Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: f07850a1-6958-90f0-19a0-534d4df4eec2.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

QH thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi): Kiểm toán Nhà nước độc lập đến đâu?

28/11/2014

Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, do QH thành lập. Tuy nhiên, một vấn đề được các ĐBQH đặt ra đối với dự thảo Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi) là Kiểm toán Nhà nước độc lập đến đâu trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình? Dự thảo Luật quy định quyền của kiểm toán viên và cơ quan kiểm toán rất nhiều nhưng trách nhiệm đối với các kết luận kiểm toán lại khá nhẹ nhàng. Và trong trường hợp, cơ quan được kiểm toán không tán thành kết luận của Kiểm toán Nhà nước thì cũng không có ai làm trọng tài phân xử?

ĐBQH Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang): Cần làm rõ quyền, phạm vi và tính độc lập của Kiểm toán Nhà nước trong hoạt động kiểm toán
 
http://www.daibieunhandan.vn/media/14/11/141126193317203/Anh-tuyet-200.jpgViệc quy định Kiểm toán Nhà nước là cơ quan kiểm tra tài chính, tài sản công do QH thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân thủ theo pháp luật là phù hợp, đúng với quy định của Hiến pháp năm 2013 và tương xứng, đáp ứng yêu cầu đặt ra với nhiệm vụ Kiểm toán Nhà nước.

Tuy nhiên, thực tế các đối tượng của Kiểm toán Nhà nước là hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công như đơn vị hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp có phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp... cũng là đối tượng của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát khác của Nhà nước. Do đó, sẽ có trường hợp, một đối tượng sẽ vừa bị kiểm toán, vừa bị kiểm tra, thanh tra, giám sát khác của Nhà nước, gây ra sự chồng chéo và làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị được kiểm toán. Vì vậy, đề nghị dự thảo Luật làm rõ quyền, phạm vi và tính độc lập của Kiểm toán Nhà nước trong hoạt động. Đồng thời, cần quy định cụ thể tính độc lập của Kiểm toán Nhà nước thông qua việc phân định rõ vị trí, chức năng của Kiểm toán Nhà nước với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát khác của Nhà nước; làm rõ mối quan hệ giữa Kiểm toán Nhà nước với các cơ quan của QH nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý về tài chính và tài sản công. Ngoài ra, cần quy định thêm Kiểm toán Nhà nước phải có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện các kiến nghị của mình đối với các cơ quan được kiểm toán để bảo đảm tính nghiêm minh và phát huy hiệu quả của kết luận kiểm toán.

Về các đơn vị kiểm toán quy định tại Điều 62, tôi nhất trí với dự thảo Luật quy định các đơn vị được kiểm toán được quy định tại khoản 1 đến khoản 12 của Điều 62. Riêng khoản 13, Điều 62 đưa ra hai phương án. Vấn đề kiểm toán nghĩa vụ nộp thuế, ngoài các đối tượng được quy định từ khoản 1 đến khoản 12 được quy định tại Điều 62, trên thực tế nguồn lực và các điều kiện thực thi của Kiểm toán Nhà nước còn hạn chế. Do đó tôi đồng thuận như ý kiến của Ủy ban Tài chính, Ngân sách để bảo đảm thu đúng, kịp thời và phù hợp với điều kiện, khả năng của Kiểm toán Nhà nước. Đề nghị chỉ quy định kiểm toán công tác quản lý thu ngân sách tại cơ quan thuế. Nếu trong quá trình thực hiện kiểm toán xét thấy cần thiết sẽ chọn đối tượng nghĩa vụ nộp thuế của đơn vị nghĩa vụ nộp thuế để soát xét các hoạt động sai chế độ quy định, từ đó có biện pháp thu hồi về ngân sách, duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý nguồn ngân sách nhà nước một cách hiệu quả hơn.

Về quyền của đơn vị được kiểm toán quy định tại Điều 63. Đơn vị được kiểm toán thực chất là đối tượng đang ở thế bị động và rất nhạy cảm trong và sau khi kiểm toán. Dự thảo Luật quy định các quyền của đơn vị được kiểm toán được quy định tại Điều 63 như đề nghị thay thế các thành viên đoàn kiểm toán khi có bằng chứng và nhận thấy thành viên đó không vô tư trong thực hiện nhiệm vụ hay khiếu nại về hành vi của thành viên đoàn kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật... Tuy nhiên, thực tế các đơn vị được kiểm toán rất e ngại thực hiện các quyền này khi đang được kiểm toán. Trong khi quy định quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước tại Điều 14 không quy định trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước để thực hiện quyền của đơn vị được kiểm toán. Do đó, dự thảo Luật cần làm rõ và khả thi hơn về quyền của đơn vị được kiểm toán. Thời gian qua, việc thực hiện kết luận của kiểm toán được kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước chỉ đạt từ 70-75%. Điều này, do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do: một là, cơ quan, đơn vị được kiểm toán có sai phạm, chưa nghiêm túc thực thi; hai là, kiến nghị kết luận của Kiểm toán Nhà nước chưa nhận được sự đồng thuận của các đơn vị kiểm toán. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật chưa quy định nếu cơ quan được kiểm toán không đồng thuận với kết luận của Kiểm toán Nhà nước thì ai đứng ra làm trọng tài để phán quyết, nhằm bảo đảm công bằng và khách quan trong việc thực thi các kết luận Kiểm toán Nhà nước? Dự thảo Luật cần quy định rõ nội dung này trên quan điểm khách quan nhất để thực thi nghiêm túc các kết luận của Kiểm toán Nhà nước và tránh thất thu ngân sách nhà nước.
 
