Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 687966a1-e9a2-90f0-dd35-d5708d18a8d2.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: ĐẤT ĐAI LÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN HỮU HẠN CẦN PHẢI QUẢN LÝ CHẶT CHẼ, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ

14/11/2022

Đất đai là nguồn tài nguyên hữu hạn cần phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả, đảm bảo hài hòa quyền lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất. Đây là ý kiến của một số đại biểu bên hàng lang Quốc hội trong phiên thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4.

TỔNG THUẬT SÁNG 14/11: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV gồm gồm 16 chương, 245 điều, trong đó giữ nguyên 28 điều; sửa đổi, bổ sung 184 điều; bổ sung mới 41 điều và bãi bỏ 8 điều. Đây là đạo luật quan trọng, phức tạp, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; giữ vai trò trung tâm trong hệ thống pháp luật về đất đai. Vì vậy, dự án luật sẽ được Quốc hội cho ý kiến và xem xét thông qua theo quy trình 3 kỳ họp.

Toàn cảnh phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Trả lời phỏng vấn bên hành lang Quốc hội, đại biểu Trương Trọng Nghĩa – Đoàn ĐBQH TP.Hồ Chí Minh cho rằng phạm vi Luật Đất đai rất rộng lớn, tác động đến nhiều tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp, nhất là người dân có nhu cầu sử dụng đất; đất đai còn là điều kiện, là nguồn lực to lớn để đất nước phát triển. Vì vậy, đại biểu cho rằng, đại biểu Quốc hội cần nghiên cứu kỹ lưỡng, lắng nghe ý kiến từ những người làm công tác quản lý đất đai ở các địa phương, từ ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân.

Theo đại biểu, có một số điểm đáng chú ý, cần nghiên cữu kỹ lưỡng liên quan đến quyền lợi của Nhân dân, trong đó có quy định về thu hồi đất. Luật Đất đai hiện hành chưa thể hiện hết tinh thần của Hiến pháp năm 2013, trong đó nêu rõ thu hồi đất phục vụ yêu cầu quốc phòng an ninh, vì lợi ích xã hội, vì lợi ích công cộng. Tuy nhiên, Hiến pháp quy định rõ “trong trường hợp thật cần thiết”, không phải dự án nào vì mục đích quốc phòng an ninh, kinh tế xã hội, lợi ích công cộng nào cũng tiến hành thu hồi đất. Luật Đất đai hiện hành chưa cụ thể hóa được tiêu chí “thật cần thiết”. Vì vậy, có hiện tượng thu hồi quá rộng, có nhiều điểm nhập nhằng giữa mục đích kinh tế xã hội và lợi ích công cộng. Đại biểu nhấn mạnh, tinh thần của Hiến pháp là vì mục đích kinh tế xã hội, lợi ích công cộng có nghĩa là không có lợi nhuận, lợi ích của tư nhân, do đó, cần xác định cụm từ “thật cần thiết” trong lần sửa đổi luật lần này.

Đánh giá cao ban soạn thảo Luật đất đai đã chuẩn bị rất công phu, cũng như quán triệt tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao", đại biểu Trương Xuân Cừ - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng yêu cầu của luật nhằm cụ thể hóa đưa chủ trương, đường lối của Nghị quyết số 18 vào đời sống vẫn chưa được cụ thể, thiết thực.

Đại biểu Trương Xuân Cừ - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội.

Đại biểu lấy ví dụ thực tiễn về công tác quản lý, trách nhiệm của các cơ quan, trách nhiệm của cấp ủy chưa được cụ thể. Hay vẫn còn nhiều bất cập giữa đất ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đất nông, lâm trường, đất của các doanh nghiệp, đất do lịch sử để lại… chưa đưa vào dự thảo luật. Hay tại Điều 24 về Trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số quy định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo điều kiện thực tế của địa phương, quy định cụ thể chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số được quy định tại Điều này.

Theo đại biểu, việc giải quyết đất cho đồng bào dân tộc thiểu số và giao cho chính quyền địa phương thực hiện là chưa đầy đủ. Hơn nữa, nếu giao chính quyền địa phương quy định cụ thể chính sách đất đai ở các tỉnh miền núi thì chắc chắn không khả thi. Bởi hiện nay đất sạch, đất thuộc quyền quản lý của địa phương cơ bản là hết, nếu còn thì chủ yếu là đất nông, lâm trường, nông lâm trường. Tuy nhiên, theo quy định, bố trí, sử dụng đất nông, lâm trường phải xin ý kiến của Chính phủ. Bởi đây là vấn đề cực kỳ phức tạp do buông lỏng quản lý trong thời gian dài. Hiện nay, các nông trường cấp cho rất nhiều hộ gia đình và đã xây dựng nhà kiên cố hoặc thậm chí có hộ gia đình sổ đỏ. Vì vậy, dự thảo Luật Đất đai đang còn nhiều vấn đề cần cụ thể hóa về xử lý, sử dụng, nhất là đối với loại đất không thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương.

Khẳng định dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có phạm vi điều chỉnh lớn, liên quan đến nhiều văn bản pháp luật, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn cho biết Luật Đất đai năm 2013 được tiến hành xem xét thông qua 3 kỳ họp và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Chính phủ tại Kỳ họp thứ 4 cũng dự kiến thông qua theo quy trình 3 kỳ họp, cho thấy tính quan trọng của văn bản luật này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, các nội dung được đưa vào phạm vi điều chỉnh của luật càng chi tiết, càng cụ thể càng tốt, bởi đất đai là nguồn tài nguyên hữu hạn cần phải quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa kỳ vọng, việc sửa đổi Luật Đất đai lần này, đặc biệt là cụ thể hóa Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao" sẽ tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ hơn, khắc phục được những vướng mắc hiện hành, kể cả những quy định lạc hậu, không phù hợp, đồng thời khắc phục tình trạng chưa nghiêm túc trong thực thi pháp luật.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn.

Về quy định thu hồi đất, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn cho biết, theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Nhà nước chỉ thực hiện thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng… Đại biểu cho rằng, trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phải quy định thật cụ thể trường hợp nào nhà nước thu hồi đất, cần giới hạn phạm vi, thế nào là vì mục đích quốc gia, công cộng, vì mục đích kinh tế - xã hội, để tạo sự hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất.

Bên cạnh đó, tại Điều 97 về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất quy định: Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Đại biểu cho rằng, quy như vậy còn chung chung, mang tính định tính, chưa rõ thế nào là “bằng hoặc tốt hơn”./.

Lan Hương - Trọng Quỳnh