HỘI ĐỒNG DÂN TỘC TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN GÓP Ý DỰ ÁN LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

06/05/2022

Sáng ngày 06/5, tại thành phố Đà Nẵng, Hội đồng dân tộc của Quốc hội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Các Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc gồm bà Cao Thị Xuân, ông Nguyễn Lâm Thành bà bà Trần Thị Hoa Ry đồng chủ trì hội nghị.

 

Toàn cảnh hội nghị 

Tại buổi làm việc, các đại biểu dành nhiều sự quan tâm và đề xuất một số ý kiến liên quan đến xác định phạm vi “cơ sở”  để đảm bảo thực hiện thống nhất, làm nền tảng cho các quy định khác. Đề xuất cần phải luận giải, tường minh các khái niệm như: dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện (gián tiếp), chủ thể, khách thể thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Lâm Thành - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho biết, tại Điều 3 của dự thảo Luật về nguyên tắc thực hiện dân chủ cơ sở còn thể hiện rất chung chung. Những nội dung này đã được quy định trong hiến pháp, nghị quyết. Giờ dự thảo Luật cần phải cụ thể hoá được nguyên tắc thực hiện dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát là cái gì? Đây mới là vấn đề quan trọng. Phải làm rõ hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp. Ở đây, chúng ta không hề quy định về dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành 

Một số ý kiến đề xuất cần quan tâm đến đảm bảo chính sách dân tôc, việc thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Cần quy định định mức hỗ trợ thông tin tuyên truyền khi có những sự kiện quan trọng của đất nước. Việc quy định hình thức, thời điểm công khai thông tin để nhân dân được biết quy định tại điểm g, khoản 1, điều 10 cũng không cần quy định quá chi tiết các loại hình mạng xã hội, vì hiện tại còn nhiều loại hình mạng xã hội khác, và tương lai cũng sẽ có những hình thức khác nữa. Đặc biệt nhấn mạnh việc phát huy dân chủ của nhân dân ngay từ khâu xây dựng Luật.

Ông Lê Việt Trường - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội

Ông Lê Việt Trường - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội, cho rằng để thuận lợi cho công tác quản lý cua Bộ, ngàn hay nghĩ thay, quyết định thay cho công dân… cần phải loại trừ quan điểm và cách làm này

Với 2 loại ý kiến được đưa ra liên quan đến quy định thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp trong dự án Luật, đa số các đại biểu đồng ý với ý kiến thứ 2: "Đề nghị dự án Luật không quy định về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp". Một trong số những lý do được đưa ra là điều này đã được điều chỉnh trong Bộ Luật lao động và Nghị định 145/2020 của Chính phủ rồi./.

Mỹ Phượng - Lê Quang