Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 2a4166a1-49dd-90f0-dd35-dd15c09a69d8.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Trọng tâm hoạt động của QH là ở các Ủy ban

24/10/2014

Thảo luận về dự án Luật Tổ chức QH (sửa đổi), đa số ĐBQH cho rằng, dự thảo Luật đã tiếp thu và chỉnh lý khá nhiều nội dung, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng một QH xứng tầm là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước. Các ĐBQH cũng cho rằng, việc chuyển trọng tâm hoạt động chuyên sâu của QH về Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban là rất đúng

 

ĐBQH Nguyễn Anh Sơn (Nam Định): Quy định mờ nhạt về ĐBQH chuyên trách là điều rất đáng băn khoăn

Điều 22 dự thảo Luật quy định về tiêu chuẩn của ĐBQH. Đây là điều mới, lần đầu tiên được đưa vào Luật Tổ chức QH. Tôi tán thành quan điểm của UBTVQH cho rằng, cần quy định nội dung này trong luật để làm căn cứ cho cử tri lựa chọn, bầu ĐBQH, làm căn cứ để cử tri đánh giá việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBQH và cũng là căn cứ để mỗi ĐBQH phấn đấu trong suốt thời gian của nhiệm kỳ. Tuy nhiên, các quy định còn chung chung, chưa thật sự nổi bật tiêu chuẩn của ĐBQH có khác gì với tiêu chuẩn của cán bộ công chức Nhà nước, có khác gì với tiêu chuẩn của đại biểu các đoàn thể khác. QH của chúng ta ngày càng đổi mới, trách nhiệm ngày càng nặng nề, đòi hỏi và kỳ vọng của nhân dân đối với QH, với ĐBQH ngày càng cao hơn, cụ thể hơn. ĐBQH không phải chỉ là người đại diện cho nhân dân ở cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất mà còn phải là người có đủ năng lực, trình độ để tham gia thực hiện các nhiệm vụ hết sức quan trọng của QH như lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Do vậy, tiêu chuẩn của ĐBQH phải cụ thể, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình chứ không thể quy định chung chung như dự thảo Luật.

Khoản 3, Điều 22 ghi: Đại biểu có tiêu chuẩn, có đủ năng lực và trình độ - quy định này cần được hiểu như thế nào? Năng lực, trình độ, chuyên môn sâu một lĩnh vực nào đó hay năng lực, trình độ để làm ĐBQH? Theo tôi, người có năng lực, trình độ về chuyên môn sâu cụ thể nào đó rất cao không đồng nghĩa với việc người đó có đủ năng lực, trình độ làm tốt nhiệm vụ, trách nhiệm của một ĐBQH. Năng lực, trình độ, chuyên môn là cơ sở quan trọng để đại biểu có thể làm tốt hơn các nhiệm vụ của mình trong QH. Vì thế, quy định về năng lực, trình độ của ĐBQH phải gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong các điều còn lại của chương này. Khoản 4 quy định về việc ĐBQH liên hệ chặt chẽ với cử tri, lắng nghe ý kiến của cử tri, coi đó là tiêu chuẩn – tôi cho đây là nhiệm vụ của ĐBQH chứ không hẳn là tiêu chuẩn tự có của ĐBQH. Khoản 5 cũng không rõ về điều kiện tham gia các hoạt động của ĐBQH là điều kiện gì, điều kiện về thời gian hay điều kiện về vật chất.

Tôi đề nghị sửa các khoản 3, khoản 4, khoản 5, Điều 22 theo hướng quy định về: năng lực, trình độ, chuyên môn phù hợp với yêu cầu hoạt động của QH và phù hợp với lĩnh vực mà đại biểu là người đại diện, chú trọng năng lực trình độ về pháp luật, về xã hội, khả năng nắm bắt và quyết định những vấn đề thuộc về chính sách vĩ mô, khả năng truyền tải ý kiến, kiến nghị của cử tri, bản lĩnh vững vàng khi thực hiện nhiệm vụ của ĐBQH và có điều kiện về thời gian cũng như về sức khỏe để tham gia vào các hoạt động của QH.

