Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: b5d663a1-695c-90f0-dd35-df1743002d0c.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Bối cảnh quốc tế biến động, đòi hỏi sự sáng suốt trong điều hành chính sách tiền tệ

11/11/2024

Chia sẻ bên lề phiên chất vấn đối với lĩnh vực ngân hàng sáng 11/11, một số đại biểu đánh giá cao ngành ngân hàng có nhiều nỗ lực trong điều hành chính sách tiền tệ; đồng thời đề nghị tiếp tục có các giải pháp căn cơ quản lý thị trường vàng, đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản nhằm giải ngân nhanh gói hỗ trợ cho vay mới và hạ lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Tổng thuật sáng 11/11: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng

Toàn cảnh phiên chất vấn đối với lĩnh vực ngân hàng

Trong phiên làm việc sáng 11/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng là người đăng đàn đầu tiên trả lời chất vấn đối với 03 nhóm vấn đề: Việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động. Công tác quản lý nhà nước về thị trường vàng, thị trường ngoại hối. Công tác hỗ trợ vay vốn và miễn, giảm lãi suất cho người dân, doanh nghiệp để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch COVID-19 và thiên tai.

Ghi nhận ý kiến bên lề phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, một số đại biểu đánh giá cao ngành ngân hàng có nhiều nỗ lực trong điều hành chính sách tiền tệ, góp phần không nhỏ vào kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, đại biểu mong muốn tiếp tục có các giải pháp căn cơ trong quản lý thị trường vàng; đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản nhằm giải ngân nhanh gói hỗ trợ cho vay mới và hạ lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận

Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận: Tôi chia sẻ với một số khó khăn của ngành ngân hàng, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, tài sản thế chấp ngân hàng cũng không còn. Trong khi đó, doanh nghiệp muốn vay vốn để tiếp tục quay lại sản xuất cũng khó vay vốn. Bởi các tổ chức tín dụng là doanh nghiệp nên muốn cho vay cần có điều kiện để thu hồi vốn và có lãi… Đây là khó khăn chung của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng, nhất là khi các tổ chức tín dụng phải đóng vai trò hỗ trợ hồi phục và phát triển kinh tế.

Trong phiên chất vấn, tôi đã đặt câu hỏi: “Nếu không xử lý được vấn đề nợ xấu thì việc điều hành chính sách tiền tệ sẽ gặp khó khăn gì và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có giải pháp cụ thể nào khi tình huống này xảy ra?”. Thời gian qua, Chính phủ cũng đã có những giải pháp về vấn đề này, nhưng trong bối cảnh mới, tình hình mới, đặc biệt là qua đợt bão lũ vừa qua, thiệt hại rất nhiều, vấn đề nợ xấu này càng đặt ra thách thức mới. Qua trả lời chất vấn của Thống đốc, tôi thấy các giải pháp của Thống đốc đưa ra cơ bản nhìn sát với thực tế và đưa ra những giải pháp khá phù hợp.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân – Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh

Đại biểu Trần Hoàng Ngân – Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh: Tôi nghĩ rằng, nếu tình hình thế giới tiếp tục bất ổn, giá vàng sẽ tiếp tục tăng và sức cầu quá lớn, gây áp lực đến việc điều hành chính sách tiền tệ, tài chính của các quốc gia. Từ đầu đầu năm đến nay, giá vàng thế giới tăng bất ổn (tăng khoảng 30 – 35%). Giá vàng trong nước thời gian đầu có sự chênh lệch lớn với giá vàng thế giới, nhưng khi Chính phủ có chính sách can thiệp, chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới thu hẹp; giá vàng trong nước chỉ tăng khoảng 20%, trong khi giá vàng thế giới tăng trên 30%- đó là thành công, tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của người dân. Do đó, chúng ta phải quan sát, nếu tình hình thế giới và giá vàng thế giới ổn định, khi đó nhu cầu vàng trong nước dần giảm dần và người dân chỉ mua vàng khi cần thiết phục vụ cho lễ hội, lễ cưới hỏi.

Còn một bài toán nữa đầu cơ vàng, đầu tư vàng, tôi cho rằng cần nghiên cứu tổ chức sàn giao dịch vàng, trước mắt nên thí điểm tổ chức sàn giao dịch vàng ở hai trung tâm tài chính quốc tế là thành phố Đà Nẵng và đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh. Việc tổ chức sàn giao dịch vàng, khi đó giá vàng liên thông với thị trường quốc tế sẽ giảm bớt áp lực về đầu tư vàng trên thị trường; đồng thời sớm sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về hoạt động kinh doanh vàng, tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh vàng trong cả nước tham gia một cách hợp lý, mà không chỉ bó hẹp trong hệ thống ngân hàng thương mại.

