Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 142b66a1-7984-90f0-dd35-d0d3f6729707.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH Trần Văn Tiến: Cần kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi để nhà giáo phát triển

23/09/2024

Dự thảo Luật Nhà giáo đang được Chính phủ hoàn thiện và dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8. Theo Chương trình, dự án Luật này cũng sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào ngày 25/9 tới đây. Đây là dự án Luật được các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước đang rất quan tâm. Cổng TTĐT Quốc hội đã có buổi trao đổi với đại biểu Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc về dự án Luật này.

Nhiều kỳ vọng đối với dự án Luật Nhà giáo

Cần đánh giá kỹ tác động, tính khả thi của các chính sách đãi ngộ cho nhà giáo

Đại biểu Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc

Phóng viên: Dự thảo Luật Nhà giáo đang được Chính phủ lấy ý kiến rộng rãi, dự kiến sẽ được cho ý kiến lần đầu vào Kỳ họp thứ 8. Theo Chương trình, dự án Luật này cũng sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào ngày 25/9 tới. Đại biểu có đánh giá như thế nào về sự cần thiết của dự án Luật này?

Đại biểu Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc: Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn xác định giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Đặc biệt, Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng, vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo đối với nâng cao chất lượng giáo dục - yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển con người, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Tôi cho rằng, việc xây dựng dự án Luật Nhà giáo là rất cần thiết, nhằm thể chế kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng về nhà giáo: Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII; Kết luận số 14-KL/TW, Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX; Chỉ thị số 40/2004/CT-TW của Ban Chấp hành Trung ương về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, tạo cơ sở pháp lý vững chắc, đột phá cho việc phát triển đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như đáp ứng định hướng chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045...

Bên cạnh đó, nhìn từ thực tiễn những năm qua cho thấy, bên cạnh các kết quả đạt được, đội ngũ nhà giáo và công tác phát triển đội ngũ nhà giáo các cấp còn tồn tại nhiều bất cập, cho nên cần thiết phải có một luật riêng để giải quyết. Các quy định cụ thể để quản lý, phát triển đội ngũ nhà giáo được ban hành nhiều, song chưa bảo đảm được tính đồng bộ, toàn diện, phù hợp, vẫn có tình trạng chồng chéo, khó áp dụng trong thực tiễn. Đội ngũ nhà giáo là người Việt Nam giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thì Luật Viên chức điều chỉnh, còn nhà giáo là người Việt Nam giảng dạy trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập và nhà giáo là người nước ngoài vào Việt Nam giảng dạy thì do pháp luật về lao động điều chỉnh dẫn đến không có sự thống nhất trong quản lý, không đảm bảo sự bình đẳng trong việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với các nhà giáo.

Bên cạnh đó là vấn đề mất cân đối trong cơ cấu, vấn đề thừa, thiếu cục bộ giáo viên mầm non, phổ thông tại nhiều địa phương vẫn chưa được giải quyết triệt để… Các chế độ, chính sách đối với nhà giáo như lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ, chế độ thu hút, sự tôn vinh của xã hội đối với nhà giáo… cũng chưa thực sự tương xứng với vị thế, vai trò của nhà giáo. Đời sống của nhiều nhà giáo còn khó khăn, nhà giáo chưa thể sống được bằng nghề. Tiền lương của nhà giáo chưa thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống cho nhà giáo, nhất là nhà giáo trẻ và giáo viên mầm non… Điều này dẫn tới tình trạng một bộ phận không nhỏ tình trạng nhà giáo đã bỏ nghề, chuyển việc; đồng thời, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không thu hút được người giỏi vào ngành sư phạm, nhiều địa phương, cơ sở giáo dục thiếu nguồn tuyển dụng để bổ sung số lượng nhà giáo còn thiếu, đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục, đào tạo...

Bởi vậy, tôi cho rằng, để khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn đối với công tác phát triển đội ngũ nhà giáo thời gian qua, đồng thời kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho nhà giáo phát triển trong thời gian tới; góp phần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; thể chế hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng; đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, thích ứng được với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cần thiết phải xây dựng Luật Nhà giáo trong thời điểm hiện nay.

Phóng viên: Theo đại biểu, trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo lần này, Cơ quan soạn thảo cần bám sát những quan điểm nào?

