Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: dd6566a1-6923-90f0-dd35-d6975fcb4931.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: THÚC ĐẨY SỨC SÁNG TẠO CỦA GIỚI TRẺ TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA

06/07/2024

Hiện nay, các nhà sáng tạo trẻ dấn thân vào các các lĩnh vực của công nghiệp văn hóa như: Điện ảnh, nhiếp ảnh, thời trang… ngày càng nhiều, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, trong thời gian tới, cần có những chính sách, giải pháp hỗ trợ tích cực để nguồn nhân lực này tiếp tục đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa đất nước.

GÓC NHÌN CHUYÊN GIA: THÁO GỠ “NÚT THẮT” ĐỂ CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA VIỆT NAM PHÁT TRIỂN

PGS.TS – ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: HÓA GIẢI NHỮNG "ĐIỂM NGHẼN" CẢN BƯỚC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nhấn mạnh, các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Tài nguyên đầu vào quan trọng của ngành công nghiệp này là sự sáng tạo trên nền tảng các giá trị văn hóa. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, các nhà sáng tạo trẻ là nguồn nhân lực quan trọng cần được đặc biệt quan tâm khi xây dựng công nghiệp văn hóa ở Việt Nam. 

Phóng viên: Số lượng các nhà sáng tạo trẻ dấn thân vào phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay ngày càng nhiều… Theo đại biểu, điều này sẽ mang lại những thuận lợi gì cho sự phát triển công nghiệp văn hóa ở nước ta thời gian tới?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Chắc chắc sự phát triển của các ngành nghề liên quan đến văn hóa, như ngành công nghiệp phim ảnh, âm nhạc, nghệ thuật sân khấu, thời trang và các loại hình giải trí khác... sẽ mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho phát triển của ngành công nghiệp văn hóa trong thời gian tới.

Đầu tiên là tạo ra cơ hội việc làm và tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các tài năng sáng tạo, những người thực hành và kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa như: Nhà làm phim, ca sĩ, diễn viên, nhà thiết kế, và các chuyên gia khác trong ngành. Đồng thời, nó cũng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ có giá trị thị trường.

Thứ hai là thúc đẩy du lịch văn hóa. Sản phẩm và sự kiện văn hóa thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới, tạo ra một nguồn cung ứng mới cho ngành du lịch văn hóa. Điều này không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu giải trí, tăng doanh thu cho các doanh nghiệp du lịch mà còn tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa và thúc đẩy sự hiểu biết giữa các nền văn hóa khác nhau.

Thứ ba là bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Các dự án và sản phẩm văn hóa thường đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa. Chúng không chỉ giúp giữ gìn và phát triển các truyền thống, giá trị văn hóa mà còn là nguồn cảm hứng cho thế hệ tương lai. Đây là những chất liệu tuyệt vời để chúng ta giáo dục lịch sử, lan tỏa những giá trị tốt đẹp từ những câu chuyện lịch sử hào hùng của đất nước, để chúng ta có thêm sự tự tin về tương lai đất nước từ những di sản của cha ông.

Hiện nay, các nhà sáng tạo trẻ dấn thân vào các các lĩnh vực của công nghiệp văn hóa như: Điện ảnh, nhiếp ảnh, thời trang, văn học… ngày càng nhiều

Thứ tư là thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới. Các ngành công nghiệp văn hóa giúp thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong xã hội thông qua việc khám phá và thử nghiệm các ý tưởng mới, công nghệ mới và hình thức nghệ thuật mới. Đây là những bước tiến quan trọng trong phát triển văn hóa và xã hội, thực sự đặt văn hóa vào vị trí trung tâm của sự phát triển bền vững đất nước, khơi dậy khát vọng phát triển phồn vinh cho dân tộc.

Phóng viên: Đại biểu có đánh giá như thế nào về sự đóng góp của các nhà sáng tạo trẻ đối với phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta thời gian qua?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Tôi cho rằng, các nhà sáng tạo trẻ là nguồn nhân lực tiềm năng để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Tôi đánh giá rất cao nỗ lực của các bạn trong việc sáng tạo ra các sản phẩm mới từ chất liệu văn hóa truyền thống của dân tộc, hình thành nên ngành công nghiệp văn hóa mang bản sắc Việt nam thời gian qua. Họ đem lại sự tươi mới, sáng tạo, đẩy mạnh sự đa dạng và sự phong phú trong lĩnh vực này. Nhờ vào sự độc đáo và cá nhân hóa trong sản phẩm của họ, họ có thể thu hút sự chú ý của khán giả một cách hiệu quả, từ đó tạo ra sự quan tâm và tiềm năng thị trường.

Bên cạnh đó, những sản phẩm của các nhà sáng tạo trẻ thường kết hợp giữa văn hóa truyền thống và xu hướng hiện đại, từ đó giúp thúc đẩy du lịch văn hóa và tạo ra những trải nghiệm mới mẻ cho du khách. Điều này không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương mà còn giữ gìn và phát triển di sản văn hóa.

Các nhà làm phim trẻ Việt ngày càng chứng minh được tiềm năng của mình qua nhiều dự án

Ngoài ra, những nhà sáng tạo trẻ cũng thường mang lại cái nhìn mới mẻ và cái nhìn đa chiều về văn hóa thông qua các sản phẩm của họ, từ đó tạo ra cơ hội cho sự giao lưu văn hóa và sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa các cộng đồng và văn hóa khác nhau, góp phần vào việc xây dựng một xã hội đa văn hóa và phát triển bền vững.

