Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 00d651a1-e940-90f0-19a0-51d7f6058ef5.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐOÀN ĐBQH TỈNH BẮC KẠN: NHIỀU NỘI DUNG TRỌNG TÂM SẼ ĐƯỢC CHUYỂN TẢI TỚI KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV

19/10/2023

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 23/10/2023 tại thủ đô Hà Nội. Bà Hồ Thị Kim Ngân, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn đã có cuộc trả lời phỏng vấn về những nội dung quan trọng sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp này.

BÍ THƯ TỈNH ỦY BẮC KẠN TIẾP XÚC CỬ TRI HUYỆN CHỢ ĐỒN

Phóng viên: Thưa đại biểu, được biết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ dự kiến khai mạc vào ngày 23/10, bế mạc vào ngày 29/11/2023 và chia thành 02 đợt họp tập trung tại Thủ đô Hà Nội. Xin đại biểu cho biết các nội dung chủ yếu nào sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp sắp tới?

Bà Hồ Thị Kim Ngân, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh: Cũng như các kỳ họp Quốc hội trước, tại kỳ họp này, Quốc hội cũng sẽ dành phần lớn thời gian cho công tác lập pháp, theo đó, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 09 dự án luật, 02 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến đối với 08 dự án luật. Trong đó, có một số dự án Luật có phạm vi ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của Nhân dân như Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn).

Thứ hai, Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác. Trong đó, có đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 và xem xét, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2024.

Xem xét các báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 về phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công.

Xem xét các báo cáo công tác tư pháp; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án năm 2023.

Tại kỳ họp này, Quốc hội tiến hành giám sát tối cao chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”; tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về trách nhiệm của các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành trong việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4.

Bên cạnh đó, tiếp tục thể hiện tinh thần đổi mới về công tác dân nguyện, nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội và từ kết quả đánh giá đồng tình, ủng hộ của đại biểu Quốc hội và nhất là của các bậc cử tri sau khi Quốc hội lần đầu tiên thảo luận hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 5 thì tại kỳ họp thứ 6 tới đây Quốc hội sẽ tiếp tục dành thời gian để thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV và kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023.

Phóng viên: Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Đại biểu có thể thông tin thêm với cử tri về nội dung này?

Bà Hồ Thị Kim Ngân, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh: Nhằm kịp thời thể chế hóa Quy định số 96-QĐ/TW ngày 02/02/2023 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật và tăng cường trách nhiệm của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, tại Kỳ họp thứ 5 vừa qua, Quốc hội đã xem xét cho ý kiến và thông qua Nghị quyết số 96/2023/QH15 ngày 23/6/2023 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 và Nghị quyết này có hiệu lực đã thay thế Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về nội dung này.

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là hoạt động được Quốc hội tổ chức thực hiện một lần trong mỗi nhiệm kỳ và vào kỳ họp cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ, theo đó tại kỳ họp thứ 6 này, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn ngay tại đợt họp đầu tiên của kỳ họp.

Trong đó, các chức danh được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm gồm:

- Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;

- Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;

- Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

Đối với bỏ phiếu tín nhiệm với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, Quốc hội sẽ thực hiện trong trường hợp:

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị;

- Có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội;

- Có kiến nghị của ít nhất là 20% tổng số đại biểu Quốc hội;

- Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”.

Thông qua hoạt động này nhằm tăng cường hiệu quả giám sát, bảo đảm Quốc hội thực hiện tốt hơn trách nhiệm của cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan đại biểu của Nhân dân, thay mặt Nhân dân giám sát những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và đây có lẽ cũng là nội dung được nhiều cử tri và Nhân dân quan tâm trong khuôn khổ hoạt động của Kỳ họp thứ 6 này.

Phóng viên: Xin bà cho biết để chuẩn bị nội dung tham dự kỳ họp thứ 6 sắp tới Đoàn ĐBQH tỉnh đã triển khai những hoạt động gì trong thời gian qua?

