Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: b28522a1-69c9-90a9-5115-a0ee5b092d7a.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ KIM ANH: VIỆT NAM VÀ HUNGARY ĐÓNG GÓP NHIỀU SÁNG KIẾN CHO CÁC TỔ CHỨC NGHỊ VIỆN KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI

26/06/2022

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh-Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết: Việt Nam và Hungary đã hợp tác chặt chẽ, hiệu quả và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn Nghị viện đa phương, cùng nhau đóng góp nhiều sáng kiến cho các tổ chức Nghị viện khu vực và thế giới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Budapest, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hungary

Chiều tối qua (25/6/2022), theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Budapes, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hungary

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Hungary László Kövér, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Hungary từ ngày 26 - 28/6/2022. Chuyến thăm nhằm tái khẳng định cam kết chính trị thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hungary phát triển sâu rộng, hiệu quả và làm sâu sắc hơn quan hệ Nghị viện giữa hai Quốc hội.

Trong chuyến thăm này sẽ diễn ra Tọa đàm giữa hai Quốc hội về “Hoàn thiện khung pháp lý về giảm phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính, năng lượng tái tạo và kinh tế xanh”. Cuộc Tọa đàm lập pháp chung lần này giữa hai Quốc hội là sự kế thừa, tiếp nối của các hoạt động trước đó (Quốc hội hai nước đã 3 lần phối hợp tổ chức tòa đàm giữa hai Quốc hội vào các thời điểm tháng 4/2017, tháng 1/2019 và tháng 1/2022). Thông qua Tọa đàm, hai bên sẽ chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hoạt động lập pháp phục vụ công cuộc phát triển và hội nhập của mỗi nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Hungary Istvan Jakab và cán bộ Quốc hội Hungary đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tại sân bay quốc tế Budapest Liszt

Thời gian qua, Việt Nam và Hungary đã hợp tác chặt chẽ, hiệu quả và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn Nghị viện đa phương, cùng nhau đóng góp nhiều sáng kiến cho các tổ chức Nghị viện khu vực và thế giới. Để tiếp tục tăng cường hợp tác một cách thiết thực, hiệu quả hơn đối với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, năng lượng tái tạo và kinh tế xanh, Việt Nam cũng sẽ đưa ra sáng kiến và đề xuất của mình tại cuộc Tọa đàm.

Nhân chuyến thăm chính thức Hungary của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã có cuộc trao đổi với đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh-Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường để làm rõ hơn về những nội dung trên.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh-Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Phóng viên: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chính thức dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thăm chính thức Hungary từ ngày 26 - 28/6/2022. Trong bối cảnh hai nước đang ở giai đoạn phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19, theo đại biểu, chuyến thăm này có tầm quan trọng và ý nghĩa như thế nào đối với mỗi nước?

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh-Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường: Việt Nam và Hungary thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 3/2/1950. Với bề day lịch sử quan hệ truyền thống, quan hệ hai nước đã được nâng cấp lên Đối tác toàn diện từ năm 2018 nhân chuyến thăm Hungary của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và được hai bên tiếp tục phát triển tích cực trong thời gian qua. Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới Hungary từ 26-28/6/2022 nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hungary; duy trì trao đổi đoàn Lãnh đạo cấp cao giữa hai nước, hai Quốc hội. Chuyến thăm khẳng định sự coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hungary. Hungary coi Việt Nam là đối tác ưu tiên trong chính sách hỗ trợ phát triển quốc tế, đối tác quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Chuyến thăm trong bối cảnh thế giới và hai nước vừa vượt qua đại dịch COVID-19 và đang ở giai đoạn phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch là thời điểm thích hợp để hai bên trao đổi kinh nghiệm về mở cửa an toàn, phục hồi kinh tế và phát triển bền vững sau đại dịch.

Phóng viên: Việt Nam và Hungary đã có lịch sử 72 năm quan hệ hữu nghị. Hungary coi Việt Nam là đối tác quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Hai nước đã trở thành Đối tác toàn diện vào tháng 9/2018. Xin đại biểu cho biết, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhằm tái khẳng định cam kết chính trị thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hungary phát triển sâu rộng, hiệu quả và làm sâu sắc hơn quan hệ Nghị viện giữa hai Quốc hội như thế nào?

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh-Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường: Chuyến thăm lần này của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là minh chứng cho sự vun đắp, duy trì, tiếp tục phát triển quan hệ giữa hai quốc gia.

Với chương trình phong phú, thực chất và toàn diện, chuyến thăm của người đứng đầu Quốc hội Việt Nam sang Hungary là sự tiếp nối thành công của các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa hai nước thời gian qua, tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng, duy trì và củng cố thêm quan hệ hợp tác song phương; tăng cường đan xen lợi ích và tin cậy với các đối tác, trong đó có Hungary.

Chuyến thăm khẳng định quyết tâm chính trị của hai bên trong việc duy trì và khẳng định sâu sắc thêm cam kết chính trị thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hungary sâu rộng, hiệu quả hơn hợp tác Nghị viện giữa hai Quốc hội.

Phóng viên: Được biết, đại biểu là đại diện cho Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tham dự “Tọa đàm giữa hai Quốc hội về “Hoàn thiện khung pháp lý về giảm phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính, năng lượng tái tạo và kinh tế xanh”. Xin đại biểu cho biết thông điệp mà Quốc hội Việt Nam muốn gửi tới Tọa đàm này cũng như mong muốn, đề xuất của đại biểu ở sự kiện quan trọng này?

