THẢO LUẬN TẠI TỔ 15: CẦN TĂNG TỶ LỆ ĐBQH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN TRÁCH QUA CÁC NHIỆM KỲ

29/10/2019 15:52

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, sáng ngày 29/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Tổ số 15 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai, tỉnh Nam Định và tỉnh Đồng Nai.

Toàn cảnh phiên thảo luận

Theo Tờ trình của Chính phủ, Luật Tổ chức Quốc hội được ban hành năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước ta. Sau hơn 03 năm thi hành Luật Tổ chức Quốc hội cho thấy, về cơ bản nhiều quy định của Luật đã đem lại những kết quả tích cực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội trong các lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện Luật, cũng đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập cần sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội trong Tổ cơ bản tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 để nhằm kịp thời thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết số 56/2017/QH14 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đồng thời khắc phục một số vướng mắc, bất cập trong quá trình thi hành luật thời gian qua.

Các đại biểu đánh giá, nội dung của dự thảo Luật cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật; tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.  

Đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến

Quan tâm đến quy định về tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách (Điều 23), đại biếu Quốc hội Dương Trung Quốc- Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cho rằng, việc sửa luật lần này là cần thiết. Tuy nhiên, quy định về tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách còn rụt rè và chưa thực sự rõ ràng. Do vậy. đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu làm sao để để tăng cường tỷ lệ đại biểu  Quốc hội hoạt động chuyên trách hơn nữa, bởi yếu tố này rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng lập pháp. Ví dụ trường hợp thảo luận về Bộ luật Lao động (sửa đổi), đại biểu cho rằng, đây là một dự án Bộ luật lớn và cực kỳ quan trọng, nhưng rất nhiều đại biểu mới đang góp ý dựa trên cảm nhận xã hội và tính xã hội, chứ chưa phải góc nhìn từ một nhà nghiên cứu, một chuyên gia trong lĩnh vực lao động. Đại biểu cho rằng, thậm chí có thể giảm bớt số lượng đại biểu Quốc hội đi cũng được nhưng cần phải tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách nữa lên, để có một bộ máy Quốc hội hoạt động ngày càng chuyên nghiệp cao, sánh kịp các quốc gia khác trên thế giới.

Cũng góp ý về nội dung này, đại biểu Quốc hội Mai Thị Phương Hoa – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định cho rằng, quy định về tỷ lệ đại biểu  Quốc hội hoạt động chuyên trách trong dự thảo Luật hiện đang quy định khá là mở và đầy đủ với mức trần tối thiểu 35% và không giới hạn tối đa. Trong thời gian tới, cần phải ngày càng tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách qua các nhiệm kỳ; phấn đấu tiến tới 100% các đại biểu Quốc hội đều là các đại biểu Quốc hội chuyên trách, toàn tâm toàn ý lo cho các công việc của Quốc hội. Đây là cũng là kỳ vọng của rất nhiều đại biểu Quốc hội.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, việc này không đơn giản, dễ dàng vì các đại biểu Quốc hội ở Trung ương đa phần đều đang có các nhiệm vụ quan trọng ở các bộ, ngành. Do vậy, khi sửa Luật phải có lộ trình, theo hướng mở, linh hoạt./.

Thu Phương- Nghĩa Đức

 

THẢO LUẬN TẠI TỔ 15: CẦN TĂNG TỶ LỆ ĐBQH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN TRÁCH QUA CÁC NHIỆM KỲ

29/10/2019 15:52

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, sáng ngày 29/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Tổ số 15 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai, tỉnh Nam Định và tỉnh Đồng Nai.

Toàn cảnh phiên thảo luận

Theo Tờ trình của Chính phủ, Luật Tổ chức Quốc hội được ban hành năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước ta. Sau hơn 03 năm thi hành Luật Tổ chức Quốc hội cho thấy, về cơ bản nhiều quy định của Luật đã đem lại những kết quả tích cực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội trong các lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện Luật, cũng đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập cần sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội trong Tổ cơ bản tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 để nhằm kịp thời thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết số 56/2017/QH14 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đồng thời khắc phục một số vướng mắc, bất cập trong quá trình thi hành luật thời gian qua.

Các đại biểu đánh giá, nội dung của dự thảo Luật cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật; tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.  

Đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến

Quan tâm đến quy định về tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách (Điều 23), đại biếu Quốc hội Dương Trung Quốc- Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cho rằng, việc sửa luật lần này là cần thiết. Tuy nhiên, quy định về tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách còn rụt rè và chưa thực sự rõ ràng. Do vậy. đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu làm sao để để tăng cường tỷ lệ đại biểu  Quốc hội hoạt động chuyên trách hơn nữa, bởi yếu tố này rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng lập pháp. Ví dụ trường hợp thảo luận về Bộ luật Lao động (sửa đổi), đại biểu cho rằng, đây là một dự án Bộ luật lớn và cực kỳ quan trọng, nhưng rất nhiều đại biểu mới đang góp ý dựa trên cảm nhận xã hội và tính xã hội, chứ chưa phải góc nhìn từ một nhà nghiên cứu, một chuyên gia trong lĩnh vực lao động. Đại biểu cho rằng, thậm chí có thể giảm bớt số lượng đại biểu Quốc hội đi cũng được nhưng cần phải tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách nữa lên, để có một bộ máy Quốc hội hoạt động ngày càng chuyên nghiệp cao, sánh kịp các quốc gia khác trên thế giới.

Cũng góp ý về nội dung này, đại biểu Quốc hội Mai Thị Phương Hoa – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định cho rằng, quy định về tỷ lệ đại biểu  Quốc hội hoạt động chuyên trách trong dự thảo Luật hiện đang quy định khá là mở và đầy đủ với mức trần tối thiểu 35% và không giới hạn tối đa. Trong thời gian tới, cần phải ngày càng tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách qua các nhiệm kỳ; phấn đấu tiến tới 100% các đại biểu Quốc hội đều là các đại biểu Quốc hội chuyên trách, toàn tâm toàn ý lo cho các công việc của Quốc hội. Đây là cũng là kỳ vọng của rất nhiều đại biểu Quốc hội.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, việc này không đơn giản, dễ dàng vì các đại biểu Quốc hội ở Trung ương đa phần đều đang có các nhiệm vụ quan trọng ở các bộ, ngành. Do vậy, khi sửa Luật phải có lộ trình, theo hướng mở, linh hoạt./.

Thu Phương- Nghĩa Đức

Other news
 

THẢO LUẬN TẠI TỔ 15: CẦN TĂNG TỶ LỆ ĐBQH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN TRÁCH QUA CÁC NHIỆM KỲ

29/10/2019 15:52

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, sáng ngày 29/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Tổ số 15 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai, tỉnh Nam Định và tỉnh Đồng Nai.

Toàn cảnh phiên thảo luận

Theo Tờ trình của Chính phủ, Luật Tổ chức Quốc hội được ban hành năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước ta. Sau hơn 03 năm thi hành Luật Tổ chức Quốc hội cho thấy, về cơ bản nhiều quy định của Luật đã đem lại những kết quả tích cực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội trong các lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện Luật, cũng đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập cần sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội trong Tổ cơ bản tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 để nhằm kịp thời thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết số 56/2017/QH14 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đồng thời khắc phục một số vướng mắc, bất cập trong quá trình thi hành luật thời gian qua.

Các đại biểu đánh giá, nội dung của dự thảo Luật cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật; tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.  

Đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến

Quan tâm đến quy định về tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách (Điều 23), đại biếu Quốc hội Dương Trung Quốc- Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cho rằng, việc sửa luật lần này là cần thiết. Tuy nhiên, quy định về tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách còn rụt rè và chưa thực sự rõ ràng. Do vậy. đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu làm sao để để tăng cường tỷ lệ đại biểu  Quốc hội hoạt động chuyên trách hơn nữa, bởi yếu tố này rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng lập pháp. Ví dụ trường hợp thảo luận về Bộ luật Lao động (sửa đổi), đại biểu cho rằng, đây là một dự án Bộ luật lớn và cực kỳ quan trọng, nhưng rất nhiều đại biểu mới đang góp ý dựa trên cảm nhận xã hội và tính xã hội, chứ chưa phải góc nhìn từ một nhà nghiên cứu, một chuyên gia trong lĩnh vực lao động. Đại biểu cho rằng, thậm chí có thể giảm bớt số lượng đại biểu Quốc hội đi cũng được nhưng cần phải tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách nữa lên, để có một bộ máy Quốc hội hoạt động ngày càng chuyên nghiệp cao, sánh kịp các quốc gia khác trên thế giới.

