Luật thanh tra

22/2004/QH11

15-06-2004

01-10-2004

23.     

Luật giao thông đường thuỷ nội địa

23/2004/QH11

15-06-2004

01-01-2005

24.     

Bộ luật tố tụng dân sự

24/2004/QH11

15-06-2004

01-01-2005

25.     

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

25/2004/QH11

15-06-2004

01-01-2005

26.     

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo

26/2004/ QH11

15-06-2004

01-10-2004

27.     

Luật cạnh tranh

27/2004/QH11

03-12-2004

01-07-2005

28.     

Luật điện lực

28/2004/QH11

03-12-2004

01-07-2005

29.     

Luật bảo vệ và phát triển rừng

29/2004/QH11

03-12-2004

01-04-2005

30.     

Luật xuất bản

30/2004/QH11

03-12-2004

01-07-2005

31.     

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

31/2004/QH11

03-12-2004

01-04-2005

32.     

Luật an ninh quốc gia

32/2004/QH11

03-12-2004

01-07-2005

33.     

Bộ luật dân sự

33/2005/QH11

14-06-2005

01-01-2006

34.     

Luật dược

34/2005/QH11

14-06-2005

01-10-2005

35.     

Luật đường sắt

35/2005/QH11

14-06-2005

01-01-2006

36.     

Luật thương mại

36/2005/QH11

14-06-2005

01-01-2006

37.     

Luật kiểm toán nhà nước

37/2005/QH11

14-06-2005

01-01-2006

38.     

Luật giáo dục (sửa đổi)

38/2005/QH11

14-06-2005

01-01-2006

39.     

Luật quốc phòng

39/2005/QH11

14-06-2005

01-01-2006

40.     

Bộ luật hàng hải Việt Nam (sửa đổi)

40/2005/QH11

14-06-2005

01-01-2006

41.     

Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế

41/2005/QH11

14-06-2005

01-01-2006

42.     

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan

42/2005/QH11

14-06-2006

01-01-2006

43.     

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự

43/2005/QH11

14-06-2005

24-06-2005

44.     

Luật du lịch

44/2005/QH11

14-06-2005

01-01-2006

45.     

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

45/2005/QH11

14-06-2005

01-01-2006

46.     

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản

46/2005/QH11

14-06-2005

01-10-2005

47.     

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng

47/2005/QH11

14-06-2005

27-06-2005

48.     

Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

48/2005/QH11

29-11-2005

01-06-2006

49.     

Luật Các công cụ chuyển nhượng

49/2005/QH11

29-11-2005

01-07-2006

50.     

Luật Sở hữu trí tuệ

50/2005/QH11

29-11-2005

01-07-2006

51.     

Luật Giao dịch điện tử

51/2005/QH11

29-11-2005

01-03-2006

52.     

Luật Bảo vệ môi trường

52/2005/QH11

29-11-2005

01-07-2006

53.     

Luật Thanh niên

53/2005/QH11

29-11-2005

01-07-2006

54.     

Luật Công an nhân dân

54/2005/QH11

29-11-2005

01-07-2006

55.     

Luật Phòng, chống tham nhũng

55/2005/QH11

29-11-2005

01-06-2006

56.     

Luật Nhà ở

56/2005/QH11

29-11-2005

01-07-2006

57.     

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế giá trị gia tăng

57/2005/QH11

29-11-2005

01-01-2006

58.     

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo

58/2005/QH11

29-11-2005

01-06-2006

59.     

Luật Đầu tư

59/2005/QH11

29-11-2005

01-07-2006

60.     

Luật Doanh nghiệp

60/2005/QH11

29-11-2005

01-07-2006

61.     

Luật Đấu thầu

61/2005/QH11

29-11-2005

01-04-2006

62.     

Luật Điện ảnh

62/2006/QH11

29-06-2006

01-01-2007

63.     

Luật Kinh doanh bất động sản

63/2006/QH11

29-06-2006

01-01-2007

64.     

Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)

64/2006/QH11

29-06-2006

01-01-2007

65.     

Luật Luật sư

65/2006/QH11

29-06-2006

01-01-2007

66.     

Luật Hàng không dân dụng Việt Nam

66/2006/QH11

29-06-2006

01-01-2007

67.     

Luật Công nghệ thông tin

67/2006/QH11

29-06-2006

01-01-2007

68.     

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

68/2006/QH11

29-06-2006

01-01-2007

69.     

Luật Trợ giúp pháp lý

69/2006/QH11

29-06-2006

01-01-2007

70.     

Luật Chứng khoán

70/2006/QH11

29-06-2006

01-01-2007

71.     

Luật Bảo hiểm xã hội1

71/2006/QH11

29-06-2006

01-01-2007

72.     

Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

72/2006/QH11

29-11-2006

01-07-2007

73.     

Luật Bình đẳng giới

73/2006/QH11

29-11-2006

01-07-2007

74.     

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động

74/2006/QH11

29-11-2006

01-07-2007

75.     

Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

75/2006/QH11

29-11-2006

01-07-2007

76.     

Luật Dạy nghề

76/2006/QH11

29-11-2006

01-06-2007

77.     

Luật Thể dục thể thao

77/2006/QH11

29-11-2006

01-07-2007

78.     

Luật Quản lý thuế

78/2006/QH11

29-11-2006

01-07-2007

79.     

Luật Đê điều

79/2006/QH11

29-11-2006

01-07-2007

80.     

