Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: a8fb69a1-a9fc-90f0-19a0-560aded2da3b.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Mạnh thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và những tháng đầu năm 2024

04/11/2024

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 4/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường để đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp sáng ngày 4/11

Điều hành nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, trong ngày 4/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về 4 nội dung:

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; chủ trương đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB).

Các nội dung nêu trên đã được Quốc hội thảo luận tại tổ với 308 lượt ý kiến phát biểu. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận các nội dung đã nêu trong các tờ trình của Chính phủ, các báo cáo thẩm tra của các cơ quan Quốc hội, các gợi ý thảo luận của các cơ quan thẩm tra đã chuẩn bị, tập trung vào các thách thức cần phải vượt qua, bất cập, khó khăn, vướng mắc và giải pháp tháo gỡ để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến cho năm 2025.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp sáng ngày 4/11

Về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu thảo luận về kết quả đã đạt được, các vấn đề cần lưu ý, quan tâm và có giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật trong thời gian tới…

Phát biểu thảo luận tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh thống nhất với báo cáo bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và những tháng đầu năm 2024.

Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Mạnh thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và những tháng đầu năm 2024.

Bày tỏ quan tâm về vấn đề lao động, việc làm, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh cho biết, Năm 2024 tình hình lao động, việc làm có nhiều chuyển biến tích cực. 9 tháng năm 2024 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,5 triệu người, tăng hơn 210.000 người so với cùng kỳ năm trước. Lao động có việc làm là 51,4 triệu người, tăng 212.000 người và thu nhập bình quân của người lao động đã tăng 519.000 đồng. Tỷ lệ lao động Việt Nam có bằng và chứng chỉ đạt 28,1%, tăng 1,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội tăng 3,46% và tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng 2,66%. Đặc biệt, lần đầu tiên trong vài năm gần đây tốc độ tăng năng suất lao động đạt 5,56% vượt chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, tình hình lao động, việc làm năm 2024 còn nhiều bất cập:

Một là, về chất lượng cung lao động vẫn còn bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng được với nhu cầu của lao động ở một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Chất lượng lao động chưa cao, trong tổng số 69% lao động qua đào tạo chỉ có trên 28% lao động được đào tạo có văn bằng, chứng chỉ, còn trên 70% lao động chưa qua đào tạo từ sơ cấp trở lên và chưa có văn bằng chứng chỉ.

Các đại biểu tại phiên họp sáng ngày 4-11

Hai là, thị trường lao động chưa có sự cải thiện nhiều về chất lượng lao động, khi số lao động phi chính thức làm việc bấp bênh, thiếu tính ổn định vẫn chiếm tỷ trọng lớn. 9 tháng năm 2024 số lao động phi chính thức là 33 triệu người, chiếm 64,6% tổng số lao động có việc làm, mặc dù đã giảm 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Ba là, tỷ lệ lao động thất nghiệp còn cao. Tính chung 9 tháng năm 2024 cả nước có khoảng trên 1 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15 đến 24 tuổi là 7,92%, tăng 0,29 điểm phần trăm. Cả nước có khoảng 1,4 triệu thanh niên không có việc làm, không tham gia học tập và đào tạo, so với tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động thì tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên luôn cao gấp 3 lần.

Bốn là, công tác định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh theo Quyết định 522 của Thủ tướng Chính phủ chưa đạt mục tiêu đề ra là ít nhất của 40% học sinh tốt nghiệp THCS và 45% học sinh tốt nghiệp THPT đi học nghề. Thực tiễn cho thấy, việc phân luồng 40% học sinh THCS đi học nghề và 60% tiếp tục học THPT công lập đã tạo ra một áp lực rất lớn cho các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 hằng năm. Theo báo cáo các tỉnh cho thấy mỗi năm có khoảng trên 15% học sinh tốt nghiệp THCS bỏ học trực tiếp lao động và không có việc làm ổn định. Chất lượng đào tạo nghề đối với học sinh tốt nghiệp THCS còn thấp và tỷ lệ có việc làm không cao. Chỉ tiêu phân luồng 45% học sinh tốt nghiệp THPT đi học nghề cũng không đạt mục tiêu đề ra vì đa phần các em đều mong muốn theo học một trường đại học nhất định và ít đi học nghề.

Từ thực tế trên, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh kiến nghị Chính phủ và Quốc hội một số giải pháp sau:

Một, cần tăng cường thông tin tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ đào tạo việc làm cho thanh niên. Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với nhu cầu, việc làm của doanh nghiệp, chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề và đổi mới nội dung chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp hiện nay.

Các đại biểu tại phiên họp sáng ngày 4-11

Hai, đề nghị Chính phủ tổ chức sơ kết, đánh giá việc thực hiện Quyết định năm 2022 và có giải pháp phân luồng triệt để 45% học sinh tốt nghiệp THPT đi đào tạo nghề. Bởi vì, sau khi tốt nghiệp THPT, các em được phát triển toàn diện về thể chất, chương trình giáo dục phổ thông và hoàn thiện về tư duy, nhận thức, việc tham gia đào tạo nghề sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện chất lượng và năng suất lao động. Đồng thời, giảm tỷ lệ phân luồng sau THCS đi học nghề thay vì mục tiêu 40% như hiện nay để tạo điều kiện cho các em được bình đẳng về quyền được giáo dục và học tập trong nhà trường để phát triển toàn diện tư duy, thể chất để tránh gây áp lực cho xã hội và giảm các tệ nạn xã hội do các em gây ra vì không được giáo dục đầy đủ trong môi trường sư phạm.

Ba, đề nghị tăng cường hỗ trợ tín dụng cho thanh niên khởi nghiệp để tạo thêm việc làm, hoàn thiện việc thực hiện chính sách tín dụng đối với thanh niên để thanh niên tự tạo việc làm. Tăng cường giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và nhà nước khuyến khích để phát triển những ngành nghề có thể tận dụng lợi thế của từng vùng nông thôn, ưu tiên giải quyết việc làm tại chỗ để tránh áp lực di cư mạnh mẽ về thành phố và góp phần phát triển nông thôn.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội