Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 608459a1-d9f5-90f0-dd35-db0061a934cc.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH DƯƠNG MINH TUẤN - BÀ RỊA - VŨNG TÀU: CẦN CÓ CÁI NHÌN MẠNH MẼ, SÁT THỰC HƠN ĐỂ NGĂN NGỪA, GIẢI QUYẾT BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

28/05/2018

Sáng 26/5, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển tiếp tục điều hành phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế xã hội và quyết toán ngân sách nhà nước. Phát biểu tại phiên thảo luận, ĐBQH Dương Minh Tuấn- Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghị cần có cái nhìn mạnh mẽ, sát thực hơn để ngăn ngừa, giải quyết bạo lực học đường.

Đại biểu Quốc hội Dương Minh Tuấn phát biểu tại phiên thảo luận

Bày tỏ sự nhất trí cao đối với các báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của các ủy ban, tại phiên thảo luận, ĐBQH tham gia ba ý kiến:

Thứ nhất, về vấn nạn bạo lực học đường. ĐBQH chỉ ra rằng trung bình trong một năm học có khoảng 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau trong và ngoài trường. Tức là khoảng 5 vụ/ngày. Vấn đề bức xúc, nhức nhối là trước đây bạo lực trong nhà trường thường rơi vào nam sinh nhưng nay lại xuất hiện ở nữ giới, có tính chất lan tỏa, đánh nhau ngày càng phổ biến, đặc biệt là đánh hội đồng. Điều lưu ý là thái độ hỡ hững, vô tâm của những học sinh chứng kiến chỉ đứng xem, ghi hình, cổ súy thay vì can ngăn. Bạo lực học đường, đã và đang diễn ra khá phức tạp, với nhiều nguyên nhân, tính chất, quy mô và hình thức khác nhau, gây bức xúc trong dư luận và trở thành nỗi lo lắng, ám ảnh của nhiều gia đình, phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội bởi tính nghiêm trọng mà thực trạng gây ra. Thiết nghĩ cơ quan chức năng cần có cái nhìn mạnh mẽ hơn, sát thực hơn để từ đó có liều thuốc đặc trị trước mắt cũng như bài toán căn cơ, lâu dài, ngăn ngừa, giải quyết bạo lực học đường và bạo hành trẻ em mạnh hơn nữa, siết chặt hơn nữa sự tương tác giữa gia đình và nhà trường, giữa nhà trường và các lực lượng chức năng để không phải gánh chịu những hậu quả khôn lường.

Thứ hai, có thể nói chúng ta đang phấn đấu cho sự công bằng và văn minh, dân chủ, giàu mạnh. Vậy mà trong xã hội thời gian qua vẫn còn tồn tại một hiện tượng làm nhức nhối trái tim và lương tri của nhiều người, đó là vấn nạn bạo hành trẻ em trong các cơ sở nuôi dạy trẻ mầm non. Dư luận sót xa khi xem các video clip, các giáo viên, bảo mẫu hành hạ nhóm trẻ hay đầu năm 2017 xã hội phẫn nộ khi bảo mẫu bạo hành, đày đọa các em bé trong giờ ăn, tìm mọi cách để tống thức ăn vào miệng các trẻ em. Tiếp đó đầu năm 2017, dư luận xã hội cũng phẫn nộ với hành động đánh trẻ ở Trường mầm non Sen Vàng, trong clip đăng trên mạng xã hội ghi nhận cảnh cô giáo dùng dép đánh vào đầu học sinh khiến bé bật khóc. Vụ bạo hành trẻ em dã man ở cơ sở Mầm Xanh và gần đây nhất trên mạng xã hội xuất hiện clip và hình ảnh ghi lại cảnh hành hạ trẻ em trong bữa ăn tại nhóm trẻ độc lập mẹ Mười làm nhiều người phẫn nộ. Đó chỉ là một số vụ việc điển hình, chắc hẳn một điều không riêng tôi mà tất cả chúng ta đều giận dữ, đau đến xé lòng khi nhìn cảnh các cháu bị bảo mẫu hành hạ một cách tàn nhẫn.Về nguyên nhân, có nhiều nguyên nhân, phía gia đình và nhà trường có sự buông lỏng hoặc có phương pháp sai lầm trong việc quan tâm, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, việc ban hành văn bản chính sách nhiều nhưng làm và phát hiện, giải quyết vi phạm chưa tương xứng. Việc tuyên truyền pháp luật chưa sâu rộng, thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm chưa kịp thời, quyết liệt. Các vụ bạo hành trẻ em ở mức độ nghiêm trọng liên tục xảy ra trong thời gian gần đây đã và đang khiến dư luận lo ngại. Dẫu biết rằng những "ác mẫu" xuất hiện thời gian qua chỉ là thiểu số nhưng đó là tiếng chuông cảnh báo mạnh mẽ cho ngành chức năng cần có những thay đổi tích cực trước. Trước thực trạng như đã nêu trên, ĐBQH nhấn mạnh đã đến lúc phải xem việc chung tay triệt nạn bạo hành trẻ em là chuyện khẩn cấp.

Hồ Hương

Các bài viết khác