Tham dự tọa đàm có đại diện Thường trực Ủy ban Xã hội, đại diện Ban Thi đua khen thưởng Trung ương; các đơn vị thành viên thuộc khối thi đua các Bộ, ngành tổng hợp.
Phát biểu đề dẫn tọa đàm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ, hoạt động tham gia ý kiến của các đơn vị thành viên thuộc khối thi đua các Bộ, ngành tổng hợp vào Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, thiết thực, tạo điều kiện để các đơn vị thành viên trong khối tiếp tục nghiên cứu, tham gia trực tiếp vào dự án Luật.
Tại tọa đàm, các đại biểu đã đóng góp ý kiến vào nhiều nội dung của Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) như: nguyên tắc thi đua, khen thưởng; các danh hiệu vinh dự nhà nước; tiêu chuẩn danh hiệu chiến sĩ thi đua; thẩm quyền đề nghị thi đua, khen thưởng; hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng…
Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại toạ đàm:
Toàn cảnh toạ đàm
Phát biểu đề dẫn tọa đàm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, sau nhiều năm thực hiện, Luật Thi đua, khen thưởng đã đi vào cuộc sống, được các cấp các ngành thực hiện có hiệu quả. Qua thực hiện Luật, công tác phát hiện bồi dưỡng tổng kết và nhân điển hình tiên tiến được quan tâm và có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật đã bộc lộ bất cập hạn chế cần tiếp tục được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống
Tại tọa đàm, các đại biểu đã đóng góp ý kiến vào nhiều nội dung của Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) như: nguyên tắc thi đua, khen thưởng; các danh hiệu vinh dự nhà nước; tiêu chuẩn danh hiệu chiến sĩ thi đua; thẩm quyền đề nghị thi đua, khen thưởng; hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng…
Cũng tại tọa đàm, một số ý kiến cho rằng, việc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, Khen thưởng cũng như nhiều Luật khác là một quy trình pháp lý chặt chẽ với sự tham gia của nhiều chủ thể. Bên cạnh việc khắc phục những hạn chế, tồn tại của Luật hiện hành, quan trọng hơn, việc sửa Luật cần được xem là một hoạt động chính trị- pháp lý sâu rộng, một cơ hội để giải quyết căn bản các vấn đề chính sách và pháp lý đặt ra, từ đó mới có thể đem lại sức sống thực tế và lâu bền của Luật, giải quyết được các vấn đề cơ bản về tồn tại, hạn chế từ thực tế xã hội
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề nghị làm rõ nội dung có “ mô hình mới” đối với các tập thể, nếu không làm rõ được nội dung này thì không nên đưa vào tiêu chuẩn xét Cờ thi đua đối với các tập thể. Đồng thời, cần tăng thêm thẩm quyền cho Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên… được danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc cho các đơn vị trực thuộc vì có nhiều Bộ, ngành có các Tổng Công ty, Tập đoàn lớn có hàng trăm tập thể trực thuộc mà Bộ trưởng không thể quản lý hết xuống tận cơ sở
Kết luận tọa đàm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến thảo luận. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khẳng định các ý kiến sâu sắc, toàn diện sẽ là những thông tin bổ ích giúp Cơ quan soạn thảo và Cơ quan thẩm tra có cách nhìn đa chiều về dự án Luật này, đảm bảo Luật được hoàn thiện với chất lượng tốt nhất, có tính khả thi cao khi đi vào cuộc sống
Tại toạ đàm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng trao tặng các đại biểu món quà lưu niệm