Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: d79f66a1-29a1-90f0-19a0-5487f5cb86b0.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN VĂN SÁU: CẦN SỚM CÓ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ DI DÂN CỤC BỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

21/06/2022

Tham gia thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, đại biểu Trần Văn Sáu – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp kiến nghị Chính phủ cần sớm quan tâm, chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp với các địa phương khảo sát, đánh giá để sớm có giải pháp để ổn định đời sống người dân, khắc phục tình trạng di dân cục bộ ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Đại biểu Trần Văn Sáu – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp tham gia ý kiến

Phát biểu ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, đại biểu Trần Văn Sáu – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho biết, những tháng đầu năm 2022, nền kinh tế có sự phục hồi mạnh mẽ, các cân đối lớn của nền kinh tế giữ vững, ổn định an sinh xã hội được đảm bảo, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân, doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước. Đại biểu cho biết, bên cạnh những thành tựu về kinh tế - xã hội chung, nhân dân Đồng bằng sông Cửu Long cũng rất phấn khởi, liên tục nhận được những tin vui từ sự quan tâm của Đảng, của Quốc hội, của Chính phủ về sự ra đời của Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nghị quyết 45 của Quốc hội về thí điểm một số chính sách phát triển thành phố Cần Thơ và các dự án đường cao tốc triển khai trên địa bàn.

Về phê duyệt quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ đã rất quan tâm, kịp thời phê duyệt chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên, theo đại biểu, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn hai nỗi lo trước mắt cũng như lâu dài, đó là biến đổi khí hậu và ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID mà lao động việc làm cần được quan tâm đầu tiên để sớm ổn định cuộc sống nhân dân trong vùng.

Về vấn đề di dân cục bộ ở Đồng bằng sông Cửu Long, đại biểu cho biết, dưới sự tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận người dân trong vùng ven biển, do đó một bộ phận người dân di cư đến những vùng đất mới cao hơn từ nhiều năm nay và từ ít đến nhiều dần và có nơi hình thành những làng mới. Bà con di dân mua đất để ở, để sản xuất, mua bằng mọi giá, thậm chí mua bán bằng giấy viết tay, tự phát chuyển đổi mục đích sử dụng, từ đó gây xáo trộn trong sản xuất, sinh hoạt và quản lý của chính quyền địa phương, làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội cần được quan tâm, giải quyết. Đại biểu đề nghị Chính phủ cần sớm quan tâm, chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp với các địa phương khảo sát, đánh giá để sớm có giải pháp để ổn định tình hình trên.

Về tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động trong nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đại biểu nêu rõ, về chủ trương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất chú trọng phát triển nông nghiệp, tái cơ cấu nông nghiệp và khát vọng đưa nông nghiệp Việt Nam có vị trí cao hơn trên bản đồ thế giới. Thực tế, quá trình chuyển đổi kinh tế nông nghiệp qua ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã rút một lượng lớn lao động ra khỏi nông nghiệp. Đây là điều bình thường, phù hợp với tiến trình phát triển, nhưng vấn đề là họ đi đâu, họ làm gì. Năm vừa rồi khi chúng ta đón hàng triệu lao động trở về từ tâm dịch, phải chăng sự phát triển bên cạnh những thành tựu đã kéo một bộ phận người nông dân ra khỏi ruộng vườn để rồi tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn tìm kiếm việc làm, tìm kiếm kế sinh nhai để sống. Đồng cảm với những mong mỏi của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long, đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sớm hiện thực Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị về phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là triển khai nhanh các dự án để kết nối nông thôn với đô thị, phát triển kinh tế - xã hội để giải quyết việc làm tại chỗ, ổn định cuộc sống nhân dân.

Ngoài ra, đại biểu cũng cho biết thêm, bên cạnh tình trạng thiếu lao động như đã nói trên, đồng bằng sông Cửu Long đang thiếu hụt một lực lượng lớn lao động có trình độ khoa học kỹ thuật. Khi Thủ tướng chỉ đạo ngày càng quyết liệt hơn về quy hoạch, về tái cơ cấu nông nghiệp, yêu cầu rà soát từ khâu quy hoạch, tổ chức lại sản xuất, chế biến, tiêu thụ để tăng giá trị hàng nông sản, ổn định đời sống của nhân dân thì đây thật sự là lực cản cho sự phát triển nông nghiệp hiện đại. Nghịch lý là đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm nông nghiệp nhưng tỷ lệ cán bộ khoa học, kỹ thuật lại chiếm tỷ lệ rất thấp so với đội ngũ trí thức ở các lĩnh vực khác. Đại biểu đề nghị các bộ, ngành sớm đề xuất với Chính phủ có chính sách thu hút lực lượng này, giải quyết đồng bộ nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Việc ưu tiên đào tạo và thực hiện tốt chính sách nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật nông nghiệp là động lực để nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, hiệu quả, an toàn và bền vững.

Minh Hùng

Các bài viết khác