Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 4f9a19a1-29dc-90a9-7816-21d087a2d47a.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH MAI VĂN HẢI: THÔNG QUA ĐỐI THOẠI ĐỂ KỊP THỜI NẮM BẮT TÂM TƯ, NGUYỆN VỌNG CỦA NHÂN DÂN

09/08/2022

Tham gia ý kiến hoàn thiện dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đại biểu Mai Văn Hải- Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh, đây là đạo luật rất quan trọng, tạo lập cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, của cán bộ, công chức và người lao động, là phương thức để nhân dân phát huy quyền làm chủ và vai trò chủ thể của người dân với phương châm: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân hưởng thụ".

Bảo đảm bình đẳng, công khai và minh bạch trong thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp

Đại biểu Mai Văn Hải- Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia thảo luận

Đóng góp ý kiến về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đại biểu Mai Văn Hải- Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng, tại Điều 9 quy định nội dung chính quyền cấp xã phải công khai, trong dự thảo luật quy định 14 nội dung bao gồm rất nhiều ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Theo đại biểu, nên rà soát lại, quy định những vấn đề thực sự cần thiết và liên quan trực tiếp đến đời sống sản xuất của người dân, nội dung cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.

Về công khai dự toán ngân sách cấp xã, dự thảo tại khoản 2 Điều 9 có quy định công khai hàng quý, 6 tháng và hàng năm. Đại biểu kiến nghị cân nhắc lại vấn đề này, bởi vì quy định như dự thảo là công khai nhiều và làm mất nhiều thời gian của xã, không thực sự cần thiết trong thực tế, chỉ cần quy định hàng năm công khai quyết toán ngân sách là phù hợp. Đại biểu cũng cho rằng việc công khai danh sách đối tượng nhập ngũ là không cần thiết, bởi vì nhập ngũ trong quân đội và công an theo Luật Nghĩa vụ quân sự và Luật Công an nhân dân.

Bên cạnh đó, về hình thức công khai được quy định tại khoản 1 Điều 10 dự thảo luật cho phép công khai bằng 1 hoặc 1 trong 8 hình thức. Có thể nói là có rất nhiều hình thức mới so với Pháp lệnh 34. Nhưng từ thực tế thực hiện Pháp lệnh 34, hình thức công khai là rất quan trọng để người dân nắm được những nội dung có liên quan mà chính quyền công khai. Thực hiện Pháp định 34 chỉ có 3 hình thức công khai là niêm yết công khai, thông qua họp dân và thông qua hệ thống loa truyền thanh. Cũng có nhiều nội dung công khai đã đến được với người dân để người dân biết và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các chủ trương, nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền địa phương ở cơ sở. Nhưng bên cạnh đó cung cấp một số nội dung, hình thức công khai chưa phù hợp, người dân khó tiếp cận, đôi khi là còn hình thức. Để tránh việc công khai hình thức, đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát lại các hình thức công khai cho phù hợp với thực tiễn để người dân tiếp cận một cách dễ dàng nhất, tránh hình thức.

Liên quan đến nội dung về tổ chức đối thoại với nhân dân được quy định tại Điều 25 dự thảo luật. Đại biểu cho rằng đây là một nội dung rất quan trọng, thông qua đối thoại để phổ biến tuyên truyền các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương đến với người dân. Đặc biệt, thông qua đối thoại để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong sản xuất và đời sống của người dân để có biện pháp giải quyết kịp thời. Tuy nhiên, việc đối thoại với nhân dân có nơi hiệu quả tác dụng chưa cao, thậm chí còn hình thức, nhất là những cuộc đối thoại lại trùng với các đợt tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Vì vậy, đại biểu đề nghị nội dung đối thoại cần phải được quy định cụ thể, chi tiết hơn nữa trong luật. Đặc biệt là cần phải tập trung vào những nội dung, những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong sản xuất và đời sống của nhân dân để chúng ta thực hiện việc đối thoại. Đồng thời, đề nghị cần quy định cụ thể hơn trình tự, thủ tục thực hiện việc đối thoại với nhân dân.

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 24 quy định: "Thời gian lấy ý kiến của cộng đồng dân cư là không ít hơn 30 ngày kể từ ngày công khai dự thảo văn bản". Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét rút ngắn thời gian lấy ý kiến, vừa để tập trung hơn các ý kiến góp ý của nhân dân, vừa đảm bảo chất lượng và cũng không làm chậm trễ việc ban hành các quyết sách của địa phương cơ sở.

Minh Hùng