Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 477950a1-f934-90f0-dd35-d1a6b9f4f43a.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH Nguyễn Hữu Đức - Đồng Tháp: Cần có ít nhất một đại biểu chuyên trách ở địa phương

23/10/2014

Tôi cơ bản thống nhất bản Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Để góp ý vào chi tiết dự thảo tôi xin có một số ý kiến như sau.

Đại biểu Quốc hội Tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Hữu Đức phát biểu ý kiến

Thứ nhất, tại Khoản 2, Điều 24 quy định đại biểu Quốc hội không chuyên trách phải dành ít nhất 1/3 thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội. Đồng thời Khoản 1, Điều 42 quy định thời gian dành cho việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội được tính vào thời gian làm việc của đại biểu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mà đại biểu làm việc. Để đảm bảo chất lượng, hiệu quả cũng như thời gian hoạt động của đại biểu Quốc hội không chuyên trách cũng như tính đồng bộ của dự thảo, tôi đề nghị Ban soạn thảo cần bổ sung vào Khoản 3, Điều 43 của dự thảo là "ngoài trách nhiệm của trưởng đoàn đại biểu Quốc hội là chỉ đạo tổ chức các hoạt động của đoàn thì hàng năm phải có nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của các đại biểu Quốc hội trong đoàn", đây là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị mà đại biểu Quốc hội đang công tác làm căn cứ đánh giá cũng như nhận xét, đánh giá cán bộ cuối năm. Có một thực tế là cán bộ, công chức khi tham gia hoạt động dân cử luôn xem thời gian tham gia công tác chuyên môn tại đơn vị là chính để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ mà xem nhẹ việc tham gia các hoạt động dân cử.

Thứ hai, dự thảo quy định nhiều quyền và trách nhiệm của đại biểu Quốc hội tại Chương II. Theo tôi cần quy định cụ thể hơn, có tính ràng buộc trách nhiệm tham gia các hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội mà đại biểu là thành viên tại Khoản 2, Điều 26 dự thảo. Điều này cũng sẽ tương thích với Khoản 2, Điều 24 và Khoản 1, Điều 42 mà tôi đã trình bày ở phần trên. Mặt khác, cần bổ sung thêm quyền đại biểu Quốc hội từ chối tham gia làm thành viên của các ủy ban cũng như Hội đồng dân tộc. Có một thực tế là theo quy định thì các đại biểu đăng ký tham gia các Ủy ban hoặc Hội đồng Dân tộc, nhưng ở trên tính toán như thế nào đó thì đưa về một số thành viên của các ủy ban mà không đúng theo chức năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đăng ký từ đầu thì tôi đề nghị phải có quyền từ chối tham gia thành viên của các ủy ban cũng như Hội đồng dân tộc.

Vấn đề thứ ba, đối với số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách được quy định ít nhất là 35% tổng số đại biểu Quốc hội được quy định ở Khoản 2, Điều 23, tôi thống nhất cao với Ban soạn thảo. Nhưng riêng đại biểu chuyên trách tại các địa phương cần phải quy định rõ là ít nhất 1 đại biểu chuyên trách để nhằm tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo các hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội ở tại địa phương. Từ đó tạo sự linh hoạt hơn trong cơ cấu giữa đại biểu Trung ương với đại biểu địa phương, giữa số lượng của các đại biểu Quốc hội trong đoàn, giữa đại biểu Trung ương và chuyên trách, không chuyên trách ứng cử ở tại địa phương.

Vấn đề cuối cùng, tâm tư của đại biểu chuyên trách, tôi thấy nếu trong luật chưa có quy định cụ thể được thì cũng phải cần có một văn bản hay nghị quyết thế nào để cụ thể hóa vị thế chính trị của đại biểu chuyên trách ở địa phương. Vấn đề này xảy ra từ trước tới nay, đại biểu chuyên trách sinh hoạt về phía Đảng hay tổ chức đánh giá nhận xét cán bộ cuối năm thì không được tham gia vào trong Đảng đoàn. Ở địa phương thường là Đảng đoàn không phải Hội đồng nhân dân tự kiểm nhận xét, đánh giá. Trong Đảng đoàn nhận xét đánh giá, mình không tham gia được vấn đề gì, đây cũng là một vấn đề hết sức thiệt thòi. Người ta góp ý mình được nhưng mình có giải trình lại thì không được. Cần phải có một cơ chế, một thể chế như thế nào đó để quy định đảm bảo vị thế chính trị của đại biểu chuyên trách ở địa phương. Đó là một số ý kiến tôi xin góp ý. Cảm ơn Quốc hội.

Cổng Thông tin điện tử