Thảo luận tại phiên họp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định cần thiết ban hành Nghị định của Chính phủ để nội luật hóa Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh hải quan, phù hợp với điều ước quốc tế đã được ký kết. Nghị định ban hành phải bảo đảm nguyên tắc như Kết luận Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 12 là “không áp dụng toàn bộ Nghị định thư 7 mà nội luật hóa vào quy định pháp luật Việt Nam, bảo đảm chủ quyền, quyền lợi quốc gia, quyền lợi của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam.
Đối với 2 nội dung Chính phủ xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ chế bảo lãnh, cơ chế đặt cọc và doanh nghiệp được ưu tiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về mặt nguyên tắc, song đề nghị Chính phủ rà lại thẩm quyền quyết định, phê chuẩn điều ước quốc tế thuộc Quốc hội hay Ủy ban Thường vụ Quốc hội...
Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên họp:
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh hải quan
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành nội dung làm việc
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Tờ trình dự thảo Nghị định quy định thủ tục hải quan kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá quá cảnh qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư số 7 về Hệ thống quá cảnh hải quan
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo tóm tắt thẩm tra dự định Nghị định quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN và thực hiện Nghị định thư số 7 về Hệ thống quá cảnh hải quan
Nhất trí việc ban hành Nghị định, tuy nhiên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng đề nghị Chính phủ báo cáo rõ thời điểm hiệu lực của Nghị định thư 7, trên cơ sở đó quy định rõ hiệu lực thi hành của dự thảo Nghị định để đảm bảo thời điểm Nghị định thư 7 có hiệu lực, phù hợp với thời điểm Nghị định thư 2 có hiệu lực
Tại phiên họp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định cần thiết ban hành Nghị định của Chính phủ để nội luật hóa Nghị định thư 7, phù hợp với điều ước quốc tế đã được ký kết
Đối với 2 nội dung Chính phủ xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ chế bảo lãnh, cơ chế đặt cọc và doanh nghiệp được ưu tiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về mặt nguyên tắc, song đề nghị Chính phủ rà lại thẩm quyền quyết định, phê chuẩn điều ước quốc tế thuộc Quốc hội hay Ủy ban Thường vụ Quốc hội...
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu tại phiên họp
Kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị, trên cơ sở những ý kiến của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cần tiếp thu, chịu trách nhiệm hướng dẫn và bảo đảm nguyên tắc như đã nêu là chủ quyền, quyền lợi của nhà nước, quyền lợi của tổ chức, cá nhân, tránh gây thiệt hại cho phía Việt Nam
Cũng trong sáng ngày 17/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý tiền thuế nợ đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.