Chúng ta đã và đang chứng kiến sự xuất hiện ngày càng nhiều của các sản phẩm văn hóa hiện đại thuộc nhiều loại hình khác nhau như âm nhạc, điện ảnh, văn học, nhiếp ảnh, thời trang… được giới trẻ Việt Nam sáng tạo trên nền tảng khai thác các chất liệu văn hóa truyền thống. Họ cũng là những người tiên phong trong việc thử nghiệm và tạo ra các loại hình hay thực hành văn hóa mới mẻ… Kho tàng văn hóa của chúng ta ngày càng trở nên giàu có hơn nhờ vào sự đóng góp tích cực của họ.

Quan trọng nhất, theo tôi, đó là tâm huyết và hiểu biết của các bạn trẻ đối với văn hóa dân tộc, giúp các bạn tự hào về sức mạnh của đất nước, từ đó tự tin hơn trong quá trình hội nhập quốc tế, khẳng định sức mạnh, giá trị con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ ngày hôm nay.

Phóng viên: Theo đại biểu, chúng ta cần có những chính sách, giải pháp gì để các nhà sáng tạo trẻ tiếp tục đóng góp hiệu quả vào phát triển của công nghiệp văn hóa đất nước trong thời gian tới?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Tôi cho rằng, giới trẻ sẽ là lực lượng có những đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy và phát triển rất tốt các ngành công nghiệp văn hóa trong thời gian tới. Bởi họ có khả năng ứng dụng, làm chủ khoa học, công nghệ nhanh nhạy, sức sáng tạo dồi dào, có quan điểm mới mẻ về các vấn đề văn hóa, cởi mở hơn với những ý tưởng mới.

Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, phát triển ngành công nghiệp văn hóa không phải là một hành trình dễ dàng và các nhà sáng tạo trẻ thường sẽ gặp phải nhiều thách thức khi bước vào ngành này. Vì vậy, theo tôi, để hỗ trợ cho các thế hệ trẻ sáng tạo và phát triển trong ngành công nghiệp văn hóa, chúng ta cũng cần có những chính sách và biện pháp hỗ trợ sau:

Thứ nhất là hỗ trợ tài chính bằng cách cung cấp nguồn tài chính cho các dự án sáng tạo thông qua các khoản tài trợ, hỗ trợ vốn và các chính sách hỗ trợ khác, bao gồm việc thiết lập quỹ hỗ trợ cho nhà sáng tạo trẻ, cung cấp vốn đầu tư rủi ro cho các startup văn hóa, nghệ thuật, và tạo ra các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi.

Thứ hai là hỗ trợ đào tạo thông qua việc xây dựng các chương trình đào tạo chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật và sáng tạo để giúp các nhà sáng tạo trẻ phát triển kỹ năng cần thiết và hiểu biết về ngành. Các khoá học, hội thảo và chương trình thực tập cũng cần được thúc đẩy để tạo điều kiện cho sự học hỏi và trải nghiệm thực tế.

Thứ ba là hỗ trợ hạ tầng và cơ sở vật chất. Đầu tư vào hạ tầng và cơ sở vật chất cho ngành công nghiệp văn hóa, bao gồm việc xây dựng và duy trì các cơ sở sản xuất, trình diễn và triển lãm văn hóa, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và hạn chế các rủi ro liên quan đến việc tự quản lý cơ sở vật chất cho các nhà sáng tạo trẻ.

Thứ tư là khuyến khích sự đổi mới và thử nghiệm bằng cách tạo ra các chương trình khuyến khích sự đổi mới và thử nghiệm trong ngành văn hóa, bao gồm việc tổ chức các cuộc thi sáng tạo, hỗ trợ các dự án thử nghiệm và thúc đẩy việc sử dụng công nghệ mới trong sản xuất và tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật.

Thứ năm là tạo ra môi trường kinh doanh và pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong ngành công nghiệp văn hóa như việc giảm bớt quy định và thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho sự hợp tác và đổi mới, và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, tôi nghĩ rằng, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ trên, để góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam phát triển và tiếp tục cạnh tranh với các nước khác trên thế giới, các bạn trẻ cần có nhận thức và hiểu biết rõ ràng hơn nữa về sự đa dạng, phong phú trong văn hóa, nghệ thuật và sáng tạo là quan trọng. Họ cần khám phá nhiều phong cách, thể loại và quan điểm khác nhau để giúp tạo ra các sản phẩm văn hóa độc đáo và hấp dẫn đối với cả thị trường nội địa và quốc tế.

Cùng với đó, các bạn trẻ cũng nên khai thác và áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông đại chúng để tiếp cận và tương tác với khán giả một cách hiệu quả hơn. Tận dụng các nền tảng truyền thông xã hội, website, ứng dụng di động và các kênh truyền thông khác để quảng bá và phổ biến các sản phẩm văn hóa của mình. Đồng thời, họ nên tập trung xây dựng mạng lưới hợp tác với các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài ngành công nghiệp văn hóa, nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng, tạo ra các cơ hội mới cho sự phát triển và tiếp thị các sản phẩm văn hóa.

Tôi nghĩ, chúng ta nên khuyến khích thế hệ trẻ không ngừng đổi mới và sáng tạo trong cả nội dung và hình thức của các sản phẩm văn hóa; không sợ thử nghiệm những ý tưởng mới, khác biệt và luôn tìm cách để làm mới mẻ và phát triển những gì mình đang làm. Họ phải liên tục học hỏi và phát triển kỹ năng, kiến thức, hiểu biết về ngành công nghiệp văn hóa; tham gia các khóa học, hội thảo và sự kiện ngành để cập nhật xu hướng mới và mở rộng mạng lưới quan hệ. Tôi tin rằng, bằng cách này, họ có thể tạo ra những sản phẩm văn hóa độc đáo và thu hút được sự quan tâm của khán giả cũng như cả thị trường quốc tế.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Thu Phương