Bà Hồ Thị Kim Ngân, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh: Với khối lượng lớn nội dung chương trình tại kỳ họp thứ 6 sắp tới, để Đoàn ĐBQH, các vị ĐBQH khóa XV của tỉnh có thông tin từ thực tiễn, cơ sở nghiên cứu, tham gia phát biểu ý kiến, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện nhiều hoạt động tại địa phương như: Tổ chức lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị địa phương và cộng tác viên pháp luật của Đoàn ĐBQH đối với các dự án luật thông qua các hội nghị hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Bên cạnh đó, Đoàn đã đa dạng các hình thức lấy ý kiến khác như tổ chức khảo sát lấy ý kiến đối với Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên lấy ý kiến đối với dự án Luật Tòa án nhân dân (sửa đổi) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến…, đặt bài tham luận đối với các đơn vị, cá nhân liên quan đến từng nội dung cụ thể.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị làm việc với Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các cơ quan, đơn vị, để thu thập thông tin phục vụ chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Bên cạnh đó, các hoạt động định kỳ trước kỳ họp vẫn được Đoàn ĐBQH tỉnh duy trì như: Hoạt động TXCT trước kỳ họp, Đoàn đã thực hiện theo phương thức mỗi cá nhân đại biểu thực hiện tiếp xúc cử tri tại 2 - 3 điểm cụm xã, để tiếp xúc được nhiều hơn với cử tri trên địa bàn tỉnh và thăm nắm đầy đủ hơn các thông tin từ cơ sở; Đoàn cũng tổ chức làm việc với Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh, các Ban HĐND tỉnh và các sở, ngành địa phương trước kỳ họp. Đặc biệt, năm nay, lần đầu tiên Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức buổi làm việc chuyên đề với một số cơ quan, đơn vị địa phương để lấy ý kiến đối với báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án, công tác phòng, chống tham nhũng và báo cáo của Viện trưởng VKSND tối cao, Chánh án TAND tối cao được trình tại kỳ họp cuối năm.

Trước đó, các hoạt động giám sát, khảo sát cũng đã được của Đoàn tổ chức thực hiện. Từ những hoạt động đó của Đoàn tại địa phương sẽ là chất liệu thực tiễn để các vị ĐBQH tham khảo, nghiên cứu đưa vào nội dung phát biểu tại kỳ họp sắp tới

Phóng viên: Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, với nhiều nội dung sẽ được Quốc hội đưa ra thảo luận như vậy, xin đại biểu cho biết một số nội dung trọng tâm được Đoàn ĐBQH tỉnh quan tâm chuyển tải đến Quốc hội tại kỳ họp này?

Bà Hồ Thị Kim Ngân, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh: Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV là kỳ họp cuối năm, với rất nhiều nội dung lớn được Quốc hội đưa ra thảo luận. Xuất phát từ tình hình thực tiễn tại địa phương, từ các ý kiến kiến nghị của cử tri và với tinh thần trách nhiệm của người đại biểu dân cử, từng vị ĐBQH sẽ có trách nhiệm nghiên cứu, lựa chọn vấn đề và có ý kiến đối với từng nội dung tại kỳ họp, trong đó sẽ nhấn mạnh đề xuất một số giải pháp, kiến nghị liên quan đến công tác bảo vệ, phát triển rừng tại địa phương, việc triển khai cụ thể Kết luận số 61 KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; việc triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia…

Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về di sản văn hóa giai đoạn 2016-2023 tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, trong quá trình thảo luận các nội dung theo Chương trình kỳ họp, các ĐBQH sẽ tích cực chuyển tải tới Quốc hội và các bộ, ngành trung ương về những khó khăn, vướng mắc trong điều hành phát triển KTXH, đảm bảo ANQP của địa phương, khu vực; đồng thời kiến nghị các giải pháp khắc phục, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật hiện hành.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đại biểu đã có những chia sẻ về nội dung chủ yếu trong chương trình kỳ họp và công tác chuẩn bị của Đoàn ĐBQH tỉnh, các vị ĐBQH tham dự Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV./.

Ái Vân

Các bài viết khác