THẢO LUẬN TẠI TỔ 14: LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ SỬA ĐỔI - ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ
Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh điều hành Phiên họp
Qua thảo luận, các đại biểu đều nhất trí việc sửa đổi luật là cần thiết, bởi qua 8 năm thi hành các mối quan hệ quan kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi, nhiều chính sách, pháp luật liên đến quản lý, sử dụng đất đai của Luật Đất đai đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, chưa thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành; một số nội dung phát sinh mới trong thực tiễn nhưng pháp luật chưa có quy định điều chỉnh; việc thi hành pháp luật về đất đai ở một số nơi còn chưa nghiêm gây khiếu kiện kéo dài...
Đại biểu Trịnh Xuân An - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai
Về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng (Điều 86) một số ý kiến cho rằng, dự thảo Luật chưa cụ thể, rành rọt các điều kiện, tiêu chí, phân biệt rõ giữa dự án nào mục đích phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng và dự náo nào mục đích kinh tế đơn thuần. Do vậy, để minh bạch trong thu hồi đất, tránh lạm dụng thu hồi đất tràn lan và khiếu nại, khiếu kiện, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người có đất thu hồi cần rà soát, quy định cụ thể rõ ràng hơn.
Đại biểu Quốc hội phát biểu tại thảo luận Tổ
Tại Điều 91, đại biểu đề nghị cần xem xét lại đối tượng nhận thông báo và chấp hành quyết định thu hồi đất, nếu chỉ thông báo thu hồi đất cho 1 đối tượng là người có đất bị thu hồi thì chưa đầy đủ vì ngoài người có đất bị thu hồi còn có đối tượng người có tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chủ sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Do đó, cần bổ thêm đối tượng người có tài sản gắn liền với đất và các chủ thể khác có liên quan đến đất bị thu hồi. Điều 91 cũng quy định, trước khi ban hành quyết định thu hồi đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải gửi văn bản thông báo thu hồi đất cho người có đất bị thu hồi biết chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp. Đại biểu đề nghị nên nên rút ngắn thời gian thông báo xuống chậm nhất là 30 ngày.
Đại biểu Nguyễn Công Long - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai
Về việc bổ sung quy định "ngân hàng đất nông nghiệp" tại Điều 124, đại biểu nhận định, đây có thể coi là bước ngoặt trong tích tụ ruộng đất, khắc phục vấn nạn đất nông nghiệp bị bỏ hoang, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp có diện tích đất nông nghiệp đủ lớn để hoạt động sản xuất. Tuy vậy, những nội dung quy định tại điều này hiện vẫn còn đang rất “mơ hồ” do đó cần bổ sung quy định cụ thể về địa vị pháp lý, chức năng nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của Ngân hàng đất nông nghiệp nhằm bảo đảm tính khả thi, tránh chồng chéo với các cơ quan quản lý nhà nước khác cũng như tạo cơ sở để Ngân hàng đất nông nghiệp có đầy đủ tư cách pháp lý nhằm hoạt động hiệu quả.
Đại biểu Quốc hội phát biểu tại thảo luận Tổ
Đại biểu cũng nhấn mạnh, đây là nội dung rất mới, lần đầu tiên chúng ta quy định, trong khi báo cáo tổng kết rà soát, đánh giá tác động cũng như báo cáo thẩm tra về vấn đề này còn ít thông tin, do đó cần phải xem xét rất kỹ nội dung này.
Về hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân, Điều 181 dự thảo đã nâng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân từ 10 lần lên không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp đồng thời giao Hội đồng nhân dân tỉnh trên cơ sở điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường và khả năng đất đai để quy định hạn mức cho phù hợp.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường
Theo đại biểu, đây là quy định khá linh hoạt tuy vậy cũng cần xem xét vì nếu quy định như dự thảo vẫn sẽ gây khó khăn cho vấn đề tích tụ đất trong sản xuất nông nghiệp, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường giai đoạn hiện nay và chưa tạo được cơ chế đủ mạnh thu hút nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp. Do vậy, chúng ta cần mở rộng thêm hạn mức này lên 20 đến 25 lần hạn mức giao đất nông nghiệp nhằm thu hút các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 18 đề ra.
Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Hải Hà
Về yếu tố nước ngoài trong Luật Đất đai, nhiều đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn: Hiện nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước thuộc tất cả các châu lục và có quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước lớn, các Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược với 17 quốc gia, 13 đối tác toàn diện.
Theo quy định của Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự mà Việt Nam là thành viên quy định Nước tiếp nhận cần phải, hoặc tạo điều kiện dễ dàng để Nước cử đi có được trên lãnh thổ và phù hợp với luật pháp Nước tiếp nhận, trụ sở cần thiết cho cơ quan đại diện, cơ quan lãnh sự hoặc giúp Nước cử đi có trụ sở bằng một cách khác. Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài là bất khả xâm phạm. Theo quy định 2 Công ước trên và thực tế nhiều năm qua, chúng ta đã và đang bố trí đất làm trụ sở cho các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam. Việc bố trí này, nhất là đối với diện tích đất lớn đặt ra vấn đề nhà nước có thể phải thu hồi đất (một phần hoặc toàn bộ) trong khi đó dự thảo Luật hiện chưa có quy định vấn đề này. Các đại biểu đề nghị cần phải bổ sung./.