Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: c57c20a1-a976-90a9-7816-25d2976f4957.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Tinh thần của Hiến pháp và cải cách tư pháp là tăng cường trách nhiệm, quyền hạn của Tòa án đối với việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án

04/11/2014

Một trong những tư tưởng quan trọng của Hiến pháp và cải cách tư pháp liên quan đến thi hành án dân sự là tăng cường trách nhiệm, quyền hạn của Tòa án đối với thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Với tư cách là cơ quan ra phán quyết và thực hiện quyền tư pháp, kiểm soát hoạt động thi hành án - hoạt động hành pháp - Tòa án có quyền biết được tiến độ và kết quả thi hành bản án, quyết định của mình. Thể hiện sự đồng thuận với nguyên tắc này, nhiều ĐBQH cho rằng việc bổ sung quy định Tòa án ra quyết định hoặc ra lệnh đưa bản án, quyết định của mình ra thi hành thể hiện quyền lực tư pháp của đất nước.

 

ĐBQH Hà Thị Lan (Bắc Giang): Nếu giữ hai cơ chế như quy định của Luật hiện hành thì chưa thực sự đổi mới theo tinh thần của Hiến pháp và chủ trương cải cách tư pháp

Về quy định người được thi hành án phải có đơn yêu cầu thi hành án tại Điều 7, Điều 30 và Điều 31, tôi cho rằng ở cơ quan có thẩm quyền phải chủ động ra quyết định thi hành án mà không quy định đương sự phải có đơn yêu cầu thi hành án như ý kiến của một số đại biểu. Trong trường hợp người được thi hành án có đơn đề nghị không thi hành án, từ bỏ quyền, lợi ích của mình theo bản án quyết định của Tòa án thì cơ quan thi hành án lập biên bản ghi nhận việc đó và đình chỉ thi hành án. Bởi về nguyên tắc bản án quyết định đã có hiệu lực của Tòa án, các cơ quan tổ chức, cá nhân phải đương nhiên thi hành. Việc thi hành án bản quyết định đó để bảo đảm quyền lợi của người được thi hành bản án, bảo đảm công lý được thực hiện một cách đầy đủ cũng như bảo đảm tính khả thi của pháp luật. Nếu giữ hai cơ chế như quy định của Luật hiện hành thì chưa thực sự đổi mới theo tinh thần của Hiến pháp và chủ trương cải cách tư pháp, không đáp ứng được yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính. Trong khi đó, thực tiễn cho thấy quy định hiện hành đã gây khó khăn, phiền hà cho các đương sự, người được thi hành án và không ít trường hợp người được thi hành án không biết hoặc không kịp thời làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án nên đã để quá thời hiệu yêu cầu thi hành án, bị mất quyền được thi hành án. Trong nhiều trường hợp người được thi hành án không đồng tình với bản án và muốn kéo dài thời gian thi hành án nên không làm đơn thi hành án. Thực tế thời gian qua đã cho thấy có những vụ án lớn rất khó khăn trong việc thi hành án, chỉ vì các đơn vị con của công ty không có đơn yêu cầu. Do đó, tôi đề nghị không quy định đương sự phải có đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan có thẩm quyền phải chủ động ra quyết định thi hành án.

ĐBQH Hồ Văn Năm (Đồng Nai): Nên bỏ quy định về đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án

Tôi đánh giá cao về việc tiếp thu và giải trình, chỉnh lý của UBTVQH và của Ban soạn thảo dự án Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi).

Về yêu cầu thi hành án của người được thi hành án tại Điều 7 và các Điều 30, 31 của dự thảo Luật, trước hết, theo tôi nên bỏ đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án, bởi các lý do như sau:

Thứ nhất, về phạm vi và nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự lần này cần tập trung, sửa đổi, bổ sung các vấn đề khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Thi hành án dân sự hiện hành. Đồng thời, cũng phải thực hiện đúng chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về Nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp, đặc biệt là tập trung cải cách các thủ tục hành chính trong hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp, nhằm tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức và các cơ quan tư pháp đối với người dân, giảm bớt các thủ tục hành chính trong hoạt động tư pháp không cần thiết để tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại cho người dân.

