VẬN HÀNH CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI QUỐC GIA TẬP TRUNG, THỐNG NHẤT, TÍCH HỢP, LIÊN THÔNG

08/06/2023

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Dự án luật đã được lấy ý kiến rộng rãi nhân dân trên phạm vi cả nước và nhận được nhiều sự quan tâm cũng như đóng góp ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, học giả, chuyên gia. Nhiều ý kiến cho rằng, dự án luật cần có nội dung quy định về việc vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia tập trung, thống nhất, đa mục tiêu, tích hợp, liên thông

QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Dự án luật đã được lấy ý kiến rộng rãi nhân dân trên phạm vi cả nước và nhận được nhiều sự quan tâm cũng như đóng góp ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, học giả, chuyên gia. Quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường khi quy hoạch đất đai, PGS.TS Doãn Hồng Nhung, Giảng viên cao cấp Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ ra rằng, ở Việt Nam, quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, tăng trưởng xanh. Do đó, việc gắn liền quy hoạch đất khu công nghiệp với bảo vệ môi trường có ý nghĩa rất to lớn.

Quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp góp phần tích cực vào các hoạt động quốc tế và khu vực về môi trường Việt Nam hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng và các nước trong khu vực để giải quyết các vấn đề môi trường liên quốc gia. Nâng cao vị thế của nước ta trên các diễn đàn khu vực và toàn cầu về môi trường. Tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân cho công tác bảo vệ môi trường.

PGS.TS Doãn Hồng Nhung, Giảng viên cao cấp Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Đối với các nước phát triển, các nước công nghiệp thì vấn đề quy hoạch đất đai đã được chú trọng và phát triển một cách có hệ thống, bài bản. Với các nước chậm phát triển thì vấn đề này ít được chú ý hơn nhưng điều đó không có nghĩa là họ không quan tâm đến quy hoạch mà mới chỉ dừng lại ở một giới hạn nhất định. Mặc dù mức độ quan tâm của các nước về vấn đề quy hoạch đất đai, quy hoạch đô thị có sự chênh lệch nhau. Nhưng có thể thấy, vấn đề này đã và đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu và ngày càng được các nhà hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật quan tâm, chú ý nhiều hơn.

Quy hoạch vùng và quy hoạch đất đai, quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp đang biến đổi từng ngày do sức ép tăng dân số và tăng trưởng kinh tế. Chúng ta cần tiếp cận tổng thể về kinh tế xã hội, môi trường, kiến trúc vùng đô thị trong đó coi trọng ba vấn đề: Bảo vệ môi trường, công bằng xã hội và kiến thiết không gian sống.

Bên cạnh đó, theo PGS.TS Doãn Hồng Nhung, cần tiếp tục nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp để phát triển bền vững. Cụ thể, chống thoái hóa đất đai, bảo vệ tài nguyên đất bền vững. Chính vì vậy, việc quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp là việc khoanh định một khu vực địa lý nhất định mà trong khu vực địa lý đó có rất nhiều các loại đất như đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp nằm xen kẽ, “xôi đỗ” với nhiều loại đất khác. Di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nằm xen kẽ các khu dân cư đông đúc; Cải tạo hệ thống giao thông đô thị, giảm ách tắc giao thông, giảm ô nhiễm không khí; Tăng cường quản lý hoạt động thi công xây dựng các công trình để bảo vệ môi trường không khí.

Quan tâm đến dự án luật này, TS.Bùi Tiến Đạt, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng một số chuyên gia cho rằng, cần chấp nhận giấy chứng nhận (GCN) dùng để cung cấp chứng nhận dòng quyền lợi bất động sản (BĐS) được cấp bởi văn phòng đăng ký quản lý thuộc hệ thống đăng ký BĐS toàn quốc thay vì GCN được cấp bởi UBND các cấp. Từ đó có thể giảm tải được các thủ tục: Cấp đổi, cấp lại GCN quyền sở hữu nhà ở, GCN quyền sở hữu công trình xây dựng do cơ quan TN&MT thực hiện (Điều 105 Luật Đất đai năm 2013); đính chính, thu hồi GCN đã cấp. Điều này còn giúp minh bạch thông tin cho người dân khi muốn kiểm tra tính hợp pháp của quyền sử dụng BĐS nhằm thực hiện các giao dịch liên quan

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hệ thống quản lý đất đai dựa trên những nền tảng cơ bản áp dụng công nghệ trong quy trình xử lý. Hệ thống bao gồm các tính năng, giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh phục vụ việc kết nối liên thông và chia sẻ dữ liệu đất đai do trung ương, địa phương quản lý với Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia cung cấp thông tin cho Trung tâm thông tin điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cổng Dịch vụ công Quốc gia phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; kết nối chia sẻ, sử dụng chung cho các bộ, ngành, địa phương giúp cung cấp dịch vụ công thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp, phát triển Chính quyền điện tử, chuyển đổi số tiến tới Chính phủ số.

