Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 22f369a1-8912-90f0-dd35-ddeb430cc969.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Vốn nhà nước, tiền dân đầu tư ra nước ngoài, thẩm quyền cao nhất là QH, theo đúng Hiến pháp

12/11/2014

Tôi cơ bản nhất trí nội dung Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, một số quy định trong dự thảo Luật này, tôi e rằng sẽ sơ hở, dễ dẫn đến thất thoát và có thể những tồn tại trong quản lý vốn nhà nước thời gian qua sẽ lặp lại.

Về huy động vốn. Điểm a, khoản 3, Điều 23 quy định: việc huy động vốn bảo đảm tổng nợ bao gồm cả phần bảo lãnh của công ty con, không quá 3 lần vốn chủ sở hữu. Đại biểu Trần Xuân Hòa băn khoăn quy định như vậy có thể là hơi thấp. Tôi lại e rằng, 3 lần có lẽ so với vốn chủ sở hữu cũng là cao. Hiện nay, theo báo cáo gần nhất của Chính phủ về sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp nhà nước, tổng nợ khoảng gần 2 lần, chúng ta thấy tài chính doanh nghiệp đã rất lỏng lẻo, độ an toàn thấp. Tôi nghĩ, có lẽ nên quy định 2 lần, nó cũng sẽ tạo ra một áp lực không lớn đối với khu vực các ngân hàng cho vay vốn dài hạn; buộc doanh nghiệp phải có một thói quen tích cực, sáng tạo đi ra thị trường vốn, vay vốn bằng cổ phiếu, trái phiếu. Không có một nước nào như nước mình, điều kiện rất thuận lợi nhưng ra thị trường vốn bằng cổ phiếu, trái phiếu, huy động vốn rất ít, cứ nhăm nhăm vào lĩnh vực tín dụng, như vậy rất rủi ro. Tôi đề nghị quy định mức trần chỉ 2 lần là phù hợp.

Về sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài quy định tại khoản 3, Điều 29, theo tôi, còn sơ hở và chưa rõ thẩm quyền. Khoản 3, Điều 29 quy định Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt dự án đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, hiện nay, cơ quan đại diện chủ sở hữu chưa rõ là ai. Nếu từ nay đến năm 2020, chúng ta không có quyết tâm chính trị, xác định rõ cơ quan đại diện chủ sở hữu là một cơ quan chuyên trách thì chắc là tới đây, sẽ thực hiện theo quy định của Nghị định của Chính phủ như hiện nay, tức là, cơ quan đại diện chủ sở hữu vẫn là các bộ, ngành. Như vậy, đầu tư ra nước ngoài sẽ vẫn rất phân tán. Điều này cũng không phù hợp với thẩm quyền quyết định thu, chi ngân sách. Tôi cho rằng, đã dùng vốn nhà nước đầu tư ra nước ngoài thì phải coi đó là một khoản chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước, thẩm quyền phải phù hợp với quyết định của Hiến pháp, cao nhất là QH. Nếu QH ủy quyền thì UBTVQH quyết định, cùng lắm là Thủ tướng Chính phủ chứ không có một cơ quan đại diện nào khác để xem xét đầu tư ra nước ngoài. Phải quy định như vậy mới làm chặt được, mới đúng thẩm quyền, không vi Hiến. Đầu tư ra nước ngoài là dùng tiền của dân để đầu tư thì đúng là chi đầu tư của ngân sách. Đây là vấn đề quy định phải thận trọng hơn, chặt chẽ hơn.

(Theo Đại biểu Nhân dân)