Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 67c358a1-2901-90f0-dd35-d445e9feb1bd.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH LÊ VĂN CƯỜNG: ĐẢM BẢO QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG CỤ CẬP NHẬT KIẾN THỨC Y KHOA LIÊN TỤC

09/01/2023

Đóng góp ý kiến về Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2, đại biểu Lê Văn Cường – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá cho rằng cần phải đảm bảo tiếp cận công cụ cập nhật kiến thức y khoa liên tục đối với người học, tránh hiện tượng đến kỳ thi mới học cấp tốc, lúc đấy chỉ là trí nhớ ngắn hạn.

Đóng góp ý kiến về Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2, đại biểu Lê Văn Cường – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá cho rằng, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) lần này có 121 điều, đã tiếp thu rất nhiều ý kiến của các chuyên gia và các đại biểu Quốc hội, trong đấy có khoảng 20% số điều là rất quan trọng, có nhiều điểm mới, nó có thể tác động và quyết định khoảng 80% chất lượng khám, chữa bệnh hiện nay. Ví dụ như Điều 4 hoặc các điều khoản từ 22 đến 27 liên quan đến đánh giá năng lực hành nghề; Điều 36, giúp điều phối nhân lực khi chúng ta thiếu hụt nguồn nhân lực ở các tuyến; Điều 56, 57 58, liên quan đến đánh giá chất lượng; Điều 61 là cấp cứu; Điều 74 về kiểm soát nhiễm khuẩn; Điều 80 là khám, chữa bệnh từ xa; Điều 81 thì y học gia đình; Điều 104, rất quan trọng về các cấp chuyên môn và các điều khoản liên quan đến tài chính y tế.

Đóng góp ý kiến về dự án luật quan trọng này, đại biểu Lê Văn Cường cho biết, hiện nay chúng ta có khoảng 182 trường khối ngành sức khỏe, trong đấy 90 trường của công lập và 92 trường ngoài công lập và các trường này khác nhau về tầm nhìn, mục tiêu, điểm đầu vào có thể khác nhau rất lớn, giáo trình, giảng viên và cơ sở thực hành. Vì vậy, chúng ta cần phải một bộ công cụ để chuẩn hóa sau khi tốt nghiệp và bộ công cụ này chính là đánh giá năng lực ngành nghề, chúng ta cần phải dành 12 tháng để các học viên có thời gian chuẩn bị và cung cấp một lượng kiến thức để các học viên trong quá trình thực hành ở cơ sở mới có thời gian thích nghi, thích ứng với cơ sở khám, chữa bệnh mới. Chính vì thế, thời gian 22 tháng đưa ra cho là phù hợp. Hội đồng Y khoa quốc gia có vai trò rất quan trọng trong trường hợp này, sẽ là nơi tập hợp, điều phối các chuyên gia, các giảng viên từ các trường đại học, các hội nghề nghiệp cũng như các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng các bộ công cụ của quốc tế cũng như Việt Nam. Xây dựng bộ công cụ này sau đó chúng ta đánh giá năng lực ngành nghề, tạo chất lượng.

Đại biểu Lê Văn Cường – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá

Về vấn đề cập nhật kiến thức y khoa liên tục. đại biểu cho rằng cần phải đảm bảo tiếp cận công cụ đối với người học, tránh hiện tượng đến kỳ thi mới học cấp tốc, lúc đấy chỉ là trí nhớ ngắn hạn, vì thế trong dự thảo Luật cần phải quy định vấn đề này. Về vấn đề lộ trình, đến năm 2032, chúng ta nên tập trung 3 đối tượng, đó là bác sĩ, điều dưỡng và hộ sinh. 3 đối tượng này chiếm khoảng 70-80% lực lượng trong khám, chữa bệnh, trong điều kiện nguồn lực hạn chế, chúng ta nên tập trung vào nhóm mục tiêu. 10% còn lại là kỹ thuật viên xét nghiệm thì chúng ta sử dụng các bộ công cụ về quản lý chất lượng, như ISO. Nhóm còn lại khoảng 10% chúng ta sẽ đánh giá sau, như dinh dưỡng. Hiện nay chúng ta đào tạo có 300/1 năm hoặc cấp cứu viên ngoại viện hiện nay chúng ta chưa đào tạo, cho nên chúng ta sẽ đánh giá sau năm 2032.

Nếu Điều 104, phân cấp khám, chữa bệnh là thay đổi chiến lược về hệ thống bên ngoài thì đánh giá chất lượng ở Điều 57, 58 là thay đổi chiến lược bên trong của các cơ sở khám, chữa bệnh hiện nay. Điều này sẽ giúp chuẩn hóa quy trình quản lý và chuyên môn, triệt tiêu các lãng phí cả hữu hình và vô hình, đặc biệt là các lãng phí vô hình, từ đó sẽ giúp nâng cao năng suất lao động và giảm chi phí, giảm tối đa các sản phẩm lỗi, sự cố y khoa của các cơ sở y tế trên thế giới cũng như Việt Nam. Đại biểu kiến nghị ở điều này chúng ta cần có lộ trình bắt buộc, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng nâng cao theo chuyên khoa hoặc theo dịch vụ kỹ thuật tại tiết b, c, d khoản 1 Điều 57 thay vì chữ "khuyến cáo" như hiện nay. Vì hiện nay Bộ Y tế đã áp dụng các bộ công cụ cơ bản, điều này sẽ giúp làm tăng sự hài lòng của người bệnh, nhưng người bệnh rất cần tính an toàn từ khi bắt đầu ở tuyến cơ sở cho đến tuyến chuyên sâu. Ở đây chính là các công cụ về quản lý chất lượng, nâng cao, các nước đang phát triển đã ứng dụng rất nhiều và các bệnh viện tuyến trung ương cũng đã ứng dụng, tuy nhiên chúng ta cần phải đưa các công cụ này xuống tuyến dưới như tuyến tỉnh, tuyến huyện.

Ngoài ra, đại biểu cũng nêu rõ, hiện nay tổng chi phí y tế của Việt Nam là khoảng 20 tỷ USD, có nghĩa là khoảng 200 USD/1 người, đây là con số rất khiêm tốn, trong điều kiện thuốc, trang thiết bị nhập khẩu là rất nhiều và mức đóng bảo hiểm cũng chưa cao, chỉ chiếm khoảng 25%, chính vì thế cho nên các vấn đề tăng nhân lực hoặc tăng số giường bệnh là rất khó khăn. Chúng ta cần tập trung xây dựng pháp luật, tăng cường những chất lượng nguồn nhân lực cũng như chúng ta cần phải cấu trúc lại hệ thống các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, làm sao để hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

 

Hồ Hương

Các bài viết khác