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp: Tôi là người chất  vấn thứ 3 trong buổi sáng nay, đề nghị Thống đốc Ngân hàng cho biết tại sao ngân hàng chỉ bán vàng mà không mua; và lượng kiều hối về nước rất nhiều nhưng người dân gửi vào ngân hàng thì lãi suất 0 đồng. Qua phần trả lời của Thống đốc, tôi cho rằng chưa trọng tâm, tôi cũng đã tranh luận lại và Chủ tịch Quốc hội cũng đã trao đổi lại là sẽ trả lời bằng văn bản. Những vấn đề tôi chất vấn cũng là các nội dung cử tri, Nhân dân quan tâm, mong muốn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông tin về để người dân biết nhiệm vụ, giải pháp sắp tới thực hiện như thế nào.

Tôi cũng mong rằng, Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu phương án Ngân hàng Nhà nước mua vàng, bởi nếu chỉ bán mà không mua, liệu đến lúc nào đó sẽ không có vàng để bán?. Hơn nữa, lượng vàng trong dân đang rất nhiều, với tâm lý đây là tài sản an toàn nhất. Nhưng khi người dân cần tiền và bán vàng, thì bán không được, vì các ngân hàng không mua, các cửa hàng vàng không mua, như vậy rất khó cho người dân. Tôi đề nghị Nhà nước nên duy trì việc bán vàng để bình ổn giá vàng trong nước; đồng thời phải mua lại vàng cho dân khi người dân cần.

Tôi cũng đề nghị sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về hoạt động kinh doanh vàng, trong đó cho phép các doanh nghiệp tầm cỡ, có điều kiện, được kinh doanh vàng, được nhập ngoại tệ, được nhập vàng để điều phối, cũng như cạnh tranh vàng ở trong nước.

Ngoài ra, hiện nay lượng dự trữ ngoại hối trong dân rất nhiều, nhưng không huy động, mà huy động từ nước ngoài phải trả lãi. Tại sao không huy động ngoại hối trong dân để trả lãi cho người dân thay vì huy động từ nước ngoài và phải trả lãi.

Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy – Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh

Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy – Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh: Tôi cho rằng, một trong những nội dung được đại biểu rất quan tâm đặt vấn đề, đó là liên quan đến thị trường vàng. Một phần ba ý kiến trong phiên chất vấn sáng nay liên quan đến vàng. Các câu hỏi của đại biểu lần này không đi vào các chính sách chung chung, mà đi vào các khía cạnh, các vấn đề khác nhau liên quan đến vàng, làm rõ các vấn đề thời gian qua báo chí, cử tri rất quan tâm đặt vấn đề, nhưng chưa được làm rõ.

Đa số các câu hỏi liên quan đến “vì sao” và “tại sao” cho thấy chính sách liên quan đến thị trường vàng đang đặt ra rất nhiều vấn đề và chưa được minh bạch. Phần trả lời sáng nay của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tôi cảm thấy rất hài lòng, đi thẳng vào vấn đề. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng làm rõ rất nhiều nội dung liên quan đến vàng, mà những người không am hiểu về lĩnh vực ngân hàng, lĩnh vực kinh tế  vẫn có thể xem và hiểu được, chứng tỏ phần trả lời của Thống đốc rất rõ.

Tôi nghĩ rằng, chúng ta nhìn nhận một cách công bằng, sự nỗ lực của ngân hàng cũng phải được ghi nhận. Bối cảnh hiện nay khác hoàn toàn so với cách đây mười năm, hai mươi năm; bối cảnh quốc tế biến động hàng ngày, hàng giờ. Do vậy, trước những thách thức đối với ngành ngân hàng, đòi hỏi sự nỗ lực, trách nhiệm và sự sáng suốt trong điều hành chính sách tiền tệ, quản lý thị trường vàng, trong đó có vai trò của người đứng đầu ngành ngân hàng.

Ngoài ra, tôi cũng quan tâm đến việc ban hành và thực hiện các chính sách cho vay, hỗ trợ lãi suất, giảm lãi suất sau thiên tai và dịch bệnh. Bởi thực tế cho thấy, việc thực hiện các chính sách cho vay hỗ trợ, nhất là cho vay hỗ trợ sau đại dịch Covid-19 cho thấy còn nhiều hạn chế, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, việc tiếp cận nguồn vốn này rất khó khăn do các thủ tục, các điều kiện còn ràng buộc. Như vậy, đối với việc hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sau cơn bão số 3 cần dễ dàng hơn, tinh gọn và giải ngân nhanh nguồn vốn này.

Lan Hương - Trọng Quỳnh