Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 9f2920a1-19e1-90a9-5115-aaa804223c70.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Đại biểu Quốc hội Vương Ngọc Hà – tỉnh Hà Giang: Quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y còn xa cách với điều kiện vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

07/06/2017

Ngày 05/6, trong chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội dành cả ngày làm việc thảo luận tại hội trường về nội dung giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016. Phát biểu tại Hội trường, đại biểu Quốc hội Vương Ngọc Hà – tỉnh Hà Giang cho rằng, quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y còn hơi xa cách với điều kiện vùng sâu vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đại biểu Vương Ngọc Hà - tỉnh Hà Giang phát biểu tại Hội trường                                         Ảnh: Đình Nam

Đại biểu Vương Ngọc Hà cho biết, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các chợ phiên của vùng cao là nơi mua, bán, trao đổi, giao lưu, gặp gỡ thân mật của đồng bào, họ quây quần bên những chảo thắng cố, bên những hàng rượu và được bầy chung cả những hàng nông sản do mình làm ra. Vấn đề đặt ra đối với các hình thức mua bán và giao lưu đó ai là người giám định chất lượng, ai là người lấy mẫu để lưu và những chủ hàng đó có được khám sức khỏe hay không, những can rượu, những phản thịt gia súc hay những con gia súc, gia cầm được người dân mang xuống bày bán có được kiểm dịch hay không? Thực phẩm tiêu dùng rẻ tiền do ngoài địa bàn mang vào các phiên chợ này có đảm bảo chất lượng hay không? Câu hỏi này hình như vẫn chưa được trả lời một cách thấu đáo, người ăn uống, người mua bán và vẫn chỉ tự bảo vệ cho nhau bằng niềm tin của mình.

Trước thực tế đó, thì các quy định rất cụ thể về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y theo Thông tư số 09 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo Thông tư số 30 của Bộ Y tế hình như vẫn còn hơi xa cách.

Đại biểu Vương Ngọc Hà chia sẻ, qua trao đổi với các cán bộ ở cơ sở trực tiếp làm công tác quản lý này mới thấy được các khó khăn như địa bàn rộng, địa hình chia cắt, đường sá đi lại hết sức khó khăn và lực lượng lại mỏng. Ví dụ như lực lượng quản lý thị trường ở một huyện chỉ có 5 đồng chí, trong khi đó có đến hơn 10 chợ phiên, chợ xã diễn ra luân phiên trong tuần nên chắc chắn là rất khó có thể hoàn thành được xuất sắc nhiệm vụ. Hay như các cán bộ làm công tác về kiểm soát giết mổ với yêu cầu đặt ra là phải tốt nghiệp chuyên ngành về thú y, phải được đào tạo tập huấn và cấp chứng chỉ về công tác này và chỉ được đặt ở huyện. Vì vậy, rất khó để có thể đến được từng xã, từng chợ phiên để làm tốt nhiệm vụ của mình và khó khăn nhất vẫn là các đồng chí y tế ở thôn bản.

Ngoài ra, tại các bản làng với phong tục, tập quán, nhất là thủ tục đám ma, đám cưới, trong khi các điều kiện về các dịch vụ chưa phát triển việc tổ chức ăn uống đông người tại gia đình là phổ biến. Vấn đề đặt ra ở đây là khi tổ chức giết mổ gia súc, gia cầm ăn uống tập trung như vậy trong điều kiện thiếu nước thì có ai đến để kiểm dịch không? Thực tế đã có nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra với đông người ở các đám như thế này ở các vùng sâu, vùng xa.

Một vấn đề nữa, đó là xung quanh cuộc sống của bà con vùng sâu, vùng xa thì còn rất nhiều những nguy cơ có thể gây đến ngộ độc như lá ngón, nấm độc rừng, bột ngô mốc v.v... Có nhiều vụ tai nạn hoặc tự tử liên quan đến loại này và đặc biệt khi xảy ra những vụ chết người chưa rõ nguyên nhân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì sẽ dẫn đến những dư luận tâm lý xã hội hoang mang trong đồng bào.

Từ thực tế ở tại địa phương với đặc thù của vùng miền núi và dân tộc thiểu số, đại biểu Vương Ngọc Hà đề nghị cần chú ý thêm một số nội dung khi thực hiện về các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm như sau:

Thứ nhất, trong việc kiện toàn bộ máy quản lý an toàn thực phẩm cần tập trung tăng cường năng lực, điều kiện làm việc cho đội ngũ chuyên trách ở cấp xã, đặc biệt là đội ngũ y tế ở thôn bản và thú ý cơ sở. Bởi họ vừa là những người làm công tác chuyên môn, vừa là nòng cốt trong công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm đến đồng bào. Đặc biệt, cần tính toàn đến đặc thù về địa hình, về điều kiện phát triển của các địa phương khác nhau để bố trí lực lượng đảm bảo. Quan trọng hơn là các ngành chủ quản cần hướng dẫn cho thành viên của hệ thống chính trị ở cơ sở của cấp xã và thôn bản để huy động được sức mạnh tổng hợp vào trong công cuộc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thứ hai, với giải pháp về đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền, đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất cần tăng cường đổi mới và làm tốt công tác tuyên truyền bằng những phương pháp phù hợp nhất để đồng bào tiếp nhận được thông tin một cách hiệu quả và tự giác thực hiện.

Đại biểu Vương Ngọc Hà đề nghị, việc đánh giá hiệu quả về công tác tuyên truyền không chỉ nên dừng lại về việc đánh giá ở số liệu, đó là số lớp, số người tham gia, hay số tờ rơi được phát hành, mà nên đánh giá bằng việc chuyển biến về nhận thức của đồng bào ở nơi đó, của tình hình tại địa bàn đó. Cần gắn việc tuyên truyền với công cuộc tuyền truyền về xây dựng nông thôn mới, nhất là loại bỏ một số hình thức về hủ tục lạc hậu và một số hình thức sinh hoạt ẩm thực chưa phù hợp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cách thức truyên truyền nên bằng những cách trực quan, sinh động, dễ hiểu và đặc biệt phù hợp với tâm lý của đồng bào dân tộc thiểu số, có thể tranh thủ ngay tại những phiên chợ của đồng bào và có thể tuyên truyền bằng tiếng dân tộc và bằng hình thức sân khấu hóa và có thể tuyên truyền ngay từ trong trường học cho các em học sinh. Đặc biệt cần phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, đối với tổ chức nào sẽ cố gắng tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên của tổ chức đó ở cơ sở và nhất là phát huy vai trò của các nghệ nhân dân gian và những người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tuyên truyền đến bà con. 

Bảo Yến

Các bài viết khác