Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: f05366a1-699a-90f0-dd35-d1ed85638886.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN THỊ KIM NHUNG: CÂN NHẮC GIAO THẨM QUYỀN BAN BỐ, CÔNG BỐ, BÃI BỎ CẤP ĐỘ PHÒNG THỦ DÂN SỰ

09/11/2022

Cần quy định về thẩm quyền ban bố, công bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự đến đâu thì cũng có thẩm quyền huy động theo cấp độ đến đó để bảo đảm bám sát với khả năng và nhu cầu thực tế của từng địa phương. Đây là ý kiến góp ý của đại biểu Trần Thị Kim Nhung, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh vào dự thảo Luật Phòng thủ dân sự (sửa đổi) đang được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

TỔNG THUẬT CHIỀU 09/11: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN LUẬT PHÒNG THỦ DÂN SỰ

Nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Phòng thủ dân sự, đại biểu Trần Thị Kim Nhung, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng, việc ban hành một luật riêng sẽ tạo điều kiện thuận lợi, hành lang pháp lý cụ thể, thống nhất cho tổ chức và hoạt động của phòng thủ dân sự, nhằm bảo đảm hạn chế, khắc phục sự chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan có liên quan cũng như tập trung nguồn lực, tăng tính cơ động trong huy động lực lượng và thống nhất trong chỉ huy, xử lý các sự cố, thảm họa thiên tai, dịch bệnh.

Bổ sung lực lượng dự bị động viên vào lực lượng nòng cốt phòng thủ dân sự.

Đối với các nội dung cụ thể của dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, trong đó lực lượng phòng thủ dân sự quy định tại Điều 38 của dự thảo luật, đại biểu cho rằng quy định tại Điều 38 của dự thảo luật tương tự như tại khoản 3 Điều 13 của Luật Quốc phòng. Tuy nhiên, đối với lực lượng nòng cốt của lực lượng phòng thủ dân sự có bổ sung lực lượng dân phòng và bỏ lực lượng các ngành trung ương so với Luật Quốc phòng. Tuy nhiên, trong dự án luật chưa có đánh giá, giải trình rõ về sự thay đổi này.

Đại biểu Trần Thị Kim Nhung đề nghị cần nghiên cứu, cân nhắc để bổ sung lực lượng dự bị động viên vào lực lượng nòng cốt phòng thủ dân sự, vì lực lượng này đã được huấn luyện nhiều kỹ năng trong thời gian tại ngũ và tại các địa phương hiện nay đang quản lý theo quy định của Luật Lực lượng dự bị động viên và lực lượng dự bị động viên được sắp xếp, được phân loại và sẵn sàng huy động vào lực lượng vũ trang khi thực hiện các nhiệm vụ cấp thiết. Nếu được bổ sung lực lượng này và giao Chính phủ quy định chi tiết về thẩm quyền của các địa phương về huy động lực lượng dự bị động viên tham gia phòng thủ dân sự thì sẽ bảo đảm kịp thời phát huy được lực lượng tại chỗ và các nguồn lực tại chỗ trong xử lý thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh.

Cân nhắc giao thẩm quyền ban bố, công bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự.

Điều 23 dự thảo Luật Phòng thủ dân sự quy định về thẩm quyền điều động, huy động lực lượng, phương tiện, nhưng theo đại biểu Trần Thị Kim Nhung, quy định này còn khá chung chung sẽ rất khó cho việc thực hiện và dễ chồng chéo trong thực tế triển khai. Cho nên, cần quy định cụ thể hơn, nhất là cần làm rõ thế nào là trường hợp khẩn cấp và có được hiểu như quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

Đặc biệt, tại khoản 5 quy định "trong trường hợp khẩn cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra thảm họa, sự cố đề nghị tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ, giúp đỡ để ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố". Vậy cần phải làm rõ phạm vi đề nghị như thế nào và thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đến đâu là phù hợp để đảm bảo không trái với các quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Toàn cảnh phiên thảo luận về dự thảo Luật Phòng thủ dân sự.

Đại biểu Trần Thị Kim Nhung đề nghị nên nghiên cứu để quy định theo hướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điều động, huy động lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên nếu được bổ sung và phương tiện ở cấp độ cao như cấp độ 3 và cấp độ 4, còn cấp độ thấp hơn thì có thể giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện, để bảo đảm tính kịp thời, chủ động và phát huy được hiệu quả nguồn lực tại chỗ. Đồng thời, cũng đảm bảo tính phù hợp, thống nhất trong quy định của luật, đó là luật giao thẩm quyền ban bố, công bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự đến đâu thì cũng có thẩm quyền huy động theo cấp độ đến đó để bảo đảm bám sát với khả năng và nhu cầu thực tế của từng địa phương.

Ngoài ra, tại Điều 70 về bãi bỏ, sửa đổi một số điều của luật có liên quan, đại biểu Trần Thị Kim Nhung cho biết, trong dự thảo luật mới chỉ sửa đổi, bổ sung quy định về Ban chỉ huy phòng thủ dân sự và Quỹ phòng thủ dân sự, đại biểu đề nghị cần rà soát kỹ lưỡng hơn để có thể sửa đổi, bổ sung quy định của các luật có liên quan (bởi Luật Phòng thủ dân sự thì có liên quan đến rất nhiều luật khác như trong tờ trình của dự án luật và nhiều vị đại biểu cũng đã nêu). Cần phải quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn để phân công rạch ròi thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan bộ, ngành, địa phương, nhất là của lực lượng vũ trang trong tổ chức và hoạt động phòng thủ dân sự./.

Lan Hương