Vị Chủ tọa kỳ họp đầu tiên
16/12/2015 19:19
Trong số 333 đại biểu trúng cử Quốc hội khóa đầu tiên năm 1946, có đến 11% là các nhà tư sản. Sự có mặt với tỷ lệ khá cao trong Quốc hội sau khi nước nhà giành độc lập đã chứng tỏ nhiệt tình đóng góp với đất nước, với chế độ mới; đồng thời cũng cho thấy uy tín không nhỏ của giới công thương đối với dân chúng, và kỳ vọng của Chính phủ vào khả năng đóng góp về tinh thần và vật chất của họ...
Từ “thuở ban đầu Dân quốc ấy”...
16/12/2015 19:11
Việc tiến hành Tổng tuyển cử để bầu QH nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau thắng lợi giành chính quyền từ Cách mạng tháng Tám là quyết định táo bạo, mang tính chiến lược của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn đó, góp phần bảo vệ các thành quả cách mạng vừa đạt được. Từ các bài học kinh nghiệm sâu sắc của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, các đại biểu nguyên là Lãnh đạo QH, ĐBQH qua các thời kỳ và đông đảo nhà khoa học dự Hội thảo “QH Việt Nam: 70 năm hình thành và phát triển” cho rằng, QH cần tiếp tục con đường đổi mới để không ngừng hoàn thiện tổ chức, hoạt động, đáp ứng mong mỏi, kỳ vọng của cử tri và nhân dân.
Cuộc thử thách máu lửa
16/12/2015 16:37
Cuộc gặp mặt tại TP Hồ Chí Minh năm 1989, do Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước tổ chức, đã vinh dự được đón tiếp bà Ngô Thị Huệ cùng các đại biểu Quốc hội Khóa I. Tại cuộc gặp mặt này, đầy xúc động, bà Ngô Thị Huệ đã kể lại những gì diễn ra trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 6.1.1946 - cuộc thử thách máu lửa đối với nhân dân ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội Việt Nam - Bài 3: Chấn chỉnh lề lối làm việc
16/12/2015 16:36
Lề lối làm việc khoa học, giấy tờ gọn nhẹ và hợp lý là yêu cầu được Bác đặt ra ngay từ khi Nhà nước ta còn non trẻ. Bác đã phê bình rất thẳng thắn nạn giấy tờ, tình trạng làm việc luộm thuộm, thiếu tính khoa học ở nhiều cơ quan nhà nước. Bác nói, “Từ các Bộ ở trung ương đến cơ quan các xã, nạn giấy tờ rất nặng, làm hại rất nhiều. Như: Bộ Nội vụ: một bản thông tư (biên chế) dài 26 trang; một biên bản (hội nghị củng cố xã) dài hơn 100 trang; v.v...
Chủ tịch Hồ Chí Minh với QH Việt Nam - Bài 1: ĐBQH phải một lòng phục vụ nhân dân
16/12/2015 16:33
Chủ tịch HỒ CHÍ MINH là ĐBQH các khóa I, II và III (từ 1946 đến khi tạ thế 1969). Tại các lần tiếp xúc cử tri và trong các kỳ họp QH, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, Bác đã có gần 40 lần phát biểu. Cũng trong thời gian lãnh đạo đất nước, Bác đã trực tiếp chỉ đạo soạn thảo Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 và 16 đạo luật cùng 613 sắc lệnh, trong đó có 243 sắc lệnh quy định về tổ chức bộ máy nhà nước và pháp luật. Đây là di sản lớn, là kho tư liệu vô cùng quý báu cho đất nước nói chung và cho QH nói riêng.