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh-Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường: Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21. Cộng đồng quốc tế đã có những hành động thiết thực nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý chung điều chỉnh vấn đề hợp tác phòng, chống biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn thế giới.

Nếu không ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, thành quả phát triển kinh tế - xã hội sẽ chịu tổn hại, quá trình phát triển bền vững sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, tôi cho rằng, việc giảm phát thải khí nhà kính và sử dụng năng lượng tái tạo là một trong những giải pháp được Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, trong đó, trụ cột là hoàn thiện thể chế - khung pháp lý đối với hai chế định này.

Là một thành viên có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã tham gia hầu hết các điều ước quốc tế đa phương quan trọng liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính và năng lượng tái tạo, như: Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC); Nghị định thư Kyoto (trong khuôn khổ UNFCCC) và Bản sửa đổi bổ sung Doha của Nghị định thư Kyoto; Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (COP21);

Đặc biệt năm 2021, tại Hội nghị COP26 diễn ra tại Vương Quốc Anh, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã khẳng định: “Mặc dù là nước đang phát triển mới chỉ bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa trong hơn ba thập kỷ qua, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050", đồng thời tham gia nhiều cam kết, sáng kiến khác như: cam kết giảm phát thải mê-tan toàn cầu, cam kết toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch, Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất, …

Để hiện thực hóa các cam kết quốc tế, Việt Nam đã lồng ghép các nội dung cam kết vào hệ thống pháp luật để Nhà nước và toàn dân có trách nhiệm thực hiện, như Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Luật Lâm nghiệp năm 2017, Luật Điện lực năm 2004 và sửa đổi năm 2012, Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013, Luật Khí tượng thủy văn năm 2015, Luật Thủy sản năm 2017, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010, Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng… đã cơ bản tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho Chính phủ thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu mà Việt Nam là thành viên, phù hợp với mục tiêu của COP26 về bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái; hạn chế nạn phá rừng; xây dựng hệ thống phòng chống, cảnh báo, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong ngành năng lượng, đồng thời khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo; tạo thuận lợi cho hỗ trợ của các nước phát triển và các tổ chức tài chính quốc tế cho Việt Nam thực hiện các cam kết của mình về biến đổi khí hậu.

Việc lồng ghép các cam kết quốc tế vào hệ thống pháp luật là căn cứ để  nhằm thực hiện lộ trình đến giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng tái tạo; cũng như là cơ sở pháp lý để Quốc hội Việt Nam ưu tiên phân bổ nguồn lực cho các hoạt động này.

Cuộc Tọa đàm lập pháp chung lần này giữa hai Quốc hội là sự kế thừa, tiếp nối của các hoạt động trước đó (Quốc hội hai nước đã 3 lần phối hợp tổ chức tòa đàm giữa hai Quốc hội vào các thời điểm tháng 4/2017, tháng 1/2019 và tháng 1/2022). Thông qua Tọa đàm, hai bên sẽ chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hoạt động lập pháp phục vụ công cuộc phát triển và hội nhập của mỗi nước.

Với chủ đề Tọa đàm trong chuyến thăm lần này về “Hoàn thiện khung pháp lý về giảm phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính, năng lượng tái tạo và kinh tế xanh”, thể hiện sự quan tâm chung của hai bên là ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó tập trung vào giảm phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính, năng lượng tái tạo và kinh tế xanh, nhằm thực hiện các mục tiêu của COP26.

Thời gian qua, Việt Nam và Hungary đã hợp tác chặt chẽ, hiệu quả và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn Nghị viện đa phương, cùng nhau đóng góp nhiều sáng kiến cho các tổ chức Nghị viện khu vực và thế giới. Để tiếp tục tăng cường hợp tác một cách thiết thực, hiệu quả hơn đối với mục tiêu đến giảm phát thải khí nhà kính, năng lượng tái tạo và kinh tế xanh, tôi đề nghị:

Thứ nhất, Nghị viện Châu Âu (cụ thể là Nghị viện Hungary) cần tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm lập pháp, giám sát, thúc đẩy việc thực thi chính sách pháp luật về đến giảm phát thải khí nhà kính, năng lượng tái tạo và kinh tế xanh. Nghị viện các nước cần có tiếng nói chung thúc đẩy Chính phủ ở mỗi  nước tăng cường hợp tác, đặc biệt là giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển, các nước có mức thu nhập cao với các nước có mức thu nhập thấp trong việc chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ về tài chính, đặc biệt là thúc đẩy chuyển giao công nghệ mới, công nghệ xanh trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng... và chuyển đổi từ sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch, tái tạọ;

Thứ hai, thúc đẩy trao đổi Đoàn các cấp giữa hai Quốc hội và trao đổi quan điểm về các vấn đề thuộc mối quan tâm chung tại các diễn đàn khu vực và quốc tế để thực hiện mục tiêu kiểm soát, cắt đến giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng tái tạo và kinh tế xanh mà các bên đã cam kết.

Thứ ba, ứng phó biến đổi khí hậu là trách nhiệm chung của tất cả các quốc gia, của toàn cầu. Để thực hiện thành công, một trong những giải pháp trọng yếu là phải ứng dụng khoa học công nghệ có sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Bích Lan