Thứ hai, theo quy định tại Điều 106, Hiến pháp năm 2013 và dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) vừa được QH thảo luận và chuẩn bị thông qua tại Kỳ họp này đã xác định: Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành.

Chính vì vậy, Nhà nước đã thành lập ra hệ thống cơ quan thi hành án hình sự và dân sự, để thay mặt Nhà nước bắt buộc các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực thi các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Đó cũng là thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Vậy tại sao chúng ta cứ áp đặt là người được thi hành án phải có đơn yêu cầu thì cơ quan thi hành án mới ra quyết định thi hành, làm phát sinh thêm thủ tục hành chính tư pháp không cần thiết, gây lãng phí và tốn chi phí đi lại cho người dân? Nếu trong quy định của Luật, trong trường hợp người được thi hành án không có đơn yêu cầu thi hành án thì hầu hết các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật thì không được các cơ quan, tổ chức và cá nhân tôn trọng thi hành, vì không được đưa ra thi hành án.

Thứ ba, nếu bỏ đơn yêu cầu thi hành án người được thi hành án như hiện nay, sẽ hạn chế được thời gian kéo dài thi hành án không cần thiết, cũng là nguyên nhân dẫn đến thi hành án tồn đọng như hiện nay. Đồng thời, tránh được tình trạng án xét xử và có hiệu lực của pháp luật trước lại được đưa ra thi hành sau, án xét xử sau và có hiệu lực sau nhưng lại đưa ra thi hành trước, với lý do là không có đơn yêu cầu thi hành án, gây nghi ngờ, bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân và hạn chế được các tình trạng tiêu cực trong công tác thi hành án dân sự như hiện nay.          

ĐBQH Trần Văn Độ (An Giang): Tinh thần quan trọng của Hiến pháp và cải cách tư pháp là tăng cường trách nhiệm, quyền hạn của Tòa án đối với việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án

Tôi cơ bản nhất trí với dự thảo Luật. Tuy nhiên, để dự thảo Luật chất lượng hơn, đồng bộ hơn, thể hiện tinh thần mới của Hiến pháp và cải cách tư pháp, tôi có một số ý kiến. 

Chúng ta đều biết, một trong những tư tưởng quan trọng của Hiến pháp và cải cách tư pháp liên quan đến thi hành án dân sự là tăng cường trách nhiệm, quyền hạn của Tòa án đối với thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Với tư cách là cơ quan ra phán quyết và thực hiện quyền tư pháp, kiểm soát hoạt động thi hành án - hoạt động hành pháp - Tòa án có quyền biết được tiến độ và kết quả thi hành bản án, quyết định của mình. Lý do là vì: một, khi biết được kết quả thi hành án sẽ giúp cho Tòa án khắc phục, sửa chữa kịp thời những sai lầm trong bản án, quyết định của mình để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Hai, Tòa án biết được kết quả thi hành án thì mới giải quyết được những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn về thủ tục kháng nghị và xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hiện nay. Tránh trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân kháng nghị đối với những bản án quyết định đã được thi hành, tự nguyện thi hành. Thực tế lâu nay, vì chưa có mối quan hệ, chưa có trách nhiệm của cơ quan thi hành án, báo cáo với Tòa án về kết quả thi hành án, Tòa án cũng không có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án báo cáo kết quả thi hành án nên rất nhiều vụ án khi kháng nghị thì bản án được có quyết định thi hành, kể cả cưỡng chế hoặc tự nguyện. Thậm chí, có những trường hợp kháng nghị rồi, nhưng trong quá trình kháng nghị người ta lại thi hành rồi hoặc thống nhất người ta tự nguyện thi hành rồi dẫn đến trường hợp Tòa án ra một bản án mới, một quyết định mới là không cần thiết, không hiệu quả. Ba, khi Tòa án biết được kết quả và kết luận thi hành án là cơ sở tốt nhất để Tòa án tổ chức tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động xét xử. Vì thế, tôi cho rằng, dự thảo Luật chỉ quy định quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thông báo kết quả thi hành án và chỉ trong trường hợp cần thiết là chưa đầy đủ. Tôi đề nghị, quy định Tòa án các cấp có quyền yêu cầu các cơ quan thi hành án thông báo tiến độ và kết quả thi hành án đối với mọi bản án, quyết định của tòa án. Quy định như Điều 170 của dự thảo Luật chưa đáp ứng được các yêu cầu khác của cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Đồng thời để bảo đảm tính đồng bộ của luật, đề nghị bổ sung vào các Điều 14, 15, 16 về trách nhiệm cơ quan thi hành án thông báo với các tòa án về tiến độ và kết quả thi hành án. Dự thảo Luật trình QH lần này mới chỉ quy định quyền của Tòa án yêu cầu báo cáo kết quả thi hành án mà không quy định trách nhiệm của cơ quan thi hành án. Điều này sẽ không bảo đảm thực hiện hiệu quả quy định này hoặc dẫn đến những tranh luận không cần thiết trong quá trình thực hiện.

