Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 4c7762a1-39d8-90f0-19a0-53182c3c14e5.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM VĂN HÒA: CÂN NHẮC VIỆC THÀNH LẬP BAN THANH TRA NHÂN DÂN TẠI DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC

25/10/2022

Tham gia ý kiến về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng Ban thanh tra nhân dân của doanh nghiệp hoạt động ngoài nhà nước là kém hiệu quả, đồng thời đề nghị không thành lập Ban thanh tra nhân dân ở ngoài doanh nghiệp nhà nước.

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

Tham gia ý kiến về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cơ bản rất tán thành ý kiến giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu tối đa các ý kiến của các vị đại biểu đã phát biểu tại kỳ họp lần thứ 3 cũng như của các đại biểu chuyên trách, tập hợp để giải trình những ý kiến. Đại biểu cho rằng cơ quan soạn thảo đã thể hiện tinh thần cầu thị và rất trách nhiệm. Tuy nhiên, đối với những vấn đề giải trình của Thường vụ theo báo cáo còn có những ý kiến khác nhau.

Về phạm vi điều chỉnh, đại biểu tán đồng trong phạm vi điều chỉnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở lần này bao gồm xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước. Theo đại biểu, đối với các doanh nghiệp ngoài phạm vi điều chỉnh là các doanh nghiệp khác thì hãy dẫn chiếu pháp luật về lao động mà chỉ áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước. Các tổ chức này sử dụng lao động đều đang thực hiện quy chế dân chủ tại các cơ quan làm việc theo quy định của Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế, Luật Công đoàn và các quy định nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thực hiện bộ luật này là đã quá đầy đủ. Đại biểu đề nghị chỉ dẫn chiếu các quy định có liên quan đến pháp luật và các vấn đề trong luật chỉ áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước là phù hợp vì doanh nghiệp nhà nước có đặc thù riêng, không thể đánh đồng doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cùng một lúc.

Theo đại biểu, doanh nghiệp nhà nước thì Nhà nước quản lý về tiền và tài sản của Nhà nước, cho nên việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và có Ban thanh tra nhân dân là rất cần thiết, để phát huy quyền của giai cấp công nhân và những người lao động trong doanh nghiệp nhà nước là kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giám sát việc làm sai trái của chủ doanh nghiệp. Việc thực hiện dân chủ trong cơ quan nhà nước và ở doanh nghiệp nhà nước là rất phù hợp.

Tuy nhiên, đối với thực hiện dân chủ ở cơ quan ngoài doanh nghiệp nhà nước thì vẫn còn rất bất cập, vì hoạt động sản xuất kinh doanh của tư nhân là hoạt động có quy định riêng, thực hiện theo Luật Doanh nghiệp, theo Bộ luật Dân sự và Bộ luật Lao động. Bộ luật Lao động đã quy định rất cụ thể, rất rành mạch, rõ ràng về chế tài nếu chủ doanh nghiệp mà vi phạm hợp đồng lao động đối với công nhân, đối với người có hợp đồng lao động và cũng có quy chế rất rõ ràng, rất rành mạch. Bộ luật Dân sự cũng đã quy định nếu vi phạm hợp đồng và Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở cũng đã tổ chức thực hiện vấn đề đó.

Một vấn đề nữa là vấn đề báo cáo, các doanh nghiệp tư nhân 6 tháng một lần hay 1 năm 1 lần phải báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho những người có hợp đồng lao động. Đại biểu cho rằng, quy định này là không hợp lý, vì doanh nghiệp tư nhân có những bí mật trong sản xuất kinh doanh, không thể nào báo cho những người lao động mà họ đã ký kết hợp đồng được, trừ khi họ báo cáo trong ban lãnh đạo, những người thân thiết trong gia đình, những người cổ đông, còn báo cáo cho những người khác là không hợp lý, đại biểu không đồng tình với nội dung này.

Một vấn đề nữa đó là Ban thanh tra nhân dân, đại biểu rất đồng tình có Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn và ở cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, nhưng đối với Ban thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp ngoài nhà nước thì đại biểu cho rằng rất khó. Vì Ban thanh tra nhân dân là do tổ chức công đoàn thành lập nên và tổ chức thực hiện, nếu Ban thanh tra nhân dân hoạt động không có chế độ, không có kinh phí hoạt động ngoài giờ, các công đoàn ở trong cơ quan, ở doanh nghiệp ngoài nhà nước hoạt động đã khó, còn Ban thanh tra nhân dân hoạt động sẽ càng khó hơn. Cho rằng Ban thanh tra nhân dân của doanh nghiệp hoạt động ngoài nhà nước là kém hiệu quả, đại biểu đề nghị không thành lập Ban thanh tra nhân dân ở ngoài doanh nghiệp nhà nước.

Về hoạt động thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở mà dân bàn, dân quyết định, dân kiểm tra, dân thụ hưởng, đại biểu cho rằng, về việc người dân, tổ dân phố, tổ ấp, xóm dân phố là Hội nghị quyết định 2/3 là có hiệu lực thi hành. Theo đại biểu, nếu tỷ số 2/3 mà có hiệu lực thi hành, thì vẫn còn bất cập. Trong trường hợp vi phạm, làm thế nào để xử lý vi phạm? Đại biểu cho rằng cần phải nâng tỷ lệ cao hơn nữa, để cho xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, đơn vị họ tổ chức vận động những người còn lại cho dễ hơn.

Minh Hùng