Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 927a66a1-0925-90f0-19a0-5d7c56924349.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN VĂN AN: ĐẢM BẢO PHÁT HUY HIỆU QUẢ ĐẤT CÔNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG, ĐẤT SỬ DỤNG ĐA MỤC ĐÍCH

14/11/2022

Tham gia thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Văn An - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình cho rằng, cần lưu ý đảm bảo phát huy hiệu quả đất công trình năng lượng, đất sử dụng đa mục đích, đồng thời, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật liên quan đến thẩm quyền thông qua việc “giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất”.

TỔNG THUẬT CHIỀU 14/11: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Văn An – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình cho rằng, cần xem xét bổ sung quy định về chế độ sử dụng đất đối với đất công trình năng lượng; đất sử dụng đa mục đích.

Theo đại biểu, hiện nay, thực tế nhu cầu giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án năng lượng, nhất là năng lượng tái tạo (dự án điện gió, điện mặt trời) là rất lớn. Đất để  sử dụng cho các dự án năng lượng có nguồn rất đa dạng, được chuyển mục đích từ các loại đất nông nghiệp, đất có mặt nước ven biển, đất có mặt nước chuyên dùng...

Đại biểu Nguyễn Văn An – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình phát biểu ý kiến

Bên cạnh đó, đại biểu cho biết, diện tích các dự án năng lượng tái tạo, nhất là các dự án điện gió, quy mô thường rất lớn, tiềm ẩn nguy cơ sử dụng lãng phí nguồn lực đất đai  nếu không có biện pháp, cơ chế chính sách cụ thể rõ ràng để tăng cường quản lý, đồng thời khai thác sử dụng kết hợp nhằm phát huy tối đa tiềm năng đất đai, nhất là đối với các dự án điện gió nằm ở khu vực ven biển miền Trung, nơi có tiềm năng phát triển du lịch biển, có thể cho phép kết hợp phát triển công trình thương mại - dịch vụ nếu có cơ chế phù hợp, vừa phát huy lợi thế tiềm năng đất đai, vừa tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Đại biểu Nguyễn Văn An đề nghị, Mục 2 Chương XIII về chế độ sử dụng các loại đất cần xem xét bổ sung một điều quy định cụ thể về “Đất công trình năng lượng”, trong đó cho phép sử dụng đất năng lượng kết hợp với mục đích khác (như kinh doanh dịch vụ thương mại - du lịch ...) theo quy định của pháp luật để khai thác hiệu quả hơn nữa nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội.

Về đất sử dụng đa mục đích, Điều 219 trong dự thảo Luật quy định về đất sử dụng đa mục đích là nội dung mới so với Luật Đất đai năm 2013. Tuy nhiên, đất được sử dụng kết hợp mục đích khác đã được Luật Đất đai hiện hành và Luật liên quan khác đề cập. Cụ thể như: Đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất để sản xuất kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh (khoản 2 Điều 56 Luật 2013); Cộng đồng dân cư được sử dụng đất kết hợp với mục đích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản(điểm b, khoản 3 Điều 131 Luật 2013); Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất được kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng (khoản 3 Điều 136 Luật 2013); Nhà nước giao cho tổ chức để quản lý kết hợp sử dụng, khai thác đất có mặt nước chuyên dùng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng và khai thác thủy sản (Khoản 1 Điều 163 Luật Đất đai 2013). Ngoài ra, thực tế đã có những dự án trong đó đất sử dụng hỗn hợp như dự án Trung tâm thương mại và nhà ở; dự án phục vụ hoạt động vận tải đường sắt và thương mại dịch vụ tại ga đường sắt.

Toàn cảnh phiên họp

Vì vậy, đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tổng kết đầy đủ, đánh giá thực tiễn về các quan hệ đất đai nói trên để bổ sung, hoàn thiện cụ thể hơn quy định về đất sử dụng đa mục đích. Trên cơ sở đó, quy định cụ thể trong Luật về các loại đất có thể kết hợp mục đích sử dụng; quy định nguyên tắc xác định nghĩa vụ tài chính đối với người sử dụng đất trong trường hợp đất sử dụng hỗn hợp và đất sử dụng kết hợp.

Hiện nay, trong hồ sơ dự án Luật trình Quốc hội tại Mục 5, Chương VIII dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai nhưng chỉ đề cập đến việc “sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế (Điều 149, Điều 150 của dự thảo Nghị định trong hồ sơ dự án Luật). Đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật bổ sung nội dung dự thảo Nghị định quy định chi tiết các trường hợp được sử dụng đất đa mục đích.

Về thẩm quyền liên quan đến quyết định chủ trương “giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất”, đại biểu cho biết, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang theo hướng phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất (khoản 1 Điều 131). Việc phân cấp này theo cơ quan soạn thảo là thể chế chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo hướng nâng cao trách nhiệm của địa phương tại mục 3 phần IV của Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Tuy nhiên, quy định như tại Khoản 1 Điều 131 của dự thảo Luật về phân cấp cho HĐND cấp tỉnh là không bảo đảm tính thống nhất với thẩm quyền quyết định chủ trương “chuyển mục đích sử dụng rừng” theo quy định của Luật Lâm nghiệp (Điều 20 Luật Lâm nghiệp), không thống nhất với thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư (liên quan đến Điều 30, Điều 31, Điều 32 Luật Đầu tư ).

Các đại biểu Quốc hội tại phiên họp

Mặt khác, tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, Trung ương đã yêu cầu nhiệm vụ “tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên”. Đồng thời trong thực tiễn có những dự án yêu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa từ hai vụ trở lên liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố (như Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông).

Đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, xem xét, chỉnh lý quy định về phân cấp cho HĐND cấp tỉnh tại khoản 1 Điều 131 theo hướng vừa bảo đảm thực hiện yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng phòng hộ, đặc dụng, vừa tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức thực hiện các dự án liên quan đến nhiều địa phương.

Trường hợp vẫn quy định theo hướng phân cấp triệt để cho Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất, thì tại Điều khoản thi hành (Điều 243) cần rà soát bổ sung quy định sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ điều, khoản liên quan đến thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư (Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công) và thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng (Luật Lâm nghiệp) để bảo đảm tính thống nhất.

Minh Hùng - Phạm Thắng