ĐBQH Trịnh Thị Thanh Bình (Bến Tre): Quy định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước tại Điều 61 thể hiện việc thi hành pháp luật không nghiêm, không công bằng…

Tôi thống nhất cao với việc dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự chỉ tập trung giải quyết những vấn đề vướng mắc nhất hiện nay trong công tác thi hành án dân sự. Tôi cũng thấu hiểu và chia sẻ sự khó khăn, lúng túng khi trình bày những điều luật chưa chắc chắn về tính khả thi. Tôi xin tham gia một số ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật.

Một là, miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước tại Điều 61. Tôi không đồng tình với quy định này, bởi vì quy định như vậy thể hiện việc thi hành pháp luật không nghiêm, không công bằng giữa các đối tượng thi hành án, cũng không công bằng đối với những người bị xử phạt hành chính và chưa bảo đảm coi trọng nguồn thu nộp ngân sách. Những đối tượng này là người vi phạm pháp luật, trong quá trình xét xử đối tượng thuộc diện chính sách, đối tượng khó khăn đã được tòa án xem xét miễn, giảm án phí trong bản án, còn các khoản nộp thuộc trách nhiệm pháp lý thì đối tượng phải chấp hành. Khi xem xét trách nhiệm này, tòa án đã phải xác định rất kỹ lưỡng. Nếu chỉ tính thiệt cho đương sự một giá trị rất thấp cũng phải hủy án vì lý do bảo vệ quyền dân sự cho công dân, trong khi điều kiện được miễn, giảm lại không rõ, quá dễ dàng và dễ bị lợi dụng đối với người phải thi hành án và cả cơ quan thi hành án. Đồng thời tăng việc cho tòa án, vì chỉ có tòa án mới có quyền xem xét, giải quyết trường hợp miễn, giảm. Trong khi hiện nay pháp luật tố tụng dân sự đã bỏ thời hiệu trong kiện đòi lại tài sản đối với tổ chức, cá nhân để bảo vệ quyền tài sản tuyệt đối cho công dân. Như vậy, việc bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về tài sản công, tài chính công cũng phải được coi trọng tương xứng.

Hai là, tại Điều 170, đề nghị bổ sung một khoản quy định về quyền hạn của tòa án được từ chối thụ lý vụ án, đình chỉ, giải quyết vụ án khi nguyên đơn là người đang hoặc sẽ phải thi hành một bản án, quyết định khác mà tài sản tranh chấp là tài sản bảo đảm thi hành án. Vì thực tế, hiện nay đang có rất nhiều trường hợp lợi dụng quyền khởi kiện, mượn tay tòa án để giải quyết một vụ án dân sự nhằm tẩu tán tài sản, trốn tránh trách nhiệm thi hành án, kể cả khi đã bị chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng, thay đổi hiện trạng. Theo Điều 69 thì đương sự lại quay ra khởi kiện cơ quan có thẩm quyền về vụ án hành chính do hành vi không làm thủ tục chuyển quyền hay khởi kiện vụ án dân sự; yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng, rồi nhanh chóng thỏa thuận ngay trong bước hòa giải tại tòa án hoặc dù tòa án đã xét xử tuyên hợp đồng này vô hiệu thì khoản tài sản bảo đảm để thi hành án lại phải thanh toán thêm cho một đối tượng khác trong một bản án khác mà thực chất đây là khoản đương sự tìm cách để trốn tránh thi hành án.

(Theo Đại biểu nhân dân)

Các bài viết khác