Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: ebc658a1-c94e-90f0-dd35-d45f983f3a98.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

PGS.TS-ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM 1943 VÀ BƯỚC CHUYỂN MÌNH CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC

24/02/2023

Đề cương Văn hóa Việt Nam 1943 là văn kiện lịch sử vô giá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, chỉ ra con đường vận động, phát triển của nền văn hóa mới Việt Nam. Khẳng định văn kiện này là một trong những định hướng chính sách quan trọng đối với sự phát triển văn hóa của đất nước. PGS.TS - ĐBQH Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhấn mạnh, Đề cương Văn hóa Việt Nam 1943 ra đời đã giúp nền văn hóa nước nhà bấy giờ có bước chuyển mình lớn cả về nội dung và hình thức.

ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM NĂM 1943 – VĂN KIỆN CHÍNH THỨC ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG VỀ VĂN HÓA

ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM - SỨC SỐNG TRONG DÒNG CHẢY CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG

GS.TS. TỪ THỊ LOAN: ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM 1943 – NGỌN ĐUỐC DẪN ĐẠO VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội 

Từ một nền văn hóa “phong kiến và nô dịch"

Đề cương Văn hóa Việt Nam được Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo và được Hội nghị Ban thường vụ Trung Ương Đảng thông qua năm 1943. Đề cương ra đời trong bối cảnh đặc biệt của lịch sử đất nước, ở đó, nhân dân ta đang chịu sự áp bức của thực dân Pháp và phát xít Nhật. PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhấn mạnh, quá trình áp bức lâu dài đó đã khiến cho văn hóa Việt Nam, như cách diễn đạt trong Đề cương văn hóa Việt Nam, là mang nặng tính chất “phong kiến và nô dịch”. Văn hóa Việt Nam về hình thức là thuộc địa, về nội dung là tiền tư bản.

Văn hóa Việt Nam những năm 1940 mang nặng tính chất “phong kiến và nô dịch”

Bên cạnh đó, trên mặt trận văn hóa - tư tưởng cũng có những diễn biến phức tạp. Cùng với việc cai trị, bóc lột, phát xít Nhật và thực dân Pháp còn đẩy mạnh chính sách văn hóa nô dịch, ngu dân, phản động, đàn áp những nhà hoạt động văn hóa có tư tưởng tiến bộ, có tinh thần yêu nước. Một bộ phận trí thức hoang mang, lo lắng và bế tắc trước thời cuộc.

Đúng vào thời điểm đó, Đề cương Văn hóa Việt Nam ra đời và trở thành một bản cương lĩnh lớn, đầu tiên về văn hóa, cùng với cương lĩnh chính trị, giúp chúng ta hoàn thiện nhận thức và hành động trong việc đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc. Đảng ta xác định: mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động.

Đảng ta không chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cả cách mạng văn hóa nữa. Có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả. Đây thực sự là những nhận thức đúng đắn, mang tính vượt trước, là tiền đề để chúng ta đạt được nhiều thắng lợi về sau từ sức mạnh của văn hóa.

Đến một nền văn hóa dân chủ, dân tộc, cách mạng...

Đề cương Văn hóa Việt Nam xác định: "Phạm vi vấn đề văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật và nghệ thuật". Đảng ta xác định: phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội. Như vậy, cải tạo xã hội bằng văn hóa, thông qua cải cách, đổi mới về tư tưởng, học thuật và nghệ thuật chính là những tư tưởng vượt trước mà đến nay chúng ta vẫn thấy giá trị trường tồn của nó.

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, việc ra đời của Đề cương Văn hóa năm 1943 với ba nguyên tắc: Dân tộc hóa (chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho văn hóa VIệt Nam phát triển độc lập), Đại chúng hóa (chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng), Khoa học hóa (chống lại tất cả những cái gì khiến cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ) đã giúp đất nước chúng ta chuyển từ một nền văn hóa về hình thức là thuộc địa, về nội dung là tiền tư bản sang một nền văn hóa mới cách mạng, dân tộc về hình thức, tân dân chủ về nội dung.

Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 đã đem lại một không khí mới cho văn hóa Việt Nam. 

Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 đã đem lại một không khí mới cho văn hóa Việt Nam. Sự khai phóng về tư tưởng văn hóa, đường hướng trở về với dân tộc, nhân dân . PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, chính sự chuyển đổi trạng thái của văn hóa, giúp văn hóa thích ứng với thời cuộc, phát huy được sức mạnh của văn hóa, hình thành nên tinh thần yêu nước, tình đoàn kết, từ đó, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng kẻ thù. Văn hóa cách mạng đã tạo ra những thành tựu và niềm tự hào cho đất nước. Đến thời hòa bình, ngay trong giai đoạn COVID-19 vừa qua, sức mạnh văn hóa thích ứng với thời đại một lần nữa minh chứng tư tưởng đúng đắn của Đề cương văn hóa Việt Nam 1943.

3 nguyên tắc xây dựng văn hóa luôn được kế thừa, làm mới

Văn hóa ngày hôm nay đã có nhiều khác biệt so với bối cảnh của những năm 1940 của thế kỷ trước. Đời sống văn hóa đa dạng và phong phú hơn. Nhu cầu sáng tạo vaf hưởng thu văn hóa của người dân cao hơn. Tác động của văn hóa thế giới đến văn hóa Việt Nam cũng mạnh mẽ hơn. Đảng và Nhà nước ta cũng có nhiều điều kiện hơn trong chăm sóc đời sống văn hóa cho nhân dân. Thuận lợi và thách thức đan xen trong phát triển văn hóa, con người Việt Nam khiến chúng ta cần tìm những giải pháp phù hợp để phát triển văn hóa vì sự phát triển bền vững đất nước.

Những nguyên tắc đề ra trong Đề cương văn hóa có thể vận dụng được cho cả hôm nay. Ba nguyên tắc quan trọng của xây dựng văn hóa luôn được kế thừa, làm mới để tạo ra sức sống mới, phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh của cách mạng Việt Nam.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, từ ba nguyên tắc xây dựng văn hóa của đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943, chúng ta đã phát triển, hoàn thiện hơn ở Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm (Ban chấp hành Trung ương Khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, ở đó tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới để làm giàu có hơn văn hóa dân tộc là một bổ sung mới để phù hợp hơn với bối cảnh toàn cầu hóa; ở Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín (Ban chấp hành Trung ương Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, ở đó, văn hóa và con người là mục đích của mọi sự phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta phát triển văn hóa để xây dựng con người, và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Gần đây, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xem văn hóa là một yếu tố then chốt để khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Những giá trị trường tồn của Đề cương văn hóa Việt Nam chính là một trong những chỗ dựa vững chắc, đã được kiểm chứng qua thời gian, giúp chúng ta khẳng định bản lĩnh, sức mạnh văn hóa Việt Nam.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, ba nguyên tắc quan trọng của xây dựng văn hóa luôn được kế thừa, làm mới để tạo ra sức sống mới, phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh của cách mạng Việt Nam

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, những nội hàm của các nguyên tắc dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa của Đề cương cũng được cụ thể hóa để phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay. Ý nghĩa quan trọng của Đề cương là đặt văn hóa ở vị trí hàng đầu, “văn hóa soi đường quốc dân đi”. Trong bối cảnh hiện nay, khi đạo đức xã hội gặp nhiều vấn đề, nhiều hiện tượng văn hóa phiền phức, mê tín dị đoan phát triển trở lại, những tư tưởng sáng suốt của Đề cương, một lần nữa, cho thấy tính đúng đắn trong chủ trương của Đảng. Từ 3 nguyên tắc dân tộc hóa – khoa học hóa – đại chúng hóa, giờ đây, văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực, và là hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế xã hội./.

Thu Phương – Nghĩa Đức

Các bài viết khác