Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 3dc158a1-89d9-90f0-dd35-dd8db797e13b.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH Phạm Đức Châu - Quảng Trị: Đề nghị chấp hành viên phải xuất trình cả thẻ chấp hành viên và quyết định thi hành án khi tiến hành xác minh

04/11/2014

Tôi xin tập trung phát biểu thẳng vào một số điểm và chủ yếu phát biểu về mặt kỹ thuật.

Đại biểu Quốc hội Phạm Đức Châu - Quảng Trị phát biểu ý kiến

Thứ nhất, về quyền của người được thi hành án ở Điều 7, Điểm 3, Khoản 1 có quy định "người được thi hành án có quyền yêu cầu thi hành án". Nhưng tại Khoản 2, Điều 36 có quy định "ngoài các trường hợp có quy định tại Khoản 1, Điều 36, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án", có nghĩa là buộc người thi hành án phải có đơn yêu cầu thì mới được thi hành án. Như vậy, yêu cầu thi hành án ở đây có thể hiểu là nghĩa vụ chứ không phải là quyền, anh có yêu cầu tôi thì tôi mới thi hành, tức là nghĩa vụ. Như vậy, không phải là quyền như quy định tại Điều 7. Cho nên tôi đề nghị nếu là quyền thì bổ sung quyền được yêu cầu không thi hành án toàn bộ hoặc một phần của người được thi hành án. Vì trong thực tế có những người được thi hành án nhưng sau đó người ta đề nghị không thi hành án, đó là quyền của họ, vì thấy người kia hết khả năng v.v... người ta yêu cầu không thi hành nữa, đó mới là quyền. Quyền ở đây là quyền được yêu cầu không thi hành án, không phải quyền được yêu cầu thi hành án.

Đề nghị thứ hai, xem lại quy định tại Khoản 2, Điều 36, theo hướng nếu không có yêu cầu không thi hành án của người được thi hành án thì đương nhiên cơ quan thi hành án phải tổ chức và ra quyết định thi hành án, không cần có yêu cầu của người thi hành án.

Đề nghị thứ ba, ở Khoản 1, Điều 36, "thủ trưởng cơ quan thi hành án có thẩm quyền phải ra quyết định thi hành án đối với những bản án quyết định theo quy định tại Điều 2 của luật này". Điều 2 quy định rất rõ những quyết định và những bản án phải thi hành, trừ trường hợp người được thi hành án có yêu cầu không thi hành án.

Điều 37a, có bổ sung quyền, nghĩa vụ của người phải thi hành án, có một quy định người thi hành án là thi hành đầy đủ kịp thời bản án quyết định. Tôi nghĩ quy định như vậy không rõ ràng, phải quy định đầy đủ là "người phải thi hành án phải thi hành đầy đủ kịp thời bản án quyết định theo quy định tại Điều 2 của luật này".

Điều 44, có chỗ là 2 Khoản 4, tôi đề nghị về mặt kỹ thuật chỉnh sửa lại. Trong này có quy định chấp hành viên khi tiến hành xác minh phải xuất trình thẻ chấp hành viên. Tôi đề nghị chấp hành viên phải xuất trình cả quyết định thi hành án, không phải chỉ thẻ. Lý do là để người phải thi hành bản án biết bản án quyết định là được quyết định thi hành án hay chưa, chấp hành viên nào được phân công trực tiếp thi hành án thì phải có quyết định thi hành án.

Nội dung thứ tư, về vấn đề thời gian tự nguyện thi hành án. Trong thực tế, chúng ta thấy thời gian tự nguyện thi hành án luật cũ quy định 15 ngày cũng chưa được, bây giờ chúng ta hạ xuống 10 ngày, theo tôi quá ngắn. Từ thi hành án liên quan đến tài sản, nhất là bất động sản thì thời gian này quá ngắn. Tôi đề nghị, nếu được thì quy định tăng thêm là 20 ngày, không phải là 10 ngày, phải cao hơn của luật năm 2008.

Nội dung thứ năm, Điều 48, về hoãn thi hành án. Tôi tham gia điều này, nhưng thực chất đó là tham gia vào các quy định tại Điều 170, Khoản 2. Chúng ta biết trong thực tế hiện nay, việc thi hành án dân sự có khi bị kéo dài, lỗi không phải do cơ quan thi hành án, không phải do người bị thi hành án hay người được thi hành án mà chủ yếu là do các bán án không rõ ràng, không đúng thực tế. Cho nên, buộc phải đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Đợi kháng nghị giám đốc thẩm thì thời hạn theo luật hiện hành có thể lên đến 3 năm, bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật, cho nên gặp khó khăn trong thực tế. Vì vậy mà nhiều bản án không thi hành được trong thực tế là như vậy, mà đợi giám đốc thẩm rất lâu. Nếu chúng ta quy định như trường hợp trong khoản này thì khó thực hiện.

Tôi đề nghị bổ sung vào cuối Điểm d, Khoản 1, Điều 48, tức là Điểm d ghi: Việc thi hành án trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định và tạo điều kiện để cơ quan thi hành án dân sự theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 và Điểm d, Khoản 3, Điều 170. Như vậy có thể được hoãn trường hợp này. Tôi đề nghị thêm một đoạn cuối là: Trường hợp hết thời hạn quy định tại Khoản 2, Điều 170 mà cơ quan thi hành án chưa nhận được văn bản trả lời kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền (ở đây có thể là tòa án cấp trên) thì việc thi hành án đó được tiếp tục hoặc cho đến khi có văn bản trả lời. Văn bản trả lời thời gian rất lâu, nên nếu chưa có văn bản trả lời thì cơ quan thi hành có quyền tiếp tục hoãn. Trong thực tế, nhiều bản án không thể thi hành được, mặc dù hết thời gian tạm hoãn.

Điểm cuối cùng tôi tham gia thêm một ý nữa, mặc dù tôi biết Ủy ban Thường vụ có giải trình luật. Nhưng quan điểm của chúng tôi, luật này sửa 46 điều, bổ sung 3 điều, bỏ 6 điều và 1 điểm trên tổng số 183 điều luật, nhưng khối lượng rất lớn. Theo tôi đề nghĩ, luật này nên gọi là Luật thi hành án dân sự (sửa đổi), chứ không phải là sửa đổi một số điều nữa vì nó rất nhiều.

ĐBQH Phạm Đức Châu - Quảng Trị

Các bài viết khác