Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 0ac519a1-793c-90a9-5115-acd6d0c0756a.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Kiến nghị của nhân dân không chỉ là “kênh tham khảo”

07/11/2014

Góp ý với Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi), ĐBQH Võ Thị Dung cho rằng các kiến nghị của nhân dân phải mang tính chất bắt buộc giải quyết

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận cho ý kiến đối với dự án Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi). Một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đó là việc quy định vào Luật chức năng giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận cũng như các quy định trong Luật phải đảm bảo nâng cao tính chủ động cũng như vai trò của Mặt trận.

 

Đại biểu Quốc hội Võ Thị Dung, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc TPHCM (Ảnh: Hoàng Long)

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Quốc hội Võ Thị Dung, thành viên đoàn TPHCM, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM cho rằng cần quy định cụ thể vào Luật trách nhiệm của Mặt trận phải thực hiện phản biện nhưng phải có kiến nghị, những kiến nghị của Mặt trận không phải để tham khảo, xem xét mà phải được giải quyết để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người dân.

 

** Thưa bà, Hiến pháp mới đã quy định chức năng giám sát của Mặt trận. Theo bà Dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc (sửa đổi) đã cụ thể hóa vấn đề đó chưa và cần bổ sung thêm những vấn đề gì?

ĐBQH Võ Thị Dung: Theo tôi, dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) đưa ra xin ý kiến Quốc hội kỳ này không còn nhiều vướng mắc, các vấn đề về giám sát phản biện, Ban công tác mặt trận… đều đã rõ. Có một điểm tôi mong muốn chức năng phản biện của Mặt trận cần tập trung vào các văn bản, các chủ trương của Đảng, chứ không chỉ của riêng Nhà nước.

Về vấn đề này, Đoàn Chủ tịch cũng đã có phản hồi cho rằng việc Hiến định và thể chế từ trước đến nay chưa có những văn bản quy phạm pháp luật nào đề cập đến mối quan hệ cũng như quy định phản biện đối với tổ chức Đảng. Vì vậy trong dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc (sửa đổi) lần này chỉ đề cập đến việc giám sát, phản biện đối với cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức chứ không đề cập đến tổ chức Đảng và đảng viên.

Theo quan điểm của tôi, ý kiến của Đoàn Chủ tịch là hợp lý nhưng trong thực tiễn hiện nay, trong điều 4 của Hiến pháp cũng đã quy định tổ chức Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ luật pháp - đây cũng là cơ sở để đưa vào luật những nội dung cụ thể nhằm xác định mối quan hệ và vai trò của Mặt trận giám sát cán bộ đảng viên như thế nào.

Theo tôi nên xem xét vấn đề này bởi hiện nay cán bộ công chức cũng là đảng viên trong khi mối quan hệ của Mặt trận và vai trò của Mặt trận trong hệ thống chính trị với tổ chức Đảng vẫn chưa được thể chế trong luật.

Đã giám sát thì phải đưa ra kiến nghị nhưng cơ chế giải quyết kiến nghị như thế nào thì trong Luật chưa thể hiện được. Lâu nay chúng ta vẫn giám sát, vẫn có kiến nghị nhưng kiến nghị đó vẫn mang tính chất nhân dân chứ không phải của cơ quan quyền lực. Đó chỉ là những giám sát của nhân dân và kiến nghị của nhân dân cho nên những kiến nghị vẫn chỉ là kênh để cơ quan nhà nước tham khảo chứ chưa mang tính chất bắt buộc phải giải quyết.

Luật lần này theo tôi cần có cơ chế về giám sát để trên cơ sở đó có quy định khi các cơ quan tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của Mặt trận phải có chế tài về việc tiếp thu như thế nào và giải quyết ra sao với những kiến nghị đó chứ không phải để tham khảo, để lắng nghe, nghiên cứu chung chung, phải có hướng xử lý rõ ràng.

** Thưa bà, là người làm công tác mặt trận, bà thấy chức năng phản biện cần phải tập trung ra sao trong thời gian tới?

ĐBQH Võ Thị Dung: Vấn đề phản biện xã hội đã được Bộ Chính trị ra quyết định và Hiến pháp mới quy định, nhưng cơ chế để thực hiện phản biện xã hội chưa được thông suốt, chưa rõ ràng. Thực tiễn đó tôi hình dung phản biện sẽ rất khó thực hiện.

Hiện cũng đã có những hoạt động mang tính chất phản biện, có chủ trương chính quyền muốn thực hiện Mặt trận thấy ý kiến của nhân dân chưa đồng tình có kiến nghị đề xuất xem xét lại thì đó cũng là hoạt động mang hình thức phản biện.

Theo tôi, để thực hiện được chức năng phản biện ở mọi cấp phải quy định về phạm vi, cũng như việc phối hợp giữa cơ quan chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị. Thứ nữa, hiện nay quy định về phản biện trong Hiến pháp còn chung chung; quy định của Đảng chỉ phản biện về các văn bản; tức là những chủ trương đó đã hình thành nhưng vẫn trong dự thảo. Khi muốn phản biện Mặt trận phải trao đổi, chính quyền thống nhất thì mới thực hiện phản biện được.

Tôi cho rằng cần phản biện cả những chủ trương chứ không chỉ những văn bản hay những kế hoạch. Trong quá trình tổ chức thực hiện có những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người dân Mặt trận được chọn lựa và chủ trì đề xuất việc đó, chính quyền tạo điều kiện để Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội thực hiện. Như vậy sẽ thuận lợi hơn là Mặt trận đề xuất nội dung rồi chính quyền có đồng ý hay không mới được thực hiện.

Về nguyên tắc, việc giám sát, phản biện phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng nhưng Hiến pháp cũng quy định Mặt trận đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân cho nên trong vấn đề phản biện Luật phải làm sao thể hiện được tinh thần Mặt trận là cơ quan bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân. Mặt trận phải có vai trò chủ trì, chủ động trong giám sát và phản biện; cơ quan chính quyền phối hợp tạo điều kiện để Mặt trận thực hiện hơn là hai cơ quan cùng phải đồng chủ trì một nội dung.

** Là đại biểu Quốc hội, bà thấy những kiến nghị tại các cuộc tiếp xúc cử tri đã được giải quyết đến đâu thông qua chức năng của Mặt trận?

ĐBQH Võ Thị Dung: Tôi thấy một số bộ ngành, các cơ quan chức năng, không phải các cơ quan quyền lực nên không có đủ chế tài để bắt buộc các cơ quan phải thực hiện, nên còn nhiều nơi, kiến nghị của nhân dân khi được Mặt trận gửi đến, một mặt họ trả lời nhưng việc trả lời không phải để tìm cách giải quyết mà để nêu khó khăn hoặc những quy định của pháp luật ràng buộc để thực hiện điều đó. Thứ hai, việc quan tâm để xem xét không đồng đều ở tất cả các bộ ngành, cơ quan chức năng.

** Xin cảm ơn bà./.

(Theo VOV)

Các bài viết khác