Luật Chuyển giao công nghệ

80/2006/QH11

29-11-2006

01-07-2007

81.     

Luật Cư trú

81/2006/QH11

29-11-2006

01-07-2007

82.     

Luật Công chứng

82/2006/QH11

29-11-2006

01-07-2007

83.     

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

83/2007/QH11

02-04-20007

01-07-2007

84.     

Luật sửa đổi, bổ sung điều 73 của Bộ luật Lao động

84/2007/QH11

02-04-2007

11-04-2007

 

 

 

 

Các Pháp lệnh được Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XI thông qua:
 

 


 

STT

Tên văn bản

Số, ký hiệu
văn bản

Ngày có
hiệu lực

1.   

Pháp lệnh sửa đổi Điều 22 và Điều 23 của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng

01/2002/PL-UBTVQH11

01-01-2003

2.   

Pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm Toà án nhân dân

02/2002/PL-UBTVQH11

11-10-2002

3.   

Pháp lệnh kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân

03/2002/PL-UBTVQH11

11-10-2002

4.   

Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự

04/2002/PL-UBTVQH11

15-11-2002

5.   

Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm sát quân sự

05/2002/PL-UBTVQH11

15-11-2002

6.   

Pháp lệnh dân số

06/2003/PL-UBTVQH11

01-05-2003

7.   

Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân

07/2003/PL-UBTVQH11

01-06-2003

8.   

Pháp lệnh trọng tài thương mại

08/2003/PL-UBTVQH11

01-07-2003

9.   

Pháp lệnh động viên công nghiệp

09/2003/PL-UBTVQH11

01-07-2003

10.           

Pháp lệnh phòng chống mại dâm

10/2003/PL-UBTVQH11

01-07-2003

11.           

Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức

11/2003/PL-UBTVQH11

01-07-2003

12.           

Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm

12/2003/PL-UBTVQH11

01-11-2003

13.           

Pháp lệnh thi hành án dân sự

13/2004/PL-UBTVQH11

01-07-2004

14.           

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

14/2004/PL-UBTVQH11

01-07-2004

15.           

Pháp lệnh giống cây trồng

15/2004/PL-UBTVQH11

01-07-2004

16.           

Pháp lệnh giống vật nuôi

16/2004/PL-UBTVQH11

01-07-2004

17.           

Pháp lệnh dự trữ quốc gia

17/2004/PL-UBTVQH11

01-09-2004

18.           

Pháp lệnh thú y

18/2004/PL-UBTVQH11

01-10-2004

19.           

Pháp lệnh dân quân tự vệ

19/2004/PL-UBTVQH11

01-01-2005

20.           

Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam

20/2004/PL-UBTVQH11

01-10-2004

21.           

Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo

21/2004/PL-UBTVQH11

15-11-2004

22.           

Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam

22/2004/PL-UBTVQH11

01-01-2005

23.           

Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự

23/2004/PL-UBTVQH11

30-08-2004

24.           

Pháp lệnh giám định tư  pháp

24/2004/PL-UBTVQH11

01-01-2005

25.           

Pháp lệnh cảnh vệ

25/2005/PL-UBTVQH11

01-10-2005

26.           

Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

26/2005/PL-UBTVQH11

01-10-2005

27.           

Pháp lệnh Cựu chiến binh

27/2005/PL-UBTVQH11

01-01-2006

28.           

Pháp lệnh Ngoại hối

28/2005/PL-UBTVQH11

01-06-2006

29.           

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính

29/2006/PL-UBTVQH11

01-06-2006

30.           

Pháp lệnh sửa Đổi điều 9 của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự

30/2006/PL-UBTVQH11

01-01-2007

31.           

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

31/2007/PL-UBTVQH11

21-03-2007

32.           

Pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

32/2007/PL-UBTVQH11

18-04-2007

33.           

Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế

33/2007/PL-UBTVQH11

19-04-2007

34.           

Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

34/2007/PL-UBTVQH11

19-04-2007

 

 

 

 

IV. Các hiệp định, hiệp ước, công ước quốc tế đã phê chuẩn:

  1. Nghị quyết số 28/2004/QH11 về việc phê chuẩn "Hiệp định giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ". Ngày ban hành: 24/06/2004.
  2. Nghị quyết số 71/2006/NQ-QH11 phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày ban hành: 29/11/2006.
  3. Nghị quyết số 52/2005/QH11 về việc phê chuẩn “Hiệp ước giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương Quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985” (thông qua ngày 29/11/2005)

 

V. Số liệu cơ bản:

Ngày bầu cử: 19-5-2002

Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 99,73% (49.768.515 người).

Tổng số đại biểu được bầu: 498

Cơ cấu thành phần của Quốc hội:

+ Trong lĩnh vực doanh nghiệp:       5.02% 

+ Nông dân:                                  1.20% 

+ Trong các lực lượng vũ trang:   11.04%           

+ Công nhân:                                 0.40% 

+ Đại biểu tự ứng cử:                     0.40% 

+ Đại biểu chuyên trách:                 23.69%           

+ Đảng viên:                                    89.75%

+ Ngoài Đảng:                                 10.25%

+ Dân tộc thiểu số:                           17.26%

+ Phụ nữ:                                         27.30%

+ Tôn giáo:                                      1.40%

---------------------------------------

Nguồn: Sách Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học, năm 2007


 

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007; riêng đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, đối với bảo hiểm thất nghiệp thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.