Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: e87c1fa1-b97a-90a9-7816-2ccd1e9e0bad.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM THỊ KIỀU: CẦN QUY ĐỊNH MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHUỖI HỆ THỐNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

27/07/2022

Cho ý kiến về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông đề nghị bổ sung quy định rõ trong luật về mô hình tổ chức quản lý chuỗi hệ thống khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông tham gia thảo luận

Tham gia phát biểu ý kiến về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông đánh giá cao Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo đã nghiên cứu tích cực, tiếp thu nhiều ý kiến, giải trình, hầu hết các ý kiến của các bộ, ngành và các vị đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự thảo luật với nhiều nội dung quan trọng. Đại biểu cũng tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Khám bệnh, chữa bệnh nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 20 ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII để tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII khắc phục những bất cập, vướng mắc phát sinh qua quá trình thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, qua thực tiễn quản lý và xử lý những vấn đề mới phát sinh để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân theo định hướng công bằng, chất lượng, hiệu quả, phát triển và hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về khám, chữa bệnh.

Về phạm vi điều chỉnh, Dự thảo luật đã cơ bản thể chế hóa các yêu cầu của Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Song, việc phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh, chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xã đảo, huyện đảo, phát triển mô hình bác sĩ gia đình, làm rõ ranh giới giữa y tế dự phòng với khám bệnh, chữa bệnh, liên doanh, liên kết thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cung cấp dịch vụ y tế giữa các cơ sở của Nhà nước với cơ sở y tế tư nhân, tiêu chí của các cơ sở khám bệnh phi lợi nhuận chưa được giải quyết đầy đủ. Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát để quy định cụ thể hơn về nội dung này.

Đối với các nội dung cụ thể về chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh, đại biểu cho biết, Nghị quyết số 20 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới không đặt mục tiêu Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Mặt khác, tại khoản 8 mục 3 Nghị quyết số 20 nêu trên về nhiệm vụ, giải pháp đổi mới mạnh mẽ tài chính y tế nêu "đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực phát triển hệ thống y tế, đa dạng hóa các hình thức hợp tác công - tư, bảo đảm minh bạch, công khai, cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt công - tư trong cung cấp dịch vụ y tế, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở y tế, kể cả trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, tập trung vào cung cấp dịch vụ cao cấp theo yêu cầu, các cơ sở y tế, cơ sở chăm sóc người cao tuổi hoạt động không vì lợi nhuận được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật". Do đó, đại biểu đề nghị bỏ khoản 1 Điều 4 "Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh".

Về điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khoản 3 Điều 43 dự thảo luật quy định trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thêm cơ sở cùng tên tại địa điểm khác thì mỗi cơ sở phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động theo chuỗi hệ thống thì được phép chung bộ máy chính nhưng phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của luật này và được cấp giấy phép hoạt động cho từng cơ sở. Theo đại biểu, quy định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động theo chuỗi được bổ sung trong dự thảo luật. Tuy nhiên, trong dự thảo luật lại chưa có quy định cụ thể thế nào là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động theo chuỗi và các trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thêm cơ sở cùng tên tại địa điểm khác là như thế nào? Do đó, để đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch, đại biểu đề nghị bổ sung quy định rõ trong luật về mô hình tổ chức quản lý chuỗi hệ thống khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

Về thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề tại Điều 26 dự thảo luật quy định thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép hành nghề thuộc thẩm quyền của Hội đồng Y khoa quốc gia, theo đại biểu, Hội đồng Y khoa quốc gia nên được giao những nhiệm vụ lớn như tư vấn xây dựng thể chế, chính sách về y tế, khám bệnh, chữa bệnh và giải quyết những vấn đề khó về chuyên môn, không nên giao đảm nhiệm các công việc thực thi tác nghiệp cụ thể như việc tổ chức thi, cấp chứng chỉ hành nghề. Đại biểu cho rằng việc này nên quy định giao cho các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức độc lập thực hiện đối với nhiều chứng chỉ hành nghề khác mà không cần thiết phải do Hội đồng ở tầm quốc gia trực tiếp thực hiện để đảm bảo theo đúng yêu cầu của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của các địa phương. Đồng thời, để tạo thuận lợi hơn cho người đề nghị cấp giấy phép hành nghề, giảm chi phí thủ tục hành chính, đại biểu Phạm Thị Kiều đề nghị chỉnh sửa quy định về thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề theo địa bàn quản lý như hiện hành, Giám đốc Sở Y tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy phép hành nghề cho tất cả các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 18 theo từng địa bàn quản lý.

Ngoài ra, về chức danh nghề nghiệp phải có giấy phép hành nghề, tại Điều 18 dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi đang quy định chỉ phù hợp với các hình thức tổ chức của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không phù hợp với hình thức y tế trường học tại các cơ sở giáo dục. Hiện tại, quy định trong các cơ sở giáo dục, cán bộ y tế phải có giấy phép hành nghề là không phù hợp, không cần thiết, do trong các cơ sở giáo dục không thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh, trừ một số cơ sở giáo dục có đủ điều kiện thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng điều kiện để tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và gây phát sinh nhiều thủ tục, khó khăn cho việc trích lại kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm y tế cho công tác khám sức khỏe cho học sinh. Vì vậy, đạị biểu đề nghị Bộ Y tế cần phải quy định rõ việc không có giấy phép hành nghề đối với cán bộ y tế trong các cơ sở giáo dục.

Hồ Hương