Đại biểu Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc: Cơ quan soạn thảo cần thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về nhà giáo, nhất là quan điểm “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nhà giáo “giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất, toàn diện về nhà giáo.

Bên cạnh đó, kiến tạo một số chính sách mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đội ngũ nhà giáo. Có chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp, tương xứng với vị trí, vai trò của nhà giáo nhằm thu hút, tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với nghề; bảo đảm sự bình đẳng giữa nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập; thống nhất đầu mối và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với nhà giáo. Đồng thời, bảo đảm sự phù hợp với các điều ước quốc tế, các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; tham khảo, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của một số nước trên thế giới có quy định của pháp luật về nhà giáo.

Phóng viên: Qua nghiên cứu, theo đại biểu, đâu là nội dung mà Cơ quan soạn thảo cần phải tiếp tục làm rõ và hoàn thiện để đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của dự án Luật?

Đại biểu Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc: Tôi thấy rằng, dự thảo Luật Nhà giáo có nhiều điểm mới so với quy định về nhà giáo hiện hành tại các Luật liên quan như Luật Viên chức, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp...

Cụ thể, dự thảo Luật đã khẳng định và làm rõ hơn vai trò của nhà giáo; thống nhất nguyên tắc và các chính sách quản lý, phát triển nhà giáo; làm rõ đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo với tính chất là hoạt động đặc thù so với các ngành, nghề khác; quy định đầy đủ về quyền của nhà giáo theo hướng tăng quyền tự chủ, sáng tạo trong hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà giáo, quyền được áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục và bản quyền sở hữu trí tuệ đối với các nội dung sáng tạo, đổi mới trong giáo dục; quyền được làm việc trong môi trường an toàn, được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự, thân thể; được đối xử bình đẳng trong hoạt động và thăng tiến nghề nghiệp; cũng quy định cụ thể, tường minh về chế độ làm việc, điều động, biệt phái, thuyên chuyển nhà giáo; nhà giáo dạy liên trường để bảo đảm quyền lợi cho nhà giáo…

Việc quy định về chuẩn hóa chức danh, chuẩn nhà giáo thống nhất đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dục ngoài công lập giúp thống nhất quản lý đối với tất cả nhà giáo, đảm bảo chất lượng nhà giáo nói chung và tạo cơ hội học tập bình đẳng của người học ở tất cả vùng, miền, loại hình cơ sở giáo dục.

Đặc biệt, dự thảo Luật Nhà giáo cũng quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 29-NQ/TW “tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo theo quy định của Chính phủ”. Theo đó, dự thảo quy định lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật.

Tôi cho rằng quy định này có ý nghĩa động viên các nhà giáo rất lớn, giúp nhà giáo yên tâm làm việc, cống hiến và phát triển nghề nghiệp; thu hút nhà giáo công tác lâu dài trong ngành giáo dục… Tuy nhiên, Cơ quan soạn thảo cần có đánh giá tác động kỹ lượng về nguồn lực tài chính để đảm bảo tính khả thi khi thực hiện Luật.

Về đối tượng áp dụng, Cơ quan soạn thảo đang đề xuất dự thảo Luật Nhà giáo áp dụng đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trong thực tế hiện nay, có rất nhiều cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi, cơ nhỡ đang hoạt động. Những người chăm sóc, trông nom trẻ em tại các cơ sở này thường được gọi là bảo mẫu. Những người này đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục và chăm sóc trẻ nhỏ, giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, giao tiếp và thể chất, hình thành nền tảng giáo dục cho trẻ. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, gần như không có bất kỳ quy định cụ thể nào về quyền lợi, nghĩa vụ hay chính sách tiền lương dành cho nghề bảo mẫu. Tôi cho rằng, dự thảo Luật Nhà giáo lần này cũng cần thể hiện rõ các đối tượng này có được coi là giáo viên không, có thuộc vào đối tượng điều chỉnh của dự thảo Luật Nhà giáo hay không?

Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng, trình độ của nhà giáo trong ngành giáo dục, tôi cho rằng, dự thảo Luật Nhà giáo cũng cần có những quy định hết sức cụ thể về tiêu chuẩn đầu vào đối với các trường tuyển sinh chuyên ngành sư phạm, đào tạo giáo viên, giảng viên trong thời gian tới.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Thu Phương

Các bài viết khác