Cũng quan tâm đến vấn đề này, ThS.Nguyễn Nam Trung, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh cùng nhiều chuyên gia cho rằng cần hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, chuyển đổi số, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia tập trung, thống nhất, đa mục tiêu, tích hợp, liên thông. Thực hiện thống nhất quản lý, phân công, phân cấp đi đôi với đảm bảo điều kiện tổ chức thực thi, thanh tra, kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực.

ThS.Nguyễn Nam Trung, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh

Theo nhiều chuyên gia, Chính phủ cần ban hành Nghị định quy định về xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác sử dụng hệ thống thông tin đất đai để làm cơ sở thống nhất triển khai giữa các Bộ, ngành và các địa phương trên toàn quốc. Hạ tầng thông tin đất đai và CSDL đất đai quốc gia - yếu tố cốt lõi để hỗ trợ vận hành công tác chuyên môn, cải cách thủ tục hành chính cũng như phục vụ cho việc phối, kết hợp với các bên có liên quan khác - vẫn chưa hoàn chỉnh, vừa thiếu vừa yếu, chưa triển khai được hệ thống quản lý, kết nối, tổng hợp dữ liệu đất đai ở địa phương vào CSDL đất đai quốc gia nền tảng phát triển Chính phủ điện tử;

Cùng với đó, cần phải ban hành văn bản pháp luật quy định cụ thể và rõ ràng về: cơ chế tài chính đảm bảo duy trì, vận hành, khai thác hệ thống CSDL đất đai quốc gia sau khi hệ thống đi vào vận hành; cũng như cơ chế thu phí cung cấp thông tin đất đai cho người dân và doanh nghiệp nhằm từng bước tạo nguồn thu để tái đầu tư cho hệ thống thông tin đất đai phát triển một cách bền vững, hiệu quả.

Đưa ra ý kiến cụ thể về vấn đề này, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng, hệ thống pháp luật cần chấp nhận giấy chứng nhận dùng để cung cấp chứng nhận dòng quyền lợi bất động sản được cấp bởi Văn phòng đăng ký quản lý thuộc hệ thống đăng ký bất động sản toàn quốc thay vì giấy chứng nhận được cấp bởi Ủy ban nhân dân các cấp. Từ đó, có thể giảm tải được các thủ tục cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện (Điều 105); Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp. Bên cạnh đó, việc này còn giúp minh bạch thông tin cho người dân khi muốn kiểm tra tính hợp pháp của quyền sử dụng bất động sản nhằm thực hiện các giao dịch liên quan.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng các chuyên gia cho rằng cần sớm triển khai là hoàn thiện hệ thống quản lý đất đai dựa trên những nền tảng cơ bản áp dụng công nghệ trong quy trình xử lý. Hệ thống bao gồm các tính năng, giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh phục vụ việc kết nối liên thông và chia sẻ dữ liệu đất đai do trung ương, địa phương quản lý với CSDL đất đai quốc gia cung cấp thông tin cho Trung tâm Thông tin điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Cổng Dịch vụ công quốc gia phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; kết nối chia sẻ, sử dụng chung cho các bộ, ngành, địa phương giúp cung cấp dịch vụ công thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp, phát triển Chính quyền điện tử, chuyển đổi số, tiến tới Chính phủ số.

Ngoài ra, cần điều chỉnh các quy định pháp luật hiện tại về quản trị đất đai trên nền tảng công nghệ: Khai thác và chia sẻ thông tin dữ liệu quản lý đất một cách thống nhất để xử lý, phân tích và thông tin kịp thời, phục vụ công tác quản lý đất đai, hướng đến thành lập dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; Cơ sở về dữ liệu: Từng bước hoàn thiện CSDL đất đai của tỉnh, góp phần hoàn thiện CSDL quốc gia đã, đang được xây dựng và hình thành theo mô hình trung ương (tập trung), địa phương (phân tán) để quản lý thống nhất nội dung CSDL quản lý đất đai.

Minh Hùng

Các bài viết khác