ĐBQH Trần Văn Minh (Quảng Ninh): Không rõ giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán

http://www.daibieunhandan.vn/media/14/11/141126193317203/Tran-van-minh-200.jpgĐiều 8 của dự thảo Luật quy định về giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, tôi thấy các quy định này không rõ giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán. Do vậy, không xác định được mức độ trách nhiệm thực hiện của các đơn vị được kiểm toán và các cơ quan có liên quan. Một câu hỏi được đặt ra, nếu như không đồng tình với kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước thì căn cứ pháp luật nào để đơn vị được kiểm toán thực hiện quyền khiếu nại của mình và khiếu nại đó sẽ được giải quyết như thế nào? Dự thảo Luật chưa làm rõ được các câu hỏi này, do vậy tôi đề nghị tiếp tục được nghiên cứu để hoàn chỉnh thêm.

Về thời hạn kiểm toán, Điều 38 dự thảo Luật giao cho Tổng Kiểm toán Nhà nước thẩm quyền quyết định thời hạn kiểm toán đối với từng cuộc kiểm toán cụ thể. Theo tôi, cần phải luật hóa thời hạn của cuộc kiểm toán để bảo đảm sự minh bạch và đề cao tinh thần trách nhiệm của cả Kiểm toán Nhà nước lẫn đơn vị được kiểm toán; đồng thời, cũng tạo thuận lợi, chủ động cho các đơn vị được kiểm toán trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình. Tôi cũng đã nghiên cứu báo cáo tiếp thu, giải trình của Kiểm toán Nhà nước về nội dung này và hoàn toàn chia sẻ với những khó khăn trong việc luật hóa thời hạn kiểm toán do quy mô và mức độ phức tạp của các kiểu kiểm toán là khác nhau. Tuy nhiên, tôi thấy hoàn toàn có thể khắc phục được khó khăn này bằng việc, ngoài quy định chung về thời gian cho một cuộc kiểm toán nên có một khoản quy định bổ sung về việc kéo dài thời gian của kiểm toán với các điều kiện cụ thể và giao cho Tổng Kiểm toán Nhà nước quy định. Cũng có thể thực hiện bằng cách phân loại các cuộc kiểm toán theo quy mô, tính chất phức tạp và luật hóa thời hạn tối đa của cuộc kiểm toán theo các loại hình đã được phân loại. Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu thêm về đề xuất này.

Về đơn vị được kiểm toán ở Điều 62, khoản 13 đề ra 2 phương án: phương án 1: các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế; phương án 2: các cơ quan quản lý và các đối tượng chấp hành nghĩa vụ nộp thuế. Tôi thấy cả 2 phương án này đều không khả thi. Vì khi đó các đối tượng phải kiểm toán là rất lớn trong khi nguồn lực cả về nhân lực, vật lực và thời gian để thực hiện của Kiểm toán Nhà nước là có hạn. Mặt khác, việc tiến hành kiểm toán các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế sẽ dẫn đến sự không thống nhất với mục đích kiểm toán quy định ở Điều 3 là phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, có nghĩa là kiểm toán các đối tượng quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Đồng thời cũng sẽ dẫn đến tình trạng chồng chéo do cơ quan thuế đang quản lý các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế và việc kiểm tra, khắc phục tình trạng trốn lậu thuế đang do thanh tra thuế đảm nhận. Vì vậy, tôi đồng tình với kiến nghị của đa số Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách là chỉ kiểm toán các cơ quan quản lý thuế để phục vụ thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước. Khi cần thiết thì Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định đối chiếu nghĩa vụ nộp thuế của đơn vị có nghĩa vụ nộp thuế.

ĐBQH Thân Đức Nam (TP Đà Nẵng): Quyền của kiểm toán viên và cơ quan kiểm toán thì nhiều nhưng trách nhiệm đối với kết quả kiểm toán thì quá nhẹ nhàng

http://www.daibieunhandan.vn/media/14/11/141126193317203/than-duc-nam-200.jpgTôi đồng tình với sửa đổi Luật Kiểm toán Nhà nước nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, bảo đảm Kiểm toán Nhà nước thực sự độc lập, chỉ tuân theo pháp luật phù hợp với địa vị pháp lý của cơ quan này đã được quy định trong Hiến pháp 2013.

Về giá trị của báo cáo kiểm toán quy định tại Điều 8. Tại khoản 1, Điều 8 cần làm rõ trường hợp báo cáo kiểm toán không đúng đắn, không trung thực hoặc chỉ trung thực, hợp lý từng phần thì báo cáo kiểm toán sẽ được thực hiện như thế nào? Vì vậy, đề nghị sửa lại khoản 1 như sau: Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là văn bản đưa ra ý kiến đánh giá về mức độ đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, đánh giá việc tuân thủ pháp luật, tính hiệu lực, tính hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.  Tôi đề nghị nên xem xét lại nội dung quy định tại khoản 3, Điều 8 vì dễ dẫn đến cách hiểu Kiểm toán Nhà nước không có trách nhiệm gì về các kết luận, kiến nghị. Tôi đề nghị quy định cụ thể theo hướng ràng buộc trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước đối với kết luận của kiểm toán, không phải chỉ là có người sử dụng kiểm toán kiến nghị kiểm toán mới chịu trách nhiệm. Cần bổ sung quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước tương xứng, cụ thể phải quy định trách nhiệm của kiểm toán viên, nghiên cứu báo cáo kiểm toán, nếu sau này phát hiện sai phạm những nội dung đã được kiểm toán thì xử lý như thế nào. Dự thảo Luật cho thấy quyền kiểm toán viên và cơ quan kiểm toán thì nhiều, nhưng trách nhiệm đối với kết quả kiểm toán thì quá nhẹ nhàng, không tương xứng giữa quyền và nghĩa vụ.

 

(Theo Đại biểu Nhân dân)