Cũng góp ý về nội dung này, đại biểu Quốc hội Mai Thị Phương Hoa – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định cho rằng, quy định về tỷ lệ đại biểu  Quốc hội hoạt động chuyên trách trong dự thảo Luật hiện đang quy định khá là mở và đầy đủ với mức trần tối thiểu 35% và không giới hạn tối đa. Trong thời gian tới, cần phải ngày càng tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách qua các nhiệm kỳ; phấn đấu tiến tới 100% các đại biểu Quốc hội đều là các đại biểu Quốc hội chuyên trách, toàn tâm toàn ý lo cho các công việc của Quốc hội. Đây là cũng là kỳ vọng của rất nhiều đại biểu Quốc hội.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, việc này không đơn giản, dễ dàng vì các đại biểu Quốc hội ở Trung ương đa phần đều đang có các nhiệm vụ quan trọng ở các bộ, ngành. Do vậy, khi sửa Luật phải có lộ trình, theo hướng mở, linh hoạt./.

Thu Phương- Nghĩa Đức

 

THẢO LUẬN TẠI TỔ 15: CẦN TĂNG TỶ LỆ ĐBQH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN TRÁCH QUA CÁC NHIỆM KỲ

29/10/2019 15:52

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, sáng ngày 29/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Tổ số 15 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai, tỉnh Nam Định và tỉnh Đồng Nai.

Toàn cảnh phiên thảo luận

Theo Tờ trình của Chính phủ, Luật Tổ chức Quốc hội được ban hành năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước ta. Sau hơn 03 năm thi hành Luật Tổ chức Quốc hội cho thấy, về cơ bản nhiều quy định của Luật đã đem lại những kết quả tích cực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội trong các lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện Luật, cũng đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập cần sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội trong Tổ cơ bản tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 để nhằm kịp thời thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết số 56/2017/QH14 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đồng thời khắc phục một số vướng mắc, bất cập trong quá trình thi hành luật thời gian qua.

Các đại biểu đánh giá, nội dung của dự thảo Luật cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật; tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.  

Đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến

Quan tâm đến quy định về tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách (Điều 23), đại biếu Quốc hội Dương Trung Quốc- Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cho rằng, việc sửa luật lần này là cần thiết. Tuy nhiên, quy định về tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách còn rụt rè và chưa thực sự rõ ràng. Do vậy. đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu làm sao để để tăng cường tỷ lệ đại biểu  Quốc hội hoạt động chuyên trách hơn nữa, bởi yếu tố này rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng lập pháp. Ví dụ trường hợp thảo luận về Bộ luật Lao động (sửa đổi), đại biểu cho rằng, đây là một dự án Bộ luật lớn và cực kỳ quan trọng, nhưng rất nhiều đại biểu mới đang góp ý dựa trên cảm nhận xã hội và tính xã hội, chứ chưa phải góc nhìn từ một nhà nghiên cứu, một chuyên gia trong lĩnh vực lao động. Đại biểu cho rằng, thậm chí có thể giảm bớt số lượng đại biểu Quốc hội đi cũng được nhưng cần phải tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách nữa lên, để có một bộ máy Quốc hội hoạt động ngày càng chuyên nghiệp cao, sánh kịp các quốc gia khác trên thế giới.

Cũng góp ý về nội dung này, đại biểu Quốc hội Mai Thị Phương Hoa – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định cho rằng, quy định về tỷ lệ đại biểu  Quốc hội hoạt động chuyên trách trong dự thảo Luật hiện đang quy định khá là mở và đầy đủ với mức trần tối thiểu 35% và không giới hạn tối đa. Trong thời gian tới, cần phải ngày càng tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách qua các nhiệm kỳ; phấn đấu tiến tới 100% các đại biểu Quốc hội đều là các đại biểu Quốc hội chuyên trách, toàn tâm toàn ý lo cho các công việc của Quốc hội. Đây là cũng là kỳ vọng của rất nhiều đại biểu Quốc hội.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, việc này không đơn giản, dễ dàng vì các đại biểu Quốc hội ở Trung ương đa phần đều đang có các nhiệm vụ quan trọng ở các bộ, ngành. Do vậy, khi sửa Luật phải có lộ trình, theo hướng mở, linh hoạt./.

Thu Phương- Nghĩa Đức