Về ĐBQH chuyên trách, tôi thấy, dự thảo Luật quy định về ĐBQH chuyên trách rất mờ nhạt. Chỉ có 1 quy định về tỷ lệ và một số nội dung về chế độ chính sách. Cho đến nay, tôi chắc chắn rằng, ĐBQH, QH không nghi ngờ gì về những đóng góp tích cực của ĐBQH chuyên trách vào kết quả hoạt động của QH. Nhưng Luật Tổ chức QH không có một điều riêng về ĐBQH chuyên trách cũng là một điều rất đáng băn khoăn. Tôi đề nghị, trong Luật nên có một quy định về ĐBQH chuyên trách và sau này về chế độ, chính sách, địa vị pháp lý như thế nào thì UBTVQH sẽ có quy định riêng cho phù hợp. Hiện nay, ĐBQH chuyên trách, nhất là ĐBQH chuyên trách ở địa phương không xác định được mình ở vị trí như thế nào ở địa phương nên hoạt động cũng khó khăn.

ĐBQH Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh): ĐBQH chuyên trách - đừng chọn người chỉ tay năm ngón

Về ĐBQH chuyên trách, việc tăng dần tỷ lệ ĐBQH chuyên trách là cần thiết nhằm góp phần tăng tính chuyên nghiệp của QH. ĐBQH chuyên trách đòi hỏi phải có một số phẩm chất khác với ĐBQH kiêm nhiệm. Do đó, phải xác định rõ các tiêu chuẩn của ĐBQH chuyên trách. Theo tôi, tiêu chuẩn đó là: phải có trình độ, năng lực cao, ngoài tố chất bẩm sinh, được đào tạo bài bản thì dứt khoát, ĐBQH chuyên trách phải là người từng trải qua thực tiễn, phải tinh thông về nghiệp vụ, về lĩnh vực được dự kiến đưa về làm chuyên trách. Ví dụ trong lĩnh vực tư pháp thì ĐBQH chuyên trách phải biết đọc hồ sơ, biết được oan sai, xét báo cáo phải biết chỗ nào là ngụy biện, chỗ nào là thực chất, phải phát hiện được nếu không thì chất lượng thẩm tra và giám sát sẽ rất hạn chế. Tôi cho rằng, khi lựa chọn người làm ĐBQH chuyên trách phải căn cứ vào năng lực và những tố chất như vậy,  ít nhất cũng phải là chuyên viên cao cấp và có 15 năm làm việc thực tiễn về lĩnh vực đó thì mới làm được. Đừng chọn người có chức vụ, vì người có chức vụ thường chỉ tay năm ngón, khi bắt tay vào soạn thảo văn bản hoặc tham mưu, sáng kiến rất khó, trừ những trường hợp đặc biệt người ta trưởng thành từ chuyên viên, từ thực tiễn hoạt động. Cho nên, ngoài quy định về tiêu chuẩn chung của ĐBQH, Luật Tổ chức QH cần quy định thêm những tiêu chuẩn của ĐBQH chuyên trách. Cụ thể là: ĐBQH chuyên trách ít nhất phải là chuyên viên cao cấp, cộng 15 năm hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực dự kiến được phân công; có khả năng đề xuất chính sách pháp luật; có kỹ năng soạn thảo văn bản; có kỹ năng giám sát, phản biện, tư duy độc lập; thậm chí phải quy định thêm, riêng đối với ĐBQH chuyên trách mỗi Kỳ họp phải phát biểu trước Hội trường một lần. Cứ ngồi im, không phát biểu gì thì cũng không biết ông có nhả tơ không, có dám làm, dám chịu trách nhiệm không? - rất khó đánh giá. Tôi đề nghị cụ thể hóa như thế trong Luật này để tới đây, sửa đổi Luật Bầu cử ĐBQH và trong bầu cử ĐBQH chúng ta cũng nhìn vào tiêu chuẩn của Luật Tổ chức QH để bầu.

