Về tiêu chuẩn, điều kiện: Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam; là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam; là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam; trong độ tuổi tuyển dụng công chức theo quy định của pháp luật; công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan nhà nước, Đảng, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương và địa phương; lý lịch rõ ràng; văn bằng, chứng chỉ phù hợp với vị trí tuyển; phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; đảm bảo tiêu chuẩn về bảo về chính trị nội bộ.
Về tiêu chuẩn cụ thể: Tốt nghiệp Đại học, các chuyên ngành phù hợp với các lĩnh vực Ủy ban phụ trách (Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thông tin và Truyền thông...); ngoại ngữ, tin học trình độ B1 (châu Âu) trở lên.
Về tiêu chuẩn ưu tiên: Ngoài các chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực Ủy ban phụ trách, ưu tiên người có thêm chuyên ngành luật; có bằng tốt nghiệp Đại học loại giỏi, xuất sắc, có bằng Thạc sỹ, Tiến sỹ; Đại học ngoại ngữ (tiếng Anh); có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực được tuyển chọn; có khả năng tổng hợp, phân tích xây dựng báo cáo và các kỹ năng trong công tác xây dựng pháp luật; còn đủ thời gian công tác trong cơ quan nhà nước không dưới 10 năm cho đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Về chỉ tiêu tuyển dụng: 2 chỉ tiêu.
Hồ sơ dự tuyển gồm: Đơn xin tuyển dụng (theo mẫu đơn phát hành chung); Sơ yếu lý lịch theo quy định có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác trong thời hạn 30 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ tiếp nhận (mẫu quy định 2c); Bản sao giấy khai sinh có công chứng; Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền chứng thực (Đại học, Thạc sỹ, Tiến sỹ, ngoại ngữ, tin học….); Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ tiếp nhận; Bản sao quyết định tuyển dụng vào công chức và các văn bản liên quan (nếu có); Bản sao quyết định lương gần nhất; Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá 3 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ; Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác; Bản sao sổ bảo hiểm xã hội hoặc bản kê tham gia bảo hiểm xã hội có xác nhận của cơ quan bảo hiểm (đối với người dự tuyển đề nghị tiếp nhận vào làm công chức); 2 ảnh chân dung (4 x 6); 2 phong bì ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận.
Hồ sơ dự tuyển, ghi họ tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại liên lạc.
Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 20.11.2024 đến ngày 10.12.2024. Địa điểm nhận hồ sơ: Vụ Văn hóa, Giáo dục, 22 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội (Liên hệ Đ/c Nguyễn Thị Thanh Uyên, Chuyên viên Vụ, điện thoại: 080 46201).
Thông tin được đăng tải trên trang thông tin của Ủy ban tại Cổng thông tin của Quốc hội, Báo Đại biểu Nhân dân, Truyền hình Quốc hội, Báo Tiền phong, Báo Thanh niên, Báo Tuổi trẻ…
Vụ Văn hóa, Giáo dục phối hợp với Vụ Tổ Chức, Cán bộ - Văn phòng Quốc hội thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ, kiểm tra kiến thức. Nội dung kiểm tra kiến thức về chuyên môn lĩnh vực Ủy ban phụ trách, kiến thức chung về nhà nước (thực hiện theo quy định của pháp luật). Thời gian, địa điểm, cách thức kiểm tra kiến thức sẽ thông báo tới cá nhân có hồ sơ đạt yêu cầu.
Lưu ý: Chỉ nhận hồ sơ trực tiếp và không trả lại hồ sơ dự tuyển.