ĐBQH Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh): Chuyển trọng tâm hoạt động chuyên sâu của QH về Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban

Tôi đánh giá cao Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tổ chức QH (sửa đổi) và dự thảo Luật trình QH tại Kỳ họp này. Tôi tin tưởng rằng, với Hiến pháp mới và Luật Tổ chức QH mới, chúng ta sẽ xây dựng được một QH đúng tầm, hoạt động có chất lượng và hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, tôi đề nghị thêm một số nội dung. Cụ thể là, cần thay đổi tư duy về ĐBQH. Quy định vai trò, vị trí của ĐBQH là hoạch định chính sách, không phải được tuyển chọn và làm việc theo chế độ công chức. ĐBQH thảo luận và quyết định các vấn đề ở tầm chính sách, không nên yêu cầu ĐBQH rà soát kỹ thuật văn bản. Cụ thể không nên quy định nhiệm vụ của các ĐBQH, trong đó là các thành viên của Ủy ban Pháp luật phải bảo đảm kỹ thuật lập pháp đối với các dự án luật khi trình QH. Chúng ta thành lập một Ban Thư ký của QH, có Tổng thư ký và có các chuyên gia kỹ thuật, không nên bắt các ĐBQH rà soát về kỹ thuật.

Về các cơ quan của QH tại Điều 67, đề nghị bổ sung quy định QH quyết định việc thành lập các ủy ban khác khi xét thấy cần thiết ngoài 9 Ủy ban hiện nay và Ủy ban lâm thời. Căn cứ của quy định này là Điều 76 của Hiến pháp. Điều 76 của Hiến pháp cho phép QH không chỉ quy định mà có thể quyết định thành lập các Ủy ban khi xét thấy cần thiết. Tôi cũng đề nghị, cần chuyển trọng tâm hoạt động chuyên sâu của QH về Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban. Có thể quy định dự án luật và các dự án khác nếu không được Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban thông qua thì không trình UBTVQH, do đó cũng không trình QH.

ĐBQH Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước): Cơ quan của QH phải phối hợp và chịu trách nhiệm giám sát việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật

Trong 15 nhiệm vụ và quyền hạn của QH được quy định tại Điều 70, Hiến pháp năm 2013 thì nhiệm vụ đầu tiên là làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật. Đây là nhiệm vụ đặc biệt, đặc thù của QH với tư cách là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân cả nước, thể hiện rõ nhất quan điểm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Vừa qua, QH đã có cố gắng rất lớn trong công tác lập pháp, từng bước góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Tuy nhiên, tình trạng nợ đọng các văn bản hướng dẫn đã tồn tại khá lâu, khá phổ biến, đã trở thành căn bệnh khó chữa, làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả của các văn bản luật. Mặt khác, tính hợp hiến, hợp pháp và tính khả thi của các văn bản hướng dẫn cũng là vấn đề rất đáng quan tâm. Hiệu lực của pháp luật chưa nghiêm, tuổi thọ của các văn bản luật còn ngắn... luôn là những trăn trở của xã hội. Vì thế, tôi đề nghị, việc sửa đổi Luật Tổ chức QH lần này phải khắc phục tình trạng trên bằng cách: phải xác định thật đầy đủ, rõ ràng, cụ thể quyền hạn, nhiệm vụ của QH, các cơ quan của QH, từng ĐBQH trong công tác xây dựng luật và sửa đổi luật. Tuy dự thảo Luật trình QH lần này đã có nhiều điều cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp, nhưng vẫn chưa có sự đổi mới cần thiết, chưa cụ thể và chưa đủ để khắc phục được tình trạng trên. Nhiệm vụ làm luật của QH không chỉ dừng ở việc thông qua văn bản luật tại kỳ họp mà chính QH phải có trách nhiệm đến cùng, khi luật thực thi được trong đời sống. Những nội dung chưa được quy định và chưa có đủ điều kiện quy định trong luật mà QH giao cho Chính phủ quy định thì QH vẫn phải có trách nhiệm tới cùng về tính kịp thời, tính hợp hiến, hợp pháp và tính khả thi của văn bản hướng dẫn. Phải coi đó là trách nhiệm chính trị của QH và của từng ĐBQH trước cử tri và nhân dân. Tôi cho rằng, Chính phủ thực hiện nhiệm vụ ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật là thực hiện nhiệm vụ với tư cách là cơ quan được QH ủy nhiệm chứ không phải là thực hiện chức năng hành pháp. Vì vậy, sau khi thực hiện nhiệm vụ này, Chính phủ phải báo cáo QH về kết quả thực hiện và chịu trách nhiệm trước QH về kết quả đó.

Từ quan điểm trên, nhiệm vụ của UBTVQH, nhiệm vụ của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH cũng phải được bổ sung để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ của QH. Cụ thể, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban có nhiệm vụ: phối hợp và chịu trách nhiệm giám sát việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật cả về số lượng văn bản, tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ và tính khả thi của văn bản hướng dẫn; báo cáo với QH tại phiên họp gần nhất về tình hình triển khai các văn bản luật đã có hiệu lực trong thời gian giữa hai kỳ hợp với tinh thần Ủy ban nào thẩm định dự án luật nào thì tiếp tục chịu trách nhiệm trước QH về những văn bản hướng dẫn thực hiện luật đó. Với UBTVQH, đề nghị bổ sung nhiệm vụ về phân công, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ trên.

ĐBQH Phạm Đức Châu (Quảng Trị): Nhận định Đoàn ĐBQH mạnh sẽ làm mất tính độc lập của ĐBQH là rất mơ hồ

Về vị trí của Đoàn ĐBQH. Dự thảo Luật quy định, Đoàn ĐBQH tổ chức để các ĐBQH trong Đoàn hoạt động giám sát. Rất nhiều ĐBQH đã phân tích điều này. Theo tôi, quy định này không rõ, không biết hoạt động giám sát này là của Đoàn ĐBQH hay của Đoàn giám sát trong đó có các ĐBQH của Đoàn ĐBQH tham gia, hay là giám sát với tư cách cá nhân ĐBQH? Tôi đề nghị thiết kế lại quy định này theo hướng: Đoàn ĐBQH tổ chức đoàn giám sát, tổ chức giám sát, thực hiện nhiệm vụ giám sát và tổ chức để các ĐBQH giám sát. Quy định cả hai nhiệm vụ như vậy thì sẽ rõ hơn. Vì thực tế, Đoàn ĐBQH giám sát rất nhiều.

Một vấn đề quan trọng nữa là, địa vị pháp lý của Đoàn ĐBQH như thế nào? Trong thực tiễn hoạt động, có lẽ chỉ có Đoàn ĐBQH không có địa vị pháp lý rõ ràng, không phải cơ quan ở địa phương nhưng vẫn có Văn phòng phục vụ, giúp việc. Điều này có phù hợp với quy định của pháp luật nước ta không? Nếu Đoàn ĐBQH tổ chức theo kiểu nhận biết trong luật thôi chứ không được quy định địa vị pháp lý rõ ràng thì theo tôi, Văn phòng Đoàn ĐBQH cũng không có địa vị pháp lý rõ ràng. Hay sau này, UBTVQH quy định về quy chế hoạt động của Văn phòng Đoàn ĐBQH thì không biết địa vị pháp lý của Văn phòng này có tương đương với một sở ở địa phương hay không?

Trong khi đó, trong thực tiễn hoạt động tại địa phương, vai trò của Đoàn ĐBQH đã quá rõ. Nếu có ý kiến nào đó nói rằng, việc nâng cao chất lượng hoạt động, xác định rõ vị trí pháp lý của Đoàn ĐBQH sẽ làm mất tính độc lập của ĐBQH thì tôi cho rằng, nhận định này cần phải xem xét lại. Thực tế cho thấy, ít có ĐBQH nào hoạt động một cách độc lập, kể cả giám sát, tiếp xúc cử tri, giải quyết khiếu nại, tố cáo - hầu hết đều qua Đoàn ĐBQH. Đoàn ĐBQH hoạt động càng thường xuyên, càng mạnh thì càng hỗ trợ, bổ sung cho hoạt động của các ĐBQH. Hoạt động của Đoàn ĐQBH càng tốt thì ĐBQH càng có điều kiện để hoạt động và càng khẳng định được mình trong tập thể, trong các ĐBQH ở địa phương. Đoàn càng mạnh thì ĐBQH càng có điều kiện hoạt động tốt hơn. Không phải là Đoàn ĐBQH mạnh thì ĐBQH mất tính độc lập. Ai nhận định như vậy, tôi cho là rất mơ hồ. Tôi đề nghị, Đoàn ĐBQH cần có một địa vị pháp lý rõ ràng hơn.

(Theo